Cái giá của sự thiếu thông tin

11:55 CH @ Thứ Sáu - 19 Tháng Mười Một, 2010

Bạn có biết tại sao giá tiền của một chiếc xe máy mới và của một chiếc xe mới đi được một tháng lại chênh lệch rất nhiều? Tại sao sinh viên Việt Nam học khá giỏi, kiến thức khá vững ở một vài lĩnh vực ví dụ như Toán nhưng vẫn khó tìm được học bổng cao học tại nước ngoài? Bạn có biết sự buôn bán lừa gạt, đưa ra những sản phẩm kém chất lượng ảnh hưởng ra sao đến nền kinh tế?

Hay sự không trung thực trong giáo dục có trách nhiệm như thế nào đến sự phát triển kinh tế của đất nước?

Các nhà kinh tế học đã tìm ra được câu trả lời từ những năm 70 mà lời giải vẫn còn tươi mới trong bối cảnh Việt Nam. Trong bài viết được giải Nobel năm 2001 "The Market for Lemons: Quality Uncertainty and the Market Mechanism" (một nghiên cứu về mối liên hệ giữa thị trường và sự mất cân bằng về xử lý thông tin), George Akerlof phân tích sự ảnh hưởng của thông tin một chiều trong thị trường bằng cách đưa ra ví dụ sau:

Trong thành phố có bán 100 chiếc xe cũ, trong đó có 50 chiếc vẫn tốt và 50 chiếc kém chất lượng. Những chiếc xe chất lượng cao trị giá 3 đồng, và những chiếc xe kém chất lượng trị giá 1 đồng. Tuy nhiên, người mua không phân biệt được chất lượng của những chiếc xe, vì thế người ta phải bán những chiếc xe này với cùng một loại giá. Người ta nghĩ ngay là vậy thì bán với giá 2 đồng là thích hợp nhất. Hãy nghĩ lại một chút, những người sở hữu những chiếc xe tốt sẽ không chịu bán với giá như vậy, vì thế họ rút chân ra khỏi thị trường. Và chỉ còn lại những chiếc xe tồi.

Ví dụ này nói lên được điều gì? Chỉ vì không có đủ thông tin mà người mua đã đẩy chất lượng thị trường xuống. Người ta hay nói xe mới đắt hơn nhiều so với xe mới đã dùng là do con người tâm lý muốn sở hữu xe mới, nhưng George Akerlof phân tích đó là do sự thiếu thông tin về sản phẩm.

Nói chuyện với các giáo sư tại Cornell, họ nói lý do họ ít nhận sinh viên từ Việt Nam là do họ không đọc được thông tin gì từ bảng điểm và giấy giới thiệu trong các đơn xin học. Người ta không biết điểm phảy 9.0/10 có chứng minh được điều gì không. Và những giấy giới thiệu nhiều khi lại chính do học sinh tự viết và mang đến cho thày giáo ký.

Người ta nói khá nhiều về chuyện thói quen buôn thúng bán mẹt, nói thách, mặc cả cũng là một cản trở của nền kinh tế mới. Đi mua hàng mà cứ lo ngay ngáy là bị lừa thì cũng làm con người ta không muốn mua sắm gì cả. Tại Mỹ và một số nước khác, hệ thống bảo đảm khá tốt người mua hàng trong vòng 30 ngày có thể mang đi trả lại. Mới nghe qua người ta nghĩ thế thì mấy công ty này làm ăn thế nào được? Nhưng thực ra đó lại là chính sách đánh vào lòng tin của người mua.

Giáo dục là nơi đào tạo con người kiến thức và kỹ năng mới, nhưng nó còn mang một nhiệm vụ quan trọng khác mà chúng ta ít nhìn thấy. Bảng điểm, hay những việc ngoại khóa đã học là thước đo khả năng làm việc, suy nghĩ của sinh viên, mà dựa vào đó các công ty có thể biết rõ hơn và tìm được những nhân viên thích hợp. (Tại Mỹ hầu như trường học nào cũng có hàng chục, hàng trăm tổ chức, câu lạc bộ ngoại khóa, từ những câu lạc bộ nghiêm túc như giúp đỡ người khuyết tật