Con đường đến vô cùng

04:31 CH @ Chủ Nhật - 28 Tháng Mười Hai, 2008

Không phải đường quốc lộ mà là đường đời, cuộc sống của chúng ta. Chính vì thế nên ai cũng muốn con đường trần gian của tranh kéo mãi đến vô cùng, càng dài càng tốt, nhưng mọi cố gắng vẫn vô vọng. Trước kia biết bao vua chúa ham hố tìm thuốc trường sinh đều thất bại, giờ đây chúng ta càng lo lắng kéo dài con đường sống ra, thậm chí phải vượt chướng ngại vật sống vì các loại bệnh tật nan y, vượt hiểm độc tràn lan nhưng khoa học vẫn chưa tìm ra thuốc chữa trị. Tóm lại chân lý hiển nhiên là con đường của ta có điểm dừng, bến đỗ, điều duy nhất cần suy nghĩ xem chúng ta đi trên con đường ấy như thế nào cho đúng đắn?

Đã có rất nhiều định nghĩa về cuộc sống, thiết nghĩ đơn giản nhất như: Chúng ta đến và chúng ta khóc - đó là cuộc sống/ Chúng ta đi và chúng ta ngáp dài - đó là cái chết! Nếu khái quát lại và phân tích cụ thể thì sống có bao nhiêu phong cách, lối sống thì chết cũng có bấy nhiêu kiểu, cách chết. Tuy nhiên, do tế nhị chẳng nên kể cách sống ra làm gì và cũng vì ý tứ chỉ nên bàn luận dăm ba câu về cách mô tả, điểm cuối cùng của con đường sống. Người ta chia ra nhiều cách gọi, lý giải, đặt tên cho cái chết mà trong đó chủ yếu lồng thêm ý chủ quan của mình vào cho văn vẻ. Ví như người tu hành nói về cái chết là: Đến cõi Niết bàn, về với Phật Tổ, đi chầu Phật, về cõi cực lạc, đầu thai kiếp khác, thoát khỏi bể khổ trần gian, siêu thoát, Người theo đạo lại coi cái chết là về với Chúa trời, lên thiên đàng gõ cửa thánh Pêro, Chúa đã từ bi dang rộng tay đón, văn hiếu lại thê lương và buồn thảm hơn với những cụm từ khuất núi, khuất bóng, đi gặp tổ tiên các cụ, quy tiên, về nơi chín suối, xuống suối vàng, vĩnh biệt ngàn thu. Đối với những cái chết bất ngờ oan ức để lại tiếc thương vì: Lá vàng còn ở trên cây, lá xanh đã rụng rơi đầy đường xuân, thường có cảm thán là ngờ đâu âm dương cách biệt đôi đường, đứt dây hồng trần, sinh tử biệt ly, nửa đường đứt gánh, nhắm mắt xuôi tay, dang dở chí lớn, chưa kịp làm tròn chữ hiếu. Còn ngôn từ xã hội của cái chết thì đa dạng và phong phú vô cùng: Hy sinh, tắt nghỉ, đi Văn Điển, Thanh Tước, chầu trời, toi mạng, đi đứt, xong phim, lên nóc tủ, thiệt mạng, yểu mệnh, gặp Diêm Vương hết đời... có thể kể triền miên không hết, nhưng vấn đề không phải ca ngợi hoặc sợ hãi cái chết, mà từ cái chết cần rút ra một điều gì đó, ví như: Cái chết bất ngờ là sự đùa cợt của số phận, cái chết vinh quang là hy sinh vì mọi người, cái chết tai tiếng là chết vì tham lam, cái chết vô nghĩa nhất là chết vì thiếu hiểu biết.... Vậy, tóm lại chết không đáng sợ/ nhưng chết thế nào cho vinh quang? Sống không cần tham lam mà sống thế nào cho xứng đáng?

Điểm cuối con đường đều giống nhau, nhưng cách đi hoàn toàn khác nhau. Có thể thấy cách sống vô cùng đa dạng phong phú, nhưng nếu phân tích triết học rất khó hiểu, đơn giản nhất cứ gọi là mục đích cuộc sống.

Người thì theo thiên hướng sống hưởng thụ tình yêu! Với phương châm sống để yêu nhau họ lãng mạn bay bổng trong các thể loại tình yêu đủ vóc dáng, lứa tuổi, hoàn cảnh để nếm mùi cuộc đời rồi lấy đó làm thành tích vẻ vang hay lập riêng cho hình bộ sưu tập ái tình. Có người sống để mải miết ăn uống vì cho rằng: Sống trên đời ăn miếng dồi chó, xuống âm phủ biết có hay không? Tận dụng, tranh thủ thưởng thức mọi đồ ăn, từ sơn hào hải vị xuống món vỉa hè, uống từ bia cỏ đến rượu ngoại, rồi lấy đó là niềm tự hào, đi đâu cũng khoe mình từng trải, sành ăn uống. Lắm người có sở thích sống để tha hồ mua sắm, may mặc, trưng diện vì cho rằng, có tiền mua tiên cũng sướng. Họ tụ tập, rủ rê nhiều bạn bè la cà tiệm này, hàng nọ, tuần siêu thị, tháng thời trang, nào quần áo giày dép nữ trang, son phấn và cả thẩm mỹ viện nữa, khiến cho cuộc sống như thế kể ra cũng bận rộn và quan trọng ra phết.

Cũng không ít người thích lang thang đây đó để thỏa mãn tính nghệ sĩ vì: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Họ hớn hở trầm trồ thăm thú du lịch khắp nơi từ trong nước ra nước ngoài, từ châu Á sang châu Âu rồi hết lời ca ngợi các nền văn minh khác, cằn nhằn phê phán nơi họ đã sinh ra và vỗ ngực tuyên bố mình có nhãn quan tầm thế giới, uyên thâm kinh nghiệm, kiến thức rộng mở, xứng đáng là một pho sách sống!

Một số người khác không đủ điều kiện để xông xênh như vậy và thậm chí khá lười biếng nên họ sống nhờ, sống gửi, sống ký sinh từ khi thôi nôi đến khi tắc tử. Với châm ngôn: Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng thê, thê tử tòng tử, họ ngật ngưỡng đều đều ngày ba bữa cơm rượu, quần áo đủ tằng tằng mặc, ăn bám bố mẹ, bám váy vợ rồi vòi vĩnh tiền con để sống ung dung tự tại, bất cần thiên hạ, duy ngã độc tôn, sống vô lo như thế nên đêm nằm ngáy o o, sáng tỏ mặt còn chưa thức. Vậy mà, vẫn còn hơn khối kẻ sống thừa với triết lý thây kệ đời, mặc xác ông, họ lao vào cờ bạc, cá độ, hút xách, rượu chè, lừa đảo trộm cắp, giết người... không tệ nạn nào thoát được vòng tay những kẻ ấy, mọi người không hiểu tại sao chúng thích sống như thế còn bản thân chúng lại thích mọi người không thể hiểu mình.

Nếu đã chấp nhận cuộc đời này thì hầu hết chúng ta đều mong muốn cuộc sống bình thường: Học hành, công ăn việc làm, gia đình, cơn cái tức là mọi thứ đều vừa đủ: Sống dầu đèn/ chết kèn trống. Nhưng mục đích, cuộc sống rất phong phú, nào sống để trung quân, ái quốc (tất cả phục vụ vua, vua bảo chết thì phải chết); sống để báo hiếu cha mẹ, những người đã có công sinh thành dưỡng dục; sống để mà sống vì cũng chẳng biết mô tê gì, thôi thì người ta thế nào mình cũng sống thế, được đến đâu hay đến đó chẳng cần chức tước quan lộc gì, miễn là cuộc đời bình yên không xáo trộn mất mát đau thương gì, là hạnh phúc lắm rồi. Sống để phấn đấu để lập nghiệp, để tỏ chí lớn: Làm trai cho đáng nên trai, sang Đông về Đoài đều vùng vẫy được cả đó là cuộc sống vất vả gian khó thăng trầm có đau buồn nước mắt nhưng cũng vẻ vang hạnh phúc, những người này hiểu rõ chết là một việc mau chóng và dễ dàng, sống khó hơn nhiều, như thế họ đã tạo nên những cuộc đời vươn tới ước mơ, thỏa mãn khát vọng, tràn đầy ý nghĩa.

