Nấc thang cuộc sống
Bất luận là ai đều muốn có một cuộc sống vươn lên, cho nên tôi dùng đầu đề này gọi là "Nấc thang cuộc sống”.
Bởi sự tiến bộ của vật chất văn minh, chiếc thang mà chúng ta dùng ở đây cũng đã có tới mấy loại. Trước kia chúng ta chỉ có chiếc thang từng bậc, từng bậc một, về sau này chúng ta đã có thang điện, ngày nay chúng ta lại đã có "Thang máy tự động”. Chiếc thang có từng bậc từng bậc kia là những chiếc thang mà chúng ta thường nhìn thấy, cần phải có một người điều khiển, bấm công tắc điện rồi thì không cần đến lực trèo vẫn có thể tự lên cao được; còn thang máy tự động thì chỉ cần bước lên trên là có thể dần dần lên cao được.
Những nấc thang trong cuộc sống chúng ta giống như loại thang nào, có phải dùng tới sức của mình để trèo lên không? Hay là chỉ dựa vào người bấm công tắc điện rồi tự lên cao? Hay là cứ đứng yên ở đó tự mình sẽ có thể lên cao được? Tôi nghĩ rằng khỏi cần phải suy nghĩ bạn đọc cũng có thể trả lời là loại thang thứ nhất. Bởi vì cuộc sống ưu việt, cần phải do chúng ta dùng sức mình, sáng tạo ra, không nên dựa vào người cất nhắc, đề bạt, càng không nên đứng yên tại chỗ.
Kỳ nghỉ xuân năm ngoái, tôi có dịp đi du lịch vùng Cửu Hoa Sơn thuộc tỉnh An Huy cùng với một người bạn, những bậc đá ở trên núi đó, thật là nhiều không sao kể hết được. Bình thường, những người chưa đi qua con đường núi, thì không sao có thể bước lên được cho nên chúng tôi đều phải thuê kiệu khiêng lên núi. Bên trái của những bậc đá là một cái hang lớn rất sâu, bên phải là vách núi cao chót vót. Vừa hay hôm ấy trời nổi gió to, trong có kèm theo mưa phùn, bậc đã trơn như mỡ khỏi cần nói, khi chuyển rẽ ngoặt, đáy kiệu treo lơ lửng trên không, gió thổi thốc lên trên đỉnh núi, bị núi cản nên thổi tạt vào kiệu của chúng tôi. Chiếc kiệu của bạn tôi cuối cùng đã bị rơi xuống núi, anh đã gào thét ầm ỹ.
Đây không phải là một câu chuyện mà là một sự thực. Những chỗ đáng ghi chép của sự việc này đó là người phu kiệu không hề hoảng sợ, anh vẫn khiêng chúng tôi vượt qua nơi nguy hiểm. Còn có một điều đáng ghi chép nữa chính là chúng tôi đã nhìn thấy năm ba bà cụ già, họ vẫn bước đi rất vững vàng ở trên những bậc đá, miệng đọc Phật hiệu, gió cuốn bay tung những tà áo của các cụ, mưa thấm ướt giày tất của các cụ, vậy mà các cụ vẫn bước lên những bậc đá trơn như mỡ đó.
Cho nên tại đây, tôi lại phải nói cho bạn đọc biết. Cuộc sống của chúng ta cố nhiên là giống như chiếc thang có từng nấc từng nấc, chúng ta đi lại trên những nấc thang của cuộc sống rất cần phải chính tâm thành ý giống như những người phu khiêng kiệu và các bà cụ già kia.
Làm người cốt ở sự "Thành ý" - ý nghĩ thành thực, cổ nhân đã từng dạy dỗ chúng ta. Trong "Đại học"1) nói: "Cố quân tử tất thành kỳ ý”2) . Lại giải thích nói thêm: "Ý thành rồi sẽ chính tâm, chính tâm rồi sẽ tu thân, tu thân rồi sẽ tề gia, tề gia rồi sẽ trị quốc, trị quốc rồi sẽ bình thiên hạ". Có thể nhìn thấy trên những nấc thang của cuộc sống, hai chữ "thành ý" là vô cùng quan trọng.
Tôi biết bạn đọc không muốn phó thác nhờ người mà muốn "bay lên trời cao giữa đất bằng”, tôi cũng biết trong các bạn đọc không có ai muốn đình trệ bất động, toạ hưởng kỳ thành. Tất cả chúng ta đều mong muốn cố gắng từng bước từng bước một bước lên đỉnh cao trong cuộc sống. Thế nhưng trong khi bước đi chúng ta không được quên "chính tâm thành ý" - (trái tim ngay thẳng ý nghĩ chân thành).
1)Một trong những sách kinh điển cổ của Trung Quốc như Trung dung, Đại học, Luận Ngữ, Mạnh Tử …
2)Người quân tử phải luôn có lòng thành thực, trái tim ngay thẳng
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường