Chuyên gia lý giải nguyên nhân người Việt ít đọc sách
Mới đây, báo cáo của Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, Thê thao & Du lịch) đã chỉ ra rằng, tỷ lệ người Việt Nam đọc sách thấp hơn nhiều so với các nước trên thế giới...
Cụ thể, tỷ lệ người Việt Nam hoàn toàn không đọc sách chiếm tới 26%, tỷ lệ người thỉnh thoảng mới đọc sách chiếm 44%, người đọc thường xuyên chiếm tỷ lệ 30%. Bạn đọc của thư viện chỉ chiếm khoảng 8 - 10 % dân số.
Theo báo cáo của Vụ Thư viện, tỷ lệ người Việt Nam đọc sách thấp hơn nhiều so với các nước trên thế giới (Ảnh minh họa: Bùi Hồng Liên)
Trao đổi về vấn đề trên, ông Nguyễn Quang Thạch, người đã có 19 năm nghiên cứu và thực hiện chương trình Sách hóa nông thôn cho biết, tỷ lệ người Việt Nam hoàn toàn không đọc sách có thể nhiều hơn 26% dân số. Phải giải thích rằng, những người hoàn toàn không đọc sách nói chung ở đây không phải là mù chữ mà đây là thói quen không đọc sách thường xuyên và không có sách để đọc.
Ông dẫn chứng, đầu năm 2015, ông đi bộ xuyên Việt để vận động chương trình Sách hóa nông thôn. Trong quá trình đó, ông đã phỏng vấn trên 3.000 người, và nhận được kết quả: Có hơn 90% người dân không biết nhà trường có thư viện và không được mượn sách từ thư viện về nhà.
Theo ông Thạch, người dân ở vùng nông thôn không có cơ hội tiếp cận sách, không có sách để đọc nên không có thói quen đọc sách. Đặc biệt, có người nhiều năm không đọc quyển sách nào.
Ngoài ra, người nông dân ít đọc sách vì thường làm theo kinh nghiệm, ít người tự mày mò để lĩnh hội tri thức.
Ông Nguyễn Quang Thạch – Người đi bộ xuyên Việt vận động chương trình Sách hóa nông thôn.
Ông Thạch cho biết thêm, ông đã đi một số nước và thấy ở Nhật Bản phong trào đọc sách cực kỳ cao, người dân đọc sách khắp mọi nơi, mọi lúc. Ông đi tàu điện ngầm ở Bangkok - Thái Lan thấy nhiều hình ảnh người dân đọc sách, còn trên xe buýt ở Hà Nội thì vô cùng khó.
“Trong 2 tháng liên tục, tôi đi trên 60 tuyến xe buýt ở Hà Nội thì thấy duy nhất 1 người đọc sách trên xe buýt. Người ta thường đưa ra lý do là đọc sách trên xe buýt bị say, nôn… nhưng người nước ngoài sang Việt Nam, họ vẫn đọc sách trên xe buýt bình thường và không vấn đề gì”, ông Thạch nói.
Ông Thạch chia sẻ, người dân đọc sách điện tử trên internet vẫn được coi là đọc sách. Đọc sách phải đọc hết cả quyển để hiểu, giúp mình có tư duy logic về một vấn đề nào đó, còn đọc 2-3 trang thì không được gọi là đọc sách. Ngoài ra, đọc những quan điểm ngắn, ghi chú ngắn, bài viết trên facebook, kiến thức không hệ thống nên cũng không được coi là đọc sách.
Hiện nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang thúc đẩy việc đọc từ học sinh, đó là dạy mô hình trường học mới (VNEN) – dạy tích hợp liên môn. Việc này sẽ khiến học sinh phải đọc nhiều, tạo thói quen tốt ngay từ nhỏ.
Theo bà Vũ Dương Thúy Ngà – Phó Vụ trưởng Phụ trách Vụ Thư viện cho biết, điều tra xã hội học của Vụ Thư viện khảo sát trên gần 1.000 người vào đầu năm 2015, với nhiều lứa tuổi, ngành nghề, vùng miền... trên toàn quốc.
“Trong phiếu khảo sát, chúng tôi có những ô để người được khảo sát chọn như: bạn đọc sách thường xuyên, bạn ít đọc sách và không đọc sách. Con số 26% hoàn toàn không đọc sách được chúng tôi đưa ra sau khi thống kê trong gần 1000 phiếu khảo sát đó. Đây là số liệu chưa chính xác nhưng theo tôi, tỷ lệ thực ngoài xã hội còn cao hơn nhiều”, bà Ngà cho hay.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên Cẩn