Trí tuệ đám đông - Vì sao đa số thông minh hơn thiểu số
Tác giả : James Surowiecki
Dịch giả : Nguyễn Thị Yến
Số trang : 388 trang
Hiệu đính : Trần Ngọc Hiếu
Khổ sách : 14 x 20,5 cm
Loại bìa : Mềm, tay gấp
Phát hành : Công ty CP Đại lý xuất bản VNN
Năm xuất bản : 2009
Tình trạng : Còn Sách
Tiếp theo cuốn Tâm lý học đám đông của Le Bon (Pháp - 1895), Nhà xuất bản Tri thức xin giới thiệu cuốn Trí tuệ đám đông của James Surowiecki (Mỹ - 2004) nhằm cung cấp cho bạn đọc cái nhìn đa chiều về một vấn đề rất lý thú, liên quan trực tiếp đến cách kiến giải sự vận hành thực sự của thế giới này, đó là Tâm lý - Trí tuệ của tập thể.
Mới xem qua chúng ta có thể tưởng như hai học giả, sống cách nhau hơn một thế kỷ, có cách nhìn nhận, đánh giá hoàn toàn trái ngược về tác động của đám đông đến quyết định tập thể cuối cùng. Một đằng thường là dẫn đến sự mù quáng dưới sự dẫn dắt của một ý chí cực đoan; đằng kia là sự sáng suốt của đa số, như thể "ba anh đánh giày hơn một Gia Cát Lượng".
Thực ra không hoàn toàn như vậy. Theo chúng tôi hiểu, hai tác giả đã đi sâu vào hai khía cạnh của cùng một vấn đề. Nếu như Le Bon quan tâm đặc biệt đến tính "vô thức" của đám đông dễ bị kích động tâm lý thì ngược lại, James Surowiecki chú trọng phân tích tác động "hữu thức" của đám đông dẫn đến trí tuệ tập thể. Lược bỏ đi một vài dẫn chứng và lý giải quá cực đoan của cả hai phía, chúng ta có thể thấy "vô thức" và "hữu thức" của một đám đông là một chỉnh thể sinh động hoàn toàn thực trong cuộc sống đa dạng, phức tạp và uyển chuyển của thế giới này. Trong âm có dương, trong dương có âm; và trên thế gian này không có gì là tuyệt đối cả.
Hy vọng rằng bạn đọc sẽ tìm được những điều tâm đắc trong các cuốn sách trên.
Nxb Tri Thức
[...]
Về bố cục của cuốn sách, phần thứ nhất, bạn có thể nói, là lý thuyết, tuy được minh họa sinh động bằng nhiều ví dụ thực tế. Có các chương cho từng dạng vấn đề nêu trên (sự việc có thực trên thế giới, phối hợp và hợp tác) và có các chương nói đến những điều kiện cần thiết để đám đông trở nên sáng suốt: tính đa dạng, tính độc lập và phi tập trung hóa có sự tập hợp lại. Tôi bắt đầu với trí tuệ của các đám đông, tiếp theo khám phá ba điều kiện để nó phát huy tác dụng và sau đó bàn đến sự phối hợp và hợp tác.
Phần thứ hai của cuốn sách chủ yếu bao gồm các nghiên cứu tình huống. Mỗi chương đưa ra một cách khác nhau để tổ chức mọi người hướng tới mục tiêu chung (hoặc ít nhất cũng gần như chung) và mỗi chương đều nói về cách trí tuệ tập thể phát huy tích cực hay gây lúng túng. Ở chương về sự hợp tác, chẳng hạn, tình trạng căng thẳng tồn tại giữa một hệ thống trong đó chỉ có ít người nắm quyền lực và một hệ thống trong đó nhiều người cùng có tiếng nói. Chương về các thị trường bắt đầu với vấn đề là liệu các thị trường có thể thông minh theo tập thể hay không và kết thúc bằng việc xem xét các động lực gây nên cơn sốt giả tạo của thị trường chứng khoán.
