Cần định nghĩa từ ngữ sử dụng?

06:16 CH @ Thứ Năm - 22 Tháng Bảy, 2021

Cũng như với mọi từ ngữ khác, có những từ mới trong tiếng Việt Nam xuất hiện để diễn tả những khái niệm mới. Nhưng tiếng Việt Nam dường như có thêm một đặc điểm là sự chế biến ra một số từ mà không cần định nghĩa, cho nên khi sử dụng nó, mỗi người hiểu một cách, đôi khi trái ngược nhau, rồi cứ từ đó mà tranh cãi cả tháng cả năm, ông nói gà bà nói vịt.

Tôi muốn nêu một số thí dụ, chủ yếu trong ngành giáo dục đào tạo, vì tôi vốn là nhà giáo.

GS. Bùi Trọng Liễu

Thí dụ mà tôi muốn nêu trước tiên, là cụm từ “xã hội hóa”. Theo như tôi hiểu, thì có sự phân biệt giữa nhóm cầm quyền (đảng phái, hay nhóm tôn giáo), nhà nước, và xã hội. Ở các nước phương Tây, và nhiều nước khác, dù là người cộng sản hay không, cụm từ “xã hội hóa” (tiếng Pháp là socialisation, từ ngữ mà tôi quen thuộc) từ trước tới nay, vẫn thường được dùng theo nghĩa “tập thể hóa”, “đặt dưới chế độ cộng đồng”, “quản lý hay điều khiển [của nhà nước] nhân danh xã hội”, vv. Tôi nghĩ rằng các ngôn ngữ nước khác, qua từ điển, thấy cũng có nghĩa tương đương. Ở những nước có thể chế chuyên chính, nơi mà mà người ta đánh đồng nhóm cầm quyền với nhà nước, đánh đồng nhà nước với xã hội, nơi mà công đoàn, hội đoàn, báo chí, câu lạc bộ khoa học, viện nghiên cứu, vv… đều do nhà nước lập ra hoặc điều khiển, lẽ ra cụm từ “xã hội hóa” càng phải đồng nghĩa với “quốc hữu hóa”. Và dùng từ “xã hội hóa” theo nghĩa ngược lại, nhất là trong các lĩnh vực như giáo dục, chỉ có thể được hiểu là một thủ thuật dùng từ ngữ để thực hiện việc nhà nước phủi tay, đẩy thêm gánh nặng tài chính lên vai người công dân, như phải trả học phí cao, vv. (1) “Cổ phần hóa” trường công, lẽ ra phải đồng nghĩa với “tư nhân hóa” trường công, và đồng nghĩa với việc biến trường (công hay tư) thành cơ sở kinh doanh, nghĩa là kiếm lãi để chia chác cho cổ đông.

Rồi có cụm từ “không vị lợi”, phần nào bị lẫn lộn với “không lợi nhuận”, dùng trong trường hợp các trường học. Có những trường có tài sản – (do các nhà hảo tâm hiến tặng, như bất động sản, của cải tiền bạc, lúc sinh thời hay cho thừa kế khi chết đi, tiếng Pháp là dons và legs) – trường đem đầu tư kiếm ra lãi, rồi dùng lãi đó để dùng tái đầu tư vào trường chứ không chia chác cho người quản lý hay cổ đông. Do đó trường loại này “có làm ra lợi nhuận”, nhưng vẫn thuộc loại “không vị lợi”. Dùng cụm từ “không lợi nhuận” để chỉ các trường này, dễ gây ra hiểu lầm. Một số trường đại học tư hàng đầu của Mỹ, rất giàu, vì có tài sản như thế (người ta tích lũy vốn từ cả trăm năm, lại có những khoản tài trợ khác từ cựu sinh viên thành đạt hay của chính nhà nước), nhưng vẫn là trường “ không vị lợi” (2). Ở Pháp, hầu như không có trường “vị lợi” – (“vị lợi” theo nghĩa dùng trường để lấy học phí làm lãi, để chia chác cho cổ đông hay những người quản lý). Ngay ở Mỹ, nghe nói các trường loại “vị lợi” cũng hiếm, chủ yếu là để bịp những loại học sinh “chuột chạy cùng sào”.

