Chúng ta là ai?

Mobile: 0983600506, [email protected]
12:33 CH @ Chủ Nhật - 03 Tháng Bảy, 2016

Mỗi khi viết, nói, phát biểu chỉ mối quan hệ giữa bản thân mình và những người cùng nhóm, dân tộc, lợi ích, chí hướng… với những người thuộc nhóm, dân tộc, lợi ích, chí hướng khác, nhiều người ở mọi quốc gia trên thế giới thường sử dụng khái niệm (thuật ngữ) “chúng ta”. Tuy nhiên, bản chất, nguồn gốc sâu xa của khái niệm này do đâu mà có thì không phải ai cũng nhận thức được.

Nguồn gốc khái niệm chúng ta

Mỗi sự vật, hiện tượng khách quan trong thế giới tự nhiên và xã hội đều có các mặt “đối lập”. Mặt đối lập tức là mặt “đứng ở phía đối ngược lại” với mặt kia. Các mặt đối lập được hình thành trên cơ sở vòng quay của Trái đất tự quay xung quanh nó và quay xung quanh Mặt trời. Chẳng hạn, trong sự vật, hiện tượng của chữ số, thì chữ số 1 tượng trưng như Trái đất tự quay được 1 vòng xung quanh nó và được 1/365 vòng xung quanh Mặt trời; tương tự, chữ số 2 được 2 vòng và 2/365; chữ số 9 được 9 vòng và 9/365; số 10 có 1 vòng chữ số 1 và 1 vòng chữ số 0, đồng thời được 2/365; số 18 được 9 vòng và 9/365; số 19 lại chỉ được 2 vòng, vì 1+9=10 (1 vòng chữ số 1 và 1 vòng chữ số 0) và 2/365;..v..v...

Khi Trái đất tự quay được 1 vòng tức là đã thực hiện được 2 “nửa” đối lập của vòng quay. Chính sự chuyển động của Trái đất như vậy đã làm cho sự vật, hiện tượng có các mâu thuẫn (xung đột) giữa các mặt (2 nửa) đối lập đó. Trong xã hội loài người, những mâu thuẫn, xung đột này được con người giải quyết bằng các cách thức như đấu tranh, hợp tác, hòa giải… giữa các mặt đối lập đó. Sự vận động, phát triển của tự nhiên và xã hội loài người đều tuân theo các quy luật khách quan này. Đây được coi là “quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập” mà các nhà khoa học đã nêu ra.

Điều đó đã chỉ ra rằng, không có các mặt đối lập trong các sự vật, hiện tượng thì thế giới này không tồn tại, cũng như không có Trái đất tự quay xung quanh nó và quay xung quanh Mặt trời thì cũng chẳng có chúng ta. Nói cách khác, các sự vật, hiện tượng không có các mặt đối lập thì cũng không có sự phát triển. Do vậy, mâu thuẫn, xung đột trong tự nhiên và xã hội loài người là vĩnh viễn, biểu hiện sự vận động không ngừng của các vật thể trong vũ trụ.

Khái niệm chúng ta được viết, nói đến chỉ là sự biểu đạt bằng ngôn ngữ (phi vật thể hay ý thức) của chủ thể cho một mặt trong mối quan hệ với mặt khác đối lập. Tức mặt đối lập với chúng ta được gọi là chúng nó. Hai mặt này có thể chuyển hóa, đổi chỗ cho nhau, tức là chúng nó trong bối cảnh khác lại có thể trở thành chúng ta. Do vậy, chúng ta chính là khái niệm chỉ sự vật, hiện tượng có các mặt đối lập; không có các mặt đối lập như vậy thì cũng chẳng có chúng ta. Nói cách khác, không có con số 2, tức không có “bố” và “mẹ” thì cũng chẳng có chúng ta; chúng ta là sự vật, hiện tượng được sinh ra từ sự vật, hiện tượng có các mặt đối lập.

Chúng ta là loài người

Khi nói, viết khái niệm chúng ta với tư cách là loài người, thì mặt đối lập với chúng ta chính là loài vật (không phải loài người) hay tự nhiên nói chung. Con người là khái niệm chỉ sự vật, hiện tượng có các mặt đối lập cơ bản: mặt “con” và mặt “người”. Con là muốn nói tới mặt thể trạng chung của loài vật; còn người là muốn nói tới mặt thể trạng riêng của loài người. Cái khác cơ bản về thể trạng của con người là đi thẳng được bằng 2 chân; 2 chi trước đã hoàn toàn trở thành đôi tay.

Khi con người với tư cách là chúng ta thì con vật sẽ là chúng nó; ngược lại, khi con vật với tư cách là chúng ta thì con người lại là chúng nó. Do vậy, con người có chủ quyền của con người (quyền con người); con vật cũng có chủ quyền của con vật (quyền con vật). Chủ quyền con người, con vật là một trong các đặc trưng cơ bản của chính trị. Không phải ngẫu nhiên, các nhà chính trị thời kỳ cổ đại đã nói đến “con người chính trị” và “con vật chính trị”.

Điều đó chỉ ra rằng, con người không chỉ tôn trọng, bảo vệ quyền con người mà cần phải tôn trọng, bảo vệ cả quyền con vật. Tức là, con người cần phải bảo vệ các loài động vật hoang dã nói riêng, bảo vệ môi trường tự nhiên nói chung như các điều khoản trong Công ước của Liên Hiệp Quốc đã quy định.

Chúng ta là quốc gia

Khi nói, viết khái niệm chúng ta với tư cách là quốc gia, thì mặt đối lập với chúng ta chính là quốc gia khác. Quốc gia là khái niệm chỉ sự vật, hiện tượng có các mặt đối lập cơ bản là: “nhà nước” - cá nhân (nhóm) và “xã hội” - cộng đồng (nhiều nhóm). Nói một cách ví von theo thể trạng con người có thể thấy rằng, trong các quốc gia hiện đại, nhà nước bao gồm tri thức (bộ não) và văn hóa (các giác quan) tượng trưng như phần “đầu” của thể trạng con người; xã hội bao gồm chính trị (đôi tay) và kinh tế (đôi chân) tượng trưng như phần “thân” của thể trạng con người; còn pháp luật bao gồm hiến pháp và các đạo luật tượng trưng như phần “cổ” của thể trạng con người - công cụ điều chỉnh các mâu thuẫn, xung đột giữa nhà nước và xã hội.

Khi quốc gia này với tư cách là chúng ta thì quốc gia kia sẽ là chúng nó; ngược lại, khi quốc gia kia với tư cách là chúng ta thì quốc gia này lại là chúng nó. Quốc gia nào cũng có chủ quyền của mình. Chủ quyền quốc gia là một trong các đặc trưng cơ bản của chính trị. Điều này đã được quy định trong Công ước của Liên Hiệp Quốc. Điều đó chỉ ra rằng, mỗi quốc gia không chỉ tôn trọng, bảo vệ quyền con người trong quốc gia mình mà còn phải tôn trọng, bảo vệ quyền con người ở các quốc gia khác; tức không thể có các hành động cực đoan (khủng bố) con người, không thể có các hành động bành trướng (bá quyền) đối với quốc gia khác.

Chúng ta là sự thật

Khi nói, viết khái niệm chúng ta với tư cách là sự thật, thì mặt đối lập với chúng ta là sự giả dối. Sự thật là khái niệm chỉ sự vật, hiện tượng có các mặt đối lập cơ bản như: “hay - dở”; “tốt - xấu”; “thành công - thất bại”;..v..v.. Điều đó có nghĩa là, không thể có các quan điểm, nhìn nhận, hay báo cáo,… chỉ chú trọng đến mặt (nửa) “hay”, “tốt”, “thành công” mà lại quên (giấu) đi nửa “dở”, “xấu”, “thất bại”, … hoặc ngược lại. Chúng ta tôn trọng sự thật tức là tôn trọng quy luật khách quan của các mặt đối lập. Tôn trọng sự thật là tôn trọng chính chúng ta.

Khi nói, nhận thức đúng sự thật thời kỳ chiến tranh “lạnh” trước đây sẽ nhận thấy rằng, các quốc gia nào theo chủ nghĩa xã hội có nghĩa là các nhà cầm quyền đã có quan điểm, thực hiện mục tiêu quốc gia coi trọng vào mặt cộng đồng - xã hội, tức lợi ích cho số đông quần chúng, nhiều nhóm, tập thể, đa số người trong quốc gia…, hay coi trọng số “nhiều” (số 9 - số nhiều nhất); còn các quốc gia nào theo chủ nghĩa tư bản có nghĩa là các nhà cầm quyền đã có quan điểm, thực hiện mục tiêu quốc gia coi trọng vào mặt cá nhân - nhà nước, tức lợi ích cho số ít các nhà cầm quyền, nhóm, cá thể, thiểu số người trong quốc gia…, hay coi trọng số “ít” (số 1 - số ít nhất). Số nhiều - số ít lại chỉ là các mặt đối lập; có số ít mới có số nhiều, nhưng không có số nhiều cũng chẳng cố số ít; tương tự, có số 1 mới có số 9, nhưng không có số 9 cũng chẳng cố số 1. Nói cách khác, có cá nhân (nhà nước) mới có xã hội (cộng đồng); ngược lại không có cộng đồng (xã hội) cũng chẳng có nhà nước (cá nhân).

Do vậy, chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản, về thực chất, chỉ là các “quan điểm” và “phương pháp” khác nhau thực hiện các mục tiêu xã hội tốt đẹp cho con người - chúng ta. Tuy nhiên, chủ nghĩa tư bản hiện đại, tức các quốc gia có nhiều điều chỉnh về vai trò của nhà nước đảm bảo công bằng xã hội trong kinh tế thị trường, đặc biệt như các quốc gia Bắc Âu theo mô hình chủ nghĩa xã hội “dân chủ”, biết tôn trọng các mặt đối lập, đồng thời coi trọng sử dụng pháp luật cùng với đạo đức để giải quyết các mâu thuẫn, xung đột giữa nhà nước và xã hội, nên có nhiều ưu điểm hơn các quốc gia theo mô hình chủ nghĩa xã hội “chuyên chính” (mô hình xô-viết). Nói cách khác, muốn thực hiện được mục tiêu tốt đẹp cho quốc gia, xã hội loài người - chúng ta, mỗi quốc gia cần phải đáp ứng được các điều kiện cần thiết là: hình thành và tôn trọng các mặt đối lập (tôn trọng sự khác biệt) giữa các nhóm, giai tầng, gắn với xây dựng, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường hiện đại, thể chế chính trị pháp quyền dân chủ (nhà nước pháp quyền) và thể chế văn hóa đa dạng (xã hội dân sự); tức coi trọng việc sử dụng pháp luật gắn với đạo đức để giải quyết các mâu thuẫn, xung đột giữa các mặt đối lập.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Trí tuệ cộng đồng: Chìa khoá vào kinh tế tri thức

    19/07/2019Hoàng TuỵĐứng trước một thế giới đang chuyển mạnh sang kinh tế tri thức, nhiều người lạc quan tin tưởng như thể chúng ta sắp bức vào một sân chơi mới, ở đó tài trí người Việt Nam sẽ phát huy được hết ưu thế. Ngược với xu hướng này cũng có ý kiến dè dặt, cảnh báo rằng sự hăng hái đặt cược quá cao vào kinh tế tri thức...
  • Làm thế nào vực dậy phẩm hạnh cộng đồng?

    13/05/2018Nguyên CẩnCó bao giờ chúng ta tự hỏi: Vì sao sau hơn ba mươi năm vắng bóng chiến tranh, vẫn thấy trên đất nước ta hôm nay, hầu như bất kỳ ngày nào, ở bất kỳ nơi nào cũng có những tranh chấp, xung đột; thậm chí án mạng, chẳng những trong gia đình, ngoài đường phố, mà còn tại trường học, hoặc ngay cả giữa chốn uy nghiêm như nơi công đường….?
  • “Tôi và chúng ta”...

    29/08/2016Tiến HảiĐó là chuyện và kịch xưa, đã cách đây gần 30 năm, nhưng mỗi khi ngẫm lại thấy vẫn còn mang ý nghĩa nhân văn...
  • Nhận Dạng một Cộng Đồng

    15/05/2015Nguyễn Tất ThịnhNếu mạnh dạn nhìn vào điểm xấu thì như uống thuốc Kháng sinh (không thích, nhưng cần thiết). Tôi liệt kê sơ nhận xét của mình về 10 phương diện lớn của một Cộng Đồng Việt Nam…(mỗi phương diện gắn tạm với 3 dấu hiệu chính…được gọi bằng chính cách nói của Cộng Đồng, mang tính hình ảnh và liên tưởng…)
  • Tôi và chúng ta

    25/09/2014Đức UyBây giờ ta trưởng thành, không ngây thơ ăn bột nhạt lại bảo mặn nhưng thấy người sắm quần bò cũng cố sắm, dù ít tiền. Nói chung, chúng ta luôn ảnh hưởng đến nhau một cách vô hình, nhiều khi không thấy. Bình thường không sao, nhưng thấy anh hàng xóm khuân bộ xa lông về, mình bỗng thấy phải sắm, tay sắm về chưa biết kê vào đâu. Thấy người ta sắm tủ ly về, có người cũng chạy vạy đi mua...
  • Tín ngưỡng dân gian và thái độ của cộng đồng

    28/09/2013Hoàng ĐiệpNhững ngày qua, các hình ảnh trong lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh được cập nhật trên mạng khiến nhiều người tiếp tục phản đối. Thậm chí, cộng đồng
    mạng còn lập hẳn một địa chỉ Facebook kêu gọi nghiêm cấm lễ hội chém lợn
    tế thần...
  • Kịch "Tôi và Chúng ta"

    10/02/2012Lưu Quang VũTôi và chúng ta là vở kịch rất nổi tiếng của nhà thơ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ, được sáng tác vào năm 1984 và nhiều lần được dàn dựng lại. Tôi và chúng ta ra đời trong những năm đất nước gặp nhiều khó khăn, khủng hoảng, nên đã góp phần cổ vũ và dự báo phong trào đổi mới toàn diện đời sống kinh tế, xã hội Việt Nam lúc bấy giờ...
  • Từ chuyện “chôm” của công đến ý thức cộng đồng

    20/09/2006Hữu VinhVụ trộm hơn 3,4 tấn thép trụ cầu Vĩnh Tuy của nhóm thanh thiếu niên mới đây được ưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng có vẻ như không mới. Đơn giản là vì những vụ trộm cắp tương tự như vậy cũng đã xảy ra và số tiền mà bọn trộm thu được không lớn nhưng hậu quả về mặt kinh tế thì thật khó lường...
  • Tính cộng đồng - tính cá nhân và "cái tôi" của người Việt Nam hiện nay

    04/05/2006TS. Hoàng KimQuá trình thực thể sinh học - xã hội trở thành con người cũng là quá trình có sự kết hợp giữa tính cộng đồng và tính cá nhân, nói rộng hơn, là giữa tính xã hội và tính cá nhân. Triển khai nghiên cứu đề tài, các tác giả Viện Tâm lý học đã đặt nó trong bối cảnh của thời đại ngày nay, khi quá trình hội nhập đã trở thành xu thế chung mang tính toàn nhân loại...
  • xem toàn bộ