Cuộc sống càng hiện đại, văn chương càng cần thiết

09:45 CH @ Thứ Tư - 15 Tháng Mười, 2008

Từ lâu, người ta đã bắt đầu đo lường sự sung túc của con người và xã hội không chỉ bằng GDP (tổng thu nhập ròng quốc nội) và GNP (tổng sản phẩm ròng quốc dân) mà còn bằng và đặc biệt bằng BNB (hạnh phúc ròng quốc dân). Thật phù hợp với quy luật phát triển của con người và xã hội!

Vậy để đạt được hạnh phúc, con người cần phải thỏa mãn những nhu cầu nào? Vai trò của đời sống vật chất và đời sống tinh thần trong nhu cầu chung của con người ra sao? Tôi nhớ tới Thuyết Kim tự tháp các nhu cầu do nhà tâm lý học theo chủ nghĩa hành vi Abraham Maslow đề xướng từ năm 1943. Đáy kim tự tháp của ông là những nhu cầu thiết yếu của đời sống con người như ăn, uống và các tiện nghi vật chất khác. Tầng trê là nhu cầu được an toàn và được bảo vệ. Sau đó là các nhu cầu được yêu thương và tùy thuộc, nhất là nhu cầu được gia đình, tập thể và cộng sự đồng nghiệp chấp nhận. Trên nữa là nhu cầu biết ơn, nhu cầu tự trọng và được người khác tôn trọng. Cao nhất, trên đỉnh tháp, là điều mà ông gọilà nhu cầu hoàn thiện cá nhân, nghĩa là nhu cầu đem lại hạnh phúc cho con người sau khi đã phát huy hết năng lực tiềm ẩn của bản thana.

Abraham Maslow còn khẳng định, nhu cầu hoàn thiện cá nhân là động lực cao nhất của con người khi đã thỏa mãn các nhu cầu bậc thấp hơn. Như vậy, vật chất rõ ràng là rất quan trọng nhằm thỏa mãn các điều kiện thiết yếu cho cuộc sống. Nhưng vật chất chỉ là cơ sở ban đầu giúp xã hội vươn tới những nhu cầu tinh thần ở bậc cao hơn, giàu chất người hơn. Đáng lưu ý là các cuộc điều tra xã hội học đã xác nhận tính thuyết phục của Thuyết Kim tự tháp các nhu cầu của ông. Trong thực tế, những người có thu nhập thấp sẽ trở nên hạnh phúc rõ rệt khi có thu nhập cao hơn, giàu chất người hơn. Đáng lưu ý là các cuộc điều tra xã hội học đã xác nhận tính thuyết phục của Thuyết Kim tự tháp các nhu cầu của ông. Trong thực tế, những người có thu nhập thấp sẽ trở nên hạnh phúc rõ rệt khi có thu nhập cao hơn. Tuy nhiên, khi đã vượt qua mức thu nhập nào đó (chừng 10.000 $ mỗi người một năm), thì những khoản thu nhập bổ sung chỉ làm tăng rất ít hạnh phúc con người và xã hội (theo Báo Quốc tế, số 33/2003).

Rõ ràng, theo thuyết này của Abraham Maslow, thì cuộc sống càng hiện đại, văn chương càng cần thiết trong việc thỏa mãn những nhu cầu ngày một cao của con người. Các nhà văn chúng ta hoàn toàn có đủ lý do để hiến thân cho sự nghiệp sáng tạo cao quý vì nhu cầu tinh thần vô hạn của con người và xã hội.

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Viết là giải đáp

    03/07/2008Ninh HạTôi viết như một cách để thoả mãn đam mê của mình. Trong cuộc sống có rất nhiều sự việc xảy ra hàng ngày mà không có lời giải đáp. Tôi tìm thấy câu trả lời từ triết lý cuộc sống và muốn chia sẻ với mọi người, thế là tôi viết”. Đó là lời giải thích về chuyện viết lách của ông Tây Christophe Dallot, hiện đang sống tại Việt Nam
  • Con đường văn học

    01/05/2008Nhà văn Nguyễn Huy ThiệpKhi tôi nhận ra rằng văn học là một thế giới hoang tưởng của người viết thì không có nghĩa là tôi hạ thấp giá trị văn học. Tôi chỉ vạch ra khía cạnh vô bổ, vô nghĩa của văn học mà thôi. Tôi cũng đã cảnh tỉnh để người viết dè chừng khả năng bị tha hóa về mặt tinh thần, đạo đức khi cầm bút viết...
  • Tác phẩm lớn, tại sao chưa?

    26/01/2007Chu Văn SơnVì sao văn học hôm nay chưa có tác phẩm lớn? Đây đâu phải vấn đề chỉ trả lời gọn trong một câu mà xong được. Bởi, thực ra, nó là câu hỏi đã và đang tra vấn cả nền văn học này.
  • Văn chương và Ngòi bút

    13/05/2006Phan Việt, GS. TS. Lê Ngọc TràVăn học luôn luôn cần có cái mới, nhất là văn học hôm nay, khi mà bản thân đời sống đã thay đổi rồi mà văn học hình như vẫn chưa thay đổi mấy. Cái quyết định sự đổi mới ấy vẫn là nhà văn. Mà nhà văn muốn làm được thì trước hết không phải là đòi tự do để được viết mà là phải tự do vớingòi bút của mình...
  • Văn học không thể từ chối vun đắp cho con người và kiến tạo cuộc sống

    13/05/2006Hoàng HoaThực tế đời sống văn học trẻ trong 5 năm qua đã được đánh giá một cách xác đáng, phải nhẽ từ lời những người có trách nhiệm trong lễ khai mạc Hội nghị những người viết văn trẻ lần thứ VII. Trong 5 năm qua, cuộc sống đã có nhiều thay đổi, đời sống văn học ngày càng cởi mở hơn, dân chủ hơn. Bên cạnh những lớp nhà văn đi trước, nhiều nhà văn trẻ đã vượt lên, đồng thời nhiều cây bút mới lại xuất hiện...
  • Tập sống và nghĩ cùng nhịp với thế giới

    27/01/2006Vương Trí NhànSáng tác của Nguyễn Tuân thời tiền chiến thường được xem xét theo một định kiến thiên lệch. Trong khi trình độ nghệ thuật của chúng được đề cao thì nội dung xã hội lại bị lên án. Nhưng đọc lại Nguyễn Tuân, chúng tôi muốn đề xuất một cách đánh giá khác...
  • xem toàn bộ