Triết lý tôn giáo cho rằng: Cuộc sống sau cái chết mới là cuộc sống thật. Như vậy cuộc đời thực tại của chúng ta chỉ là tạm bợ. Cần lưu ý một vấn đề thuộc thuyết tương đối, là cho dù có nghiệp luân hồi thì chắc gì kiếp sau ta đã được ở đây mà có khi lại phải đầu thai sang nước khác, thậm chí màu da khác, châu lục khác thì sao? Không có luật nhân quả nào khẳng định chúng ta vẫn ở đất Việt? Vậy cuộc sống hiện tại rõ ràng vẫn là chắc chắn độc nhất và tất nhiên có ý nghĩa nhất, một con đường không giống những con đường khác cho nên phải cố gắng đi nhanh, đi xa, đi đàng hoàng và có công tích nào đó.

Cũng xin nhắc rằng người đời chỉ đánh giá, nhận định sau khi chúng ta đi hết con đường của mình, chẳng thế mà Từ Hi thái hậu cho dựng một tấm bia trơn trên mộ, mặc hậu thế phán xét, vua Minh Mạng dựng tấm bia hình trăng khuyết để nhắn nhủ rằng cuộc đời mình cũng không hoàn toàn mỹ mãn, vua Tự Đức lại cầu kỳ chọn lọc 5000 từ phân trần khắc lên bia; còn một nhà triệu phú Mỹ lại có tấm bia vắn tắt: ông sinh ra ngày tháng năm... ông sống và chết ngày tháng năm... Như thế, sự có nghĩa và vô nghĩa của cuộc đời tùy thiên hạ bình phẩm, chỉ chép lại câu nói: Đời người chỉ sống có một lần, phải sống sao cho khỏi xót xa, ân hận vì những năm tháng đã sống hoàn sống phí cho khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện và đớn hèn của mình (Ostrorski).

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Những con dốc cuộc đời

    26/07/2019Nguyễn QuỳnhKhi bạn đạp xe lên một con dốc con, mồ hôi chảy ướt áo và bàn chân tưởng như mỏi nhừ thì bạn sẽ được tận hưởng sự tuyệt vời khi chiếc xe lăn nhanh xuống con dốc phía trước, những giọt mồ hôi bốc hơi, để lại cảm giác mát lạnh khiến bạn quên nhanh tất cả mệt mỏi...
  • Bài luận văn cuộc đời

    15/03/2016Bạn thân mến, nhìn vào cuộc đời của mỗi người, có lẽ nó cũng chẳng khác bao nhiêu khi ta viết đời ta như một bài luận văn. Cách chung mà nói, đời người ai cũng trải qua phần mở đầu, phần thân bài và phần kết luận. Thực tế có những em bé chỉ mới chào đời thì đột ngột chết đi. Chúng ta không có cơ hội để biết câu chủ đề của em. Nhưng phần lớn ai cũng có khả năng để hoàn tất bài luận đời mình...
  • Bước lên nấc trên của thang bậc giá trị

    09/02/2015TS. Nguyễn Sĩ DũngMở cửa thì nắng, gió sẽ tràn vào. Những “cơ thể” đã quen với việc rèn luyện mau chóng thích nghi và tận dụng cơ hội này để lớn lên. Nhưng cũng sẽ có một số cá thể nhanh chóng bị nhức đầu, sổ mũi (vì bị cớm nắng từ lâu)...
  • Ý nghĩa cuộc sống

    12/09/2014Phương ThiMẹ Teresa, người đã dành cả đời mình cho công việc từ thiện, được cả thế giới tồn vinh và ngưỡng mộ đã nói về cuộc sống...
  • Ý nghĩa cuộc sống: Mi ở đâu?

    24/09/2013Mỹ Quyên“Cuộc sống bây giờ mỗi ngày trôi qua với cảm giác chán ngán. Chán không phải vì cái gì cụ thể mà vì nó vô vị, vô nghĩa rất nhiều. Chúng em sống no đủ về kinh tế thật nhưng tinh thần lại vô cùng trống trải”.
  • Mục đích

    02/12/2008Nguyễn Khắc NhoMỗi hành động của con người luôn luôn nhằm tới một mục đích nào đó. Tuổi trẻ thường có nhiều mong muốn, ước mơ đẹp. Có ước mơ nhanh đến rồi lại vụt biến đi như bong bóng xà phòng, hoặc như thần tiên trong các câu chuyện cổ tích. Có ước mơ theo đuối, thôi thúc suốt cả cuộc đời...
  • Nấc thang cuộc sống

    27/11/2007Phan Tự TổBất luận là ai đều muốn có một cuộc sống vươn lên, cho nên tôi dùng đầu đề này gọi là "Nấc thang cuộc sống”. Bởi sự tiến bộ của vật chất văn minh, chiếc thang mà chúng ta dùng ở đây cũng đã có tới mấy loại...
  • Lựa chọn mục tiêu cuộc đời

    26/02/2007Hoàng OanhĐã bao giờ bạn tự hỏi: Mục tiêu của cuộc đời mình là gì? Mình có cần phải đặt ra mục tiêu cho tương lai không? Bạn đã nghe câu nói này chưa? “Nếu không biết mình đang đi đâu thì mọi ngọn gió đưa đẩy con thuyền đều là ngọn gió đúng và nếu bạn cứ đi theo mọi hướng gió thì thuyền của bạn sẽ chạy lòng vòng”.
  • Lập chiến lược cuộc đời

    25/02/2007Trâm Anh KenNhiều người trong chúng ta, hằng ngày đang sống, làm việc đôi khi như quán tính, thói quen và vì các mục tiêu trước mắt, mà rất ít khi dừng lại xác định "mình là ai", "mình thực sự muốn gì" và "mình phải làm gì". Bạn có bao giờ nghĩ rằng sẽ phải lập một "chiến lược" cho chính cuộc đời mình?
  • Đường tới thành công

    19/05/2006Về cơ bản, thành công chính là tổng hợp những sự lựa chọn thông minh về nếp sống. Hãy thử thay đổi mình với những thói quen dưới đây để kiểm nghiệm khả năng thành công của bạn...
  • 10 điều lãng phí nhất trong cuộc đời bạn

    28/01/2006Trong hành trình tạo dựng một cuộc đời có ý nghĩa, nếu bạn lỡ coi thường một trong 10 điều thiết yếu dưới đây, coi như bạn đã tự đánh mất một phần nhựa sống của chính mình.
  • Những câu hỏi làm thay đổi cuộc đời

    22/12/2005Hãy tự hỏi mình 6 câu hỏi dưới đây và bạn sẽ sống hạnh phúc hơn. Bạn không tin ư? Vậy thì cũng đáng để bạn thử tự vấn đấy. Nào, bắt đầu nhé!
  • Giá trị đích thực của lẽ sống tuổi trẻ VN

    07/09/2005Nguyên Tổng bí thư Lê Khả PhiêuNguyên Tổng bí thư LÊ KHẢ PHIÊU cho biết: "Khi trên báo Tuổi Trẻ trích đăng nhật ký của liệt sĩ Đặng Thùy Trâm, tôi đã đọc, cắt và đóng lại theo tập. Sau đó, tôi chuyển cho vợ, các con và các cháu tôi cùng đọc. Vợ tôi nói “hay quá, cảm động quá”. Chuẩn bị chuyến đi công tác miền Trung khá dài ngày, tôi cứ Io sẽ không được đọc tiếp.Nhưng trước khi đi, tôi được tin nhà xuất bản đã cho in cả hai tập nhật ký của hai liệt sĩ Đặng Thùy Trâm và Nguyễn Văn Thạc...
  • Tôi là ai?

    06/08/2005Tôi là ai? Câu hỏi lớn ai cùng cần có câu trả lời.
  • Vì sao mà sống

    06/08/2005Con người nếu mất đi lý tưởng thì sẽ không thể sống vui vẻ được
  • Mục đích của cuộc sống

    04/08/2005Chúng ta hãy bắt đầu bằng việc truy vấn mục đích của câu hỏi về mục đích của cuộc sống. Trong đầu con người nghĩ gì khi họ hỏi câu hỏi này. Việc hỏi nó là một hiện tượng đặc biệt con người. Những sinh vật khác chỉ tồn tại và cứ tiếp tục đuổi theo những mục đích tự nhiên của chúng một cách mù quáng – tiếp tục là một cái cây hay một con chim hay một tảng đá. ...
  • Lập kế hoạch cho cuộc sống

    04/12/2003Mỗi sáng thức dậy, bạn có phải đối mặt với câu hỏi: “Hôm nay mình làm gì?”. Và mỗi sinh nhật, bạn có thảng thốt nhận ra: “Trời ơi, mình đang già đi mà sao chưa làm được gì cả?”.
  • xem toàn bộ