Những gì mà bạn sẽ nhận thấy ngay lập tức trong cuốn sách này đó là, sau chương đầu, những câu chuyện các nhóm ra quyết định sai nhiều gần bằng những câu chuyện các nhóm quyết định đúng. Điều đó có một số lý do. Trước hết vì đây chính là cách thế giới tồn tại. Tôi cho rằng trí tuệ tập thể có tác động quan trọng và có lợi hơn rất nhiều đối với cuộc sống hàng ngày của chúng ta so với chúng ta nhận thấy. Nhưng thực tế là nhiều nhóm đấu tranh để đưa ra những quyết định thậm chí tầm thường, còn những nhóm khác gây tác hại do sự xét đoán kém cỏi của họ. Các nhóm thường chịu ảnh hưởng của một hoặc hai người có quyền lực. Họ làm theo những người dẫn dắt dư luận, hoặc người xung quanh. Hoặc họ đi tới chỗ tin rằng nhóm của họ đã chốt ở sự thật. Những câu chuyện về các hình thức sai lầm này là bằng chứng tiêu cực trong lý lẽ của cuốn sách, nhấn mạnh tầm quan trọng của những yếu tố như tính đa dạng và tính độc lập bằng cách làm sáng tỏ những gì xảy ra khi chúng bị bỏ qua.
Tóm lại, ý nghĩa của cuốn sách này muốn nói không phải là tất cả các nhóm đều thông minh. Chắc chắn các nhóm có thể đưa ra những quyết định kinh hoàng. Thay vào đó là quan điểm cho rằng các nhóm cũng có thể đưa ra những quyết định đặc biệt xuất sắc và cố gắng lý giải lý do tại sao. Và ở đây có một nghịch lý đáng lưu ý. Điểm khác biệt quan trọng nhất giữa các đám đông thông thái và các đám đông ngốc nghếch đó là: trong đám đông thông thái, mọi người chú ý trước hết đến những ý tưởng và thông tin của chính mình. Mọi người trong các nhóm thông minh học tập lẫn nhau, nhưng không phụ thuộc vào nhau. Cho nên thật kỳ lạ, mặc dù đây là một cuốn sách viết về kỳ tích của việc quyết định tập thể, nhưng nó cũng là cuốn sách viết về những ưu điểm của sự tự do ý chí.
[...]
Trích Lời Giới thiệu – Sách Trí tuệ đám đông, James Surowiecki, dịch giả Nguyễn Thị Yến, Nhà xuất bản Tri thức 2007.
Mục lục sách
Giới thiệu
Phần I
Chương 1: Trí tuệ đám đông
Chương 2: Khác biệt tạo nên khác biệt - Điệu bay của đàn ong, sự kiện Vịnh Con lợn và giá trị của sự đa dạng
Chương 3: Khỉ quan sát, khỉ làm theo - Sự bắt chước, thác thông tin và sự độc lập
Chương 4: Ghép các mẩu nhỏ với nhau - CIA, LINUX và nghệ thuật phi tập trung hóa
Chương 5: Giờ tất cả hãy cùng kết hợp lại - Sự phối hợp trong một thế giới phức tạp Chương 6: Xã hội tồn tại - Thuế, tiền boa, truyền hình và lòng tin
Phần II
Chương 7: Giao thông - Những điều tồn tại là sự phối hợp chưa tốt
Chương 8: Khoa học - Cộng tác, cạnh tranh và danh tiếng
Chương 9: Ủy ban, ban hội thẩm và nhóm đội - Thảm họa của tàu con thoi Columbia và cách hình thành các nhóm nhỏ để làm việc
Chương 10: Công ty - Gặp ông chủ mới, giống như ông chủ cũ?
Chương 11: Thị trường - Những cuộc thi hoa hậu, phòng cách âm và thị trường chứng khoán Chương 12: Chế độ dân chủ - Chúng ta có nên lo lắng về lợi ích chung
Những liên kết tham khảo:
Nội dung khác
Review sách “Trí tuệ giả tạo – Internet đã làm gì chúng ta”
17/05/2019Tóm tắt nội dung 'Triết học Hội Tụ'
06/12/2021TS. Nguyễn Bá TrinhCố thủ tướng Lý Quang Diệu chỉ ra điều người Nhật vượt trội tất cả các quốc gia châu Á, riêng Singapore mất 10-15 năm mới gần bằng họ
31/12/2018L.TPhật giáo trong thời đại chúng ta
14/11/2018Nhiều tác giảNhững quy luật Tâm lý về Sự Tiến Hóa của các Dân tộc
28/05/2017Gustave Le BonDẫn nhập về hạnh phúc
08/06/2016Nghiên cứu triết học cơ bản
14/12/2009Lý Chấn AnhVật lý và triết học - Cuộc cách mạng trong khoa học hiện đại
09/12/2009David Lindley*Đối thoại triết học giữa người và chó Léo
06/11/2009N.V.NNo logo
02/11/2009Trần Hữu QuangQua con đường chọn lọc tự nhiên hay sự bảo tồn những chủng ưu thế trong đấu tranh sinh tồn
27/10/2009Tư duy về “những kẻ khác”
24/10/2009Olivier Tessier - Nguyên Ngọc dịch