Tôi cũng nêu câu hỏi về cụm từ “trường ngoài công lập”. Sao không gọi thẳng nó là trường tư? Trường tư cũng có nhiều loại; hệ thống trường tư “không vị lợi” hỗ trợ cho hệ thống trường công thì đâu có xấu mà phải che đậy? Loại truờng tư hay trường công kinh doanh giáo dục như một thứ hàng hóa thuận mua vừa bán, mới là loại nguy hiểm (3).

Lại có từ “đại học” được sử dụng một cách rất tùy tiện, làm cho tôi, một cựu nhà giáo đại học, khi đọc một số bản tin từ trong nước, cũng không hiểu là gì. Lúc thì có cảm tưởng là “đại học” theo nghĩa của ta hiện nay, là một trường mở ra để dạy cho các sinh viên (những người đã tốt nghiệp Trung học phổ thông) một số môn học “gì đó” miễn là số năm học là 4 hay 5 năm trở lên. Lúc thì có cảm tưởng là “đại học” là một khu đất rộng có những tòa nhà hoành tráng mang biển giảng đường, thư viện, phòng thí nghiệm, viện nghiên cứu, vv. mà không biết lấy giảng viên ở đâu ra, trình độ như thế nào, để giảng dạy cho sinh viên học những gì, để đáp ứng nhu cầu của đất nước.

Mấy thí dụ nêu trên là để nói về sự lẫn lộn trong trường hợp người còn có “tâm”. Còn về những người chủ ý nhập nhằng, dùng từ ngữ tù mù để lừa thiên hạ, thì tôi xin nhắc là có câu chuyện “phải gọi con hươu là con ngựa”, trong sử của Trung Quốc, rất điển hình trong việc phân giới người đồng lõa và người ngay thẳng (4).

Vì thế nên tôi mong rằng các từ ngữ sử dụng, đặc biệt là trong những lĩnh vực nhạy cảm hiện nay, được định nghĩa rõ ràng.

Chú thích:
(1) Phòng xa trường hợp có độc giả muốn kiểm chứng đế so sánh, tôi xin dẫn vài con số, tính bằng (€ = euro) ở Pháp, một nước tư bản, chứ không phải là một cộng hòa xã hội chủ nghĩa:
- Lương tối thiểu (trong mọi nghề) ở Pháp (năm 2009) là 8,82 €/giờ, nếu tính theo lương tháng (35 giờ / 1 tháng) thì là 1 337, 70 € /tháng , (nhưng trừ đi các khâu bảo hiểm, thuế vặt, nọ kia, thì tiền bỏ túi là 1051 €/ 1 tháng, đại khái là 12612 €/ năm. Loại người có lương này được miễn trả thuế. (Nguồn: xem Google: SMIC).

Ngoài ra các gia đình có “nhiều” con (vì dân số Pháp chưa đông, chưa hạn chế sinh đẻ), được hưởng “phụ cấp gia đình”, không kể giàu nghèo, đại khái như sau (con số 2009): 2 con thì hưởng 124,54 €/tháng (tính gọn là khoảng 1494 €/năm); 3 con thì hưởng 284,54 €/tháng (tính gọn là khoảng 3409 €/năm); 4 con thì hưởng 443,69 €/tháng (tính gọn là khoảng 5324 €/năm), vv. cho đến khi con đến tuổi 20. (Nguồn: xem Google: Allocations familiales).

Tuy vậy Nhà nước vẫn phải trợ cấp cho con cái các gia đình nghèo, khi đi học. Tiền “phụ cấp nhập học/ khai trường” cho mỗi học sinh nhà nghèo, tính tròn là (con số 2009): mỗi trẻ từ 6 đến 8 tuổi được 281€ ; mỗi trẻ từ 11 đến 14 tuổi được 296€ ; mỗi trẻ từ 15 đến 18 tuổi được 306€. (Nguồn: xem Google: Allocations de rentrée).

- Trong khi đó thì: mẫu giáo, tiểu học, trung học ở trường công hoàn toàn miễn phí.

Ở mức đại học công thì (đại khái, năm 2009 này):
- Học phí ghi tên học ở Universités (cho cả năm học 2009-2010) là :
Mỗi năm cho đến mức tú tài +3 (cho năm thứ 1, năm thứ 2, năm thứ 3, kể cả Y, Dược,…) là 171 €.
Mỗi năm cho đến mức thạc sĩ (master : tú tài +5) là 231 €
Mỗi năm cho đến mức tiến sĩ (docteur : tú tài +8) là 350 € (nhưng thường thường ở mức này có học bổng nghiên cứu).

Dù sinh viên phải trả thêm tiền bảo hiểm xã hội (trung bình khoảng 198 €¨năm), có thể coi như học phí không đáng kể. 
Các giáo sư đại học (đã vào biến chế) đều là công chức, Nhà nước trả lương. Các ngân khoản chi tiêu khác, nhà cửa, dụng cụ, vật liệu, … đều do Nhà nước chi trả. Nhưng vì bộ máy quản lý cồng kềnh, ỳ ạch, nên gây ra nhưng lãng phí phiền toái, vì thế nên hiện đang đặt ra vấn đề « đại học tự quản », Nhà nước cho một số tiền, trao cho nhà cửa trường sở, rồi Université tự chi tiêu. Vấn đề Universités kêu là nghèo, mức độ thấp, thiếu ngân quĩ , vv. là 1 phần bởi tại cái bằng tú tài Pháp cho phép sinh viên được tự do ghi tên vào Université. (Chính quyền dù là phái tả hay phái hữu đều thấy điều này, nhưng sợ mất phiếu khi bàu cử, nên không dám bỏ lệ này : đây là 1 sự lãng phí vô cùng, vì sinh viên mấy năm đầu bỏ học rất nhiều, vv.). Nếu Université được quyền tuyển sinh, thì cục diện hẳn sẽ khác ngay.

Nói thêm là, có những nhà giáo Université thường có những hợp đồng với doanh nghiệp ; ngân quĩ các hợp đồng này dùng để chi trả học bổng cho nghiên cứu sinh làm luận án tiến sĩ, hoặc chi trả cho các khoản nghiên cứu mà Nhà nước đài thọ không đủ.

- Học phí ghi tên học ở Grandes Ecoles (trường kỹ sư công lập, sau khi sinh viên thi trúng tuyển sau 2 năm dự bị) (học phí cho cả năm học 2009-2010) trung bình là: 550 €/năm. Thời gian học là 3 năm (không kể 2 năm dự bị thi tuyển, học ở các lớp dự bị cao cấp ở trường lycées), để có bằng kỹ sư ở mức tú tài +5.
Ngân quĩ của Grandes Ecoles cũng do Nhà nước đài thọ. Giáo sư và giảng viên thường là giáo sư của Université, hoặc là các nghiên cứu viên của các viện nghiên cứu của Nhà nước đến dạy, nghĩa là họ cũng đã là những công chức.Chỉ một số nhà giáo của Grandes Ecoles là nhà giáo trong biên chế nhà nước đặc biệt ở trường.

- Ngoài ra còn có 1 số trường thương mại và quản lý tư thục, nhưng có tiếng, học phí cao, nhưng chỉ khoảng từ 5000 € đến 8000 €/năm. (nguồn : xem Google : Frais d’inscription universitaire)

Có thể nói là học phí ở Pháp rất thấp, so với nguồn thu nhập của người dân. Chế độ xã hội chủ nghĩa có một thời được người khẳng định là siêu việt, hơn tư bản hàng vạn vạn lần, vậy mà hiện nay khi đọc con số học phí so với thu nhập của người dân ở ta, tôi thấy kinh hoàng. Có lẽ tại tôi hiểu lầm từ ngữ !

(2) Tôi không cực đoan nghĩ rằng đại học Việt Nam phải có vốn như đại học Harvard, cũng không cực đoan nghĩ rằng đại học Pháp là tốt nhất. Nhưng mình nên biết người ta thế nào, biết mình thế nào, trước khi mơ tưởng top 100, top 200 vào năm này năm nọ.

(3) Tôi cũng xin nêu vài thể loại trường tư ở Pháp và số lượng ; cho những ai muốn biết, trong mục đích thông tin, chứ không có ý quảng bá:

- Mấy thể loại:
a/ Mẫu giáo, tiểu học, trung học
1. Trường tư có « hợp đồng hợp tác với Nhà nước » (sous contrat d'association avec l'État).
2. Trường tư có « hợp đồng đơn giản » (sous contrat simple).
3. Trường tư « ngoài hợp đồng» (sans contrat).

Do lịch sử Pháp để lại – (trước Cách mạng Pháp, đạo Thiên chúa là quốc giáo, nắm việc giáo dục, có rất nhiều của cải cơ sở vật chất và truyền thống ; sau Cách mạng, trải qua nhiều biến đổi và các nền Cộng hòa, vì an bình trong xã hội) – nên ngày nay đại đa số các trường tư có hợp đồng (hơn 90%) là trường tư Thiên chúa giáo.

Nhà nước quản lý chặt chẽ các trường tư này từ chương trình giảng dạy cho đến nhà giáo (bằng cấp, khả năng), nhân viên, ngân quĩ, vv.nhưng tùy theo mức độ. Loại 1 và 2 có thể có những tiết dạy về tôn giáo, nhưng do học sinh và gia đình được tùy chọn, trường không được ép buộc học sinh học các tiết đó. Vì vậy, không ít học sinh thuộc các tôn giáo khác (thí dụ như đạo Hồi) cũng xin học loại trường này. Trước đây, loại trường này thường là trường của các tầng lớp khá giả theo Thiên chúa giáo ; nhưng từ mấy năm nay, do sự « xuống cấp » của trường công – (vì bị « bình dân hóa », lớp học đông học sinh, kỷ luật lỏng lẻo, 1 phần tại thái độ quá khích của 1 số nhà giáo và công đoàn của họ, …) – nên ngay cả những tầng lớp « thấp » (thấp theo nghĩa thu nhập), cũng xin cho con học trường tư, đến nỗi tình hình bị đảo ngược, nhiều trường phải từ chối học sinh – (vì lớp học trở nên quá đông, số học sinh mỗi lớp là đông hơn cả lớp trường công, điểm son của trường tư loại này là kỷ luật và sự nghiêm túc giảng dạy cũng bị sứt mẻ vv. )!

Trường loại 3 tương đối « tự do » hơn, chỉ phải tuân thủ theo Luật chung về giáo dục ; loại trường này khá hiếm, học phí cao, thường là do những nhóm « tôn giáo triệt để » (đạo Hồi, đạo Do Thái, Tin lành…), hoặc là loại trường muốn giảng dạy thí điểm theo « kiểu mới » nào đó, hoặc là loại trường vơ vét học sinh hạng bét. Loại này không buộc phải theo chương trình nhà nước. Nhà nước không trợ cấp, do đó học phí cao, nhưng Nhà nước kiểm tra trình độ của hiệu trưởng và của nhà giáo.

Nhà giáo trường loại 1, phải có bằng cấp tương đương với bằng cấp trường công, cũng do Nhà nước trả lương, nhưng tỉ số nhà giáo có biên chế nhà nước thì thấp hơn, nhà giáo do nhà nước trả lương, nhưng theo hợp đồng. Cũng có sự phân biệt về « quyền lợi » (so với nhà giáo trường công lập), như phải đóng bảo hiểm cao hơn, lương hưu kém hơn vv.

Trường loại 2 chỉ có ở Tiểu học ; số nhà giáo cũng do Nhà nước trả lương, nhưng tỉ số bị trả lương theo theo hợp đồng cũng nhiều hơn.

b/ Đại học
Đại học tư ở Pháp rất ít, hầu hết là đại học Thiên chúa giáo (6 cái), và một số Grandes Ecoles (kỹ sư và trường Thương mại, quản lý, …). Tóm lại là hầu như không đáng kể.

Còn lại lèo tèo một số trường, nhận sinh viên có bằng tú tài vào học, thường là sinh viên « chuột chạy cùng sào » ; một số người ở Việt Nam do không hiểu từ ngữ và vài quan chức sang du ngoạn cưỡi ngựa xem hoa, cũng gọi đó là đại học của Pháp và muốn cộng tác vv. Thực ra đại học Pháp đâu có như các vị tưởng !

- Về số lượng (năm 2007) :
Số học sinh trường tư là 2 167 000 (khoảng 17% tổng số học sinh) trong đó có :
317 000 học sinh mẫu giáo 
565 000 học sinh tiểu học
655 000 trung học cơ sở
301 000 trung học phổ thông theo (nghĩa lớp 10,11,12).

Còn lại là học sinh trường trung học dạy nghề, và học sinh các lớp trung học cao cấp dự bị thi tuyển vào các trường kỹ sư Grandes Ecoles.

Học phí cho tiểu, trung học tư (cho các trường tư loại 1) đại khái khoảng từ 400€ đến 750 € /mỗi năm.

Học phí cho các lớp dự bị cao cấp dự bị thi tuyển vào các trường kỹ sư Grandes Ecoles, thì cao hơn (khoảng 2000 € mỗi năm), nhưng không phải là học phí “cắt cổ”.
(Nguồn : Wikipédia : Enseignement privé en France)

(4). Năm 211 trước Công nguyên, Tần Thủy hoàng đi tuần thú, có con út là Hồ Hợi, thừa tướng Lý Tư, và hoạn quan Triệu Cao đi theo. Giữa đường, Thủy hoàng bị bệnh nặng, viết thư gọi thái tử Phù Tô về lo việc tang và nối nghiệp. Thủy hoàng chết, Lý Tư cho rằng vua chết ở ngoài, không nên tiết lộ ; việc này giấu kín chưa ai biết ; giả như còn sống, đặt xác trong xe, sai một hoạn quan ngồi trong, ngày ngày dâng thức ăn, các quan tâu trình, viên hoạn quan ngồi trong xe chuẩn y. Lại sợ xác có mùi, cho chở theo một xe đầy cá, để át mùi thối. Thư Thủy hoàng gọi Phù Tô chưa gửi đi, thư và ấn đều ở chỗ Triệu Cao giữ. Triệu Cao vốn thân với Hồ Hợi, bàn với Hồ Hợi, làm thư giả của Thủy hoàng phong cho Hồ Hợi làm thái tử nối ngôi vua. Lại đem việc này thuyết phục Lý Tư, dọa Lý Tư rằng nếu Phù Tô làm vua thì sẽ dùng tướng Mông Điềm làm thừa tướng, cất nhắc kẻ sĩ, thì Lý Tư không còn chỗ sống ; Lý Tư sợ, nghe theo. Lại làm giả thư Thủy hoàng gửi cho Phù Tô, trách lỗi, bắt cùng tướng Mông Điềm phải tự tử chết. Phù Tô ngỡ thật, tự tử; Mông Điềm can không được, và không chịu tự sát, bị bắt giam sau chết trong ngục. Hồ Hợi lên ngôi tức là vua Tần Nhị Thế.

Nhị Thế bàn với Triệu Cao, sợ các anh và quần thần không phục, sinh loạn, mới theo kế của Triệu Cao thay đổi pháp luật, giết những ai bị nghi ngờ ; trừng phạt, giết tróc ngày càng thảm khốc, ai cũng thấy mình nguy. Lại muốn hưởng lạc, xây cất cung điện ; thuế má ngày càng nặng, việc đi đồn thú làm xâu không lúc nào ngớt. Người người oán hận. Hào kiệt nhiều nơi nổi dậy khởi binh chống nhà Tần. Lý Tư muốn can, nhưng Hồ Hợi không nghe; Lý Tư sợ mất quyền lợi, đành phụ họa, bày ra cái thuyết « đốc trách », quan lại đánh thuế dân nặng thì coi là sáng suốt, ai giết nhiều người thì được coi là tôi trung. Sau Triệu Cao sợ các quan oán mình, vào chầu gièm pha chê bai sẽ hại cho mình, mới bày kế xui Nhị Thế không ra triều tiếp kiến đại thần, mà ở trong cung cấm, việc gì cũng do Triệu Cao quyết định thay. Lúc tình hình đã nguy kịch, Lý Tư muốn vào can, nhưng không được vào gặp. Triệu Cao sợ Lý Tư tố cáo mình, mới lập mưu lừa, nói gièm với Nhị Thế là cha con Lý Tư muốn phản. Rốt cục, Lý Tư bị kết tội chết, xử chém ngang lưng ở chợ Hàm Dương, bị giết cả ba họ.

Lý Tư chết rồi, Nhị Thế cho Triệu Cao làm Trung thừa tướng (nghĩa là thừa tướng nhưng ở trong cung cấm, vì Triệu Cao là quan hoạn). Nay quyền hành đã về hết trong tay một mình mình, Triệu Cao muốn cướp ngôi vua, mới thử ý các quan, đem dâng cho vua con huơu, bảo đó là con ngựa. Nhị Thế cả kinh, tưởng mình loạn óc, hỏi quần thần, người nịnh Triệu Cao thì bảo là con ngựa, ai bảo là con hươu thì Triệu Cao tìm cách làm hại. Khi quân nổi loạn của Lưu Bang và Hạng Vũ thắng to, Triệu Cao sợ Nhị Thế giận sẽ giết cả mình, mới lập mưu ép Nhị Thế tự sát. Triệu Cao muốn làm vua, nhưng không ai theo, mới bàn lập Tử Anh là một hoàng thân nhà Tần lên làm vua. Tử Anh giả ốm, Triệu Cao đến thăm, Tử Anh sai người đâm chết và giết cả ba họ. Tử Anh làm vua được bốn mươi sáu ngày thì đầu hàng Lưu Bang. Nhà Tần chấm dứt từ đấy.
(Nguồn : Sử ký của Tư Mã Thiên, bản dịch của Nhữ thành, nxb Văn học, Hà Nội 1988)

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Sự thay đổi 4 nguyên tắc cơ sở trong tư duy khoa học cổ điển và hiện đại

    12/02/2017Sau năm 1900, tư duy khoa học đã chuyển từ tư duy cơ giới sang tư duy khoa học mới...
  • Trả lời câu hỏi: Khai sáng là gì?

    08/09/2020Thái Kim Lan, Phạm Toàn, Phạm Minh NgọcTri thức, đặc biệt là tri thức triết học có tầm bao quát nhiều thời đại, liên kết toàn bộ lịch sử loài người tới từng vấn đề thời sự của mọi nơi, mọi lúc trên hành tinh. Một tiểu luận "Trả lời câu hỏi: Khai Sáng là gì?" của Immanuel Kant, triết gia Đức viết năm 1783, đặt nền móng cho kỷ nguyên Khai Sáng của nhân loại, vẫn mang những giá trị hết sức thời sự với người Việt chúng ta...
  • Định nghĩa về cái đẹp

    20/08/2017Hầu hết những người cố gắng định nghĩa cái đẹp đều nhất trí rằng nó dính dáng đến sự đáp ứng của ý thích. Chúng ta gọi một cái gì đó là đẹp khi nó làm chúng ta vui thích hay hài lòng ở một phương diện đặc biệt nào đó. Nhưng cái gì gây nên sự đáp ứng này từ phía chúng ta? Nó có phải là cái gì trong chính bản thân đối tượng ...
  • Tư duy về tư duy

    11/04/2016Phan Quý LongBài viết này thiên về hướng tìm hiểu – Đưa ra các dự đoán suy luận dựa về cách thức hoạt động của não bộ trên các tri thức hiện nay của chúng ta về cấu tạo, cách thức hoạt động của não bộ chứ chưa phải là nghiên cứu thực thụ...
  • Internet và các vấn đề về ngôn ngữ và tư duy

    07/04/2016Linh Hanyi phỏng vấn nhà văn Hà Thủy NguyênSố đông luôn luôn bị “lôi đi” theo một cách nào đó. Nếu ở thời trước người ta bị “lôi đi” bởi những lời hứa hẹn lý tưởng, những giấc mơ về cuộc sống thiên đường, đến thời đại Internet, việc tương tác liên tục khiến tư duy con người bị phân mảnh, thông tin bị nhiễu loạn kinh khủng, một ngày không biết có bao nhiêu tin tức, nên người ta cần một cái gì đấy đập thẳng vào mặt, thật sốc, thật scandal...
  • Khái niệm tự do

    06/04/2016Nguyễn Trần BạtTừ xưa đến nay, tự do luôn là một khái niệm bí ẩn và trừu tượng đối với con người. Đúng như tên gọi, tự do không chịu khuôn mình vào bất kỳ chiếc khung nào, ngay cả trong những nỗ lực của các nhà triết học, các nhà khoa học ở mọi thời đại nhằm mô tả và lý giải khái niệm tự do. Có lẽ vì thế, cho đến nay, tự do là cái gì đó quen thuộc mà vẫn xa lạ đối với con người...
  • Bản chất và con đường của nó

    11/11/2015Nguyễn Tất ThịnhSau đây tôi thử định nghĩa theo cách : thật ngắn / bao hàm / phổ quát.... với một số Danh Từ phức tạp ( hay được nói / hỏi đến khi làm việc ), như sự giải trí, nhưng có lẽ cũng có thể chia sẻ...
  • Tư duy khoa học

    27/10/2015Tư duy khoa học là giai đoạn cao, trình độ cao của quá trình nhận thức, được thực hiện thông qua một hệ thống các thao tác tư duy nhất định trong đầu óc của các nhà khoa học (hoặc những người đang sử dụng các tri thức khoa học và vận dụng đúng đắn những yêu cầu của tư duy khoa học) với sự giúp đỡ của một hệ thống “công cụ" tư duy khoa học nhằm "nhào nặn các tri thức tiền đề, xây dựng thành những tri thức khoa học mới...
  • Lịch sử phát triển của khái niệm tự do

    09/10/2015“Moderm Political Thinhkers and Ideas”, RoutledgeTrong thế kỉ 20, nhà nghiên cứu lịch sử các ý tưởng, Isaiah Berlin (1909 – 1998), đã cố gắng phân biệt giữa, như ông gọi, khái niệm tự do “tích cực” và khái niệm tự do “tiêu cực” trong lịch sử tư tưởng chính trị...
  • Tư duy hệ thống và đổi mới tư duy

    26/03/2014GS. TSKH. Phan Đình DiệuThế kỷ 20 vừa đi qua và những thành tựu khoa học to lớn mà loài người đạt được trong thế kỷ đó đã làm đảo lộn nhiều hiểu biết vốn có của chúng ta về những vấn đề cơ bản như không gian và thời gian, vật chất và vũ trụ, sự sống và con người, rồi tiếp đến là kinh tế và xã hội... Từ những hiểu biết mới trong nhiều lĩnh vực khác nhau dần dần đã hình thành một quan điểm mới, một tư duy mới về thiên nhiên cũng như về xã hội của chúng ta...
  • Phương pháp định nghĩa - Phát triển tư duy

    24/12/2009Nguyễn Tất ThịnhTrong trải nghiệm công việc của mình, tôi rút ra ý nghĩa to lớn của việc bắt đầu cũng như duy trì, quán xuyến được các định nghĩa. Hơn nữa nếu theo cách định nghĩa tôi chia sẻ dưới đây thì các định nghĩa rất nhiều khi được hình thành một cách dường như tự nhiên, dễ tham gia của những đối tượng khác cùng thảo luận hay trao đổi trong môi trường học tập, nghị sự, hội thảo…giúp tất cả các bên đi đến tiếp cận đúng và phong phú về một SVHT nào đó được đề cập.
  • Khái niệm lý luận

    04/12/2006Lưu Hà Vĩ"Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Hy vọng, vấn đề khái niệm lý luận được trình bày khái quát trong bài viết này sẽ góp một tiếng nói lý trí cùng với đội ngũ trí thức cách mạng của chúng ta cống hiến ngày càng hiệu quả hơn cho sự nghiệp phục sinh và chấn hưng dân tộcvì dân giàu nướcmạnh, xã hội công bằng,dân chủ, vănminh....
  • Góp phần tìm hiểu các khái niệm sự vật và thuộc tính

    14/11/2006Nguyễn Ngọc HàTrong hệ thống các khái niệm của phép biện chứng duy vật, mỗi khái niệm có một vị trí xác định. Nếu các khái niệm của khoa học này được sắp xếp theo thứ tự từ rộng đến hẹp, thì vị trí đầu tiên là khái niệm vật chất và kế tiếp theo sẽ là hai khái niệm sự vật và thuộc tính: bởi vì trong hiện thực khách quan không có cái gì khác ngoài các sự vật và các thuộc tính (tính quy định) của chúng...
  • Khái niệm với tính cách một vấn đề triết học

    20/09/2006Bùi Thanh QuấtKhái niệm là một trong số những thuật ngư được sử dụng rộng rãi trong sách báo khoa học. Chúng ta cần phải biết "Khái niệm là gì?”. Câu hỏi, Khái niệm là gì? trước hết là câu hỏi của triết học. Vấn đề triết học này tuy đã được đặt ra và phân tích trong các sách giáo khoa về logic học, lý luận nhận thức, phép biện chứng, nhưng hiện nay vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau....
  • Cần có cách nhìn mới đối với khái niệm “Bóc lột”

    02/03/2006Nguyễn Sĩ PhươngSự chuyển đổi từ nền kinh tế quản lý tập trung sang nền kinh tế thị trường buộc chúng ta phải có cách nhìn đổi mới với khái niệm “bóc lột" - một khái niệm có liên quan chặt chẽ cả về lý luận lẫn thực tiễn với một số vấn đề kinh tế và xã hội rất cơ bản hiện nay do thực tế đặt ra cần phải giải quyết...
  • Thử nêu mấy nét chủ yếu của phong cách tư duy khoa học hiện đại

    24/08/2005Phạm Duy HảiMột số ngành khoa học phi cổ điển đầu tiên đã ra đời từ cuối thế kỷ 19, song khoa học hiện đại chỉ thực sự ra đời do cuộc cách mạng vĩ đại trong khoa học tự nhiên đầu thế kỷ XX. Mở đầu là thuyết lượng tử, đến thuyết tương đối, và đặc biệt là cơ học lượng tử. Các lý thuyết khoa học vĩ đại này đã làm thay đồi căn bản lối suy nghĩ về tự nhiên và hình thành một phong cách tư duy khoa học mới, gọi là phong cách phì cổ điển...
  • Từ sự mơ hồ của một khái niệm

    11/02/2003Ít nhất là năm năm trở lại đây, trên các văn bản và các bài báo, đã lưu hành một khái niệm giáo dục dần dần trở thành quen thuộc, đó là khái niệm "đa ngành, đa lĩnh vực". Khái niệm này được ứng dụng cho các trường đại học, đặc biệt là cho mô hình giáo dục được cho là đổi mới: đó là mô hình đại học quốc gia.
  • xem toàn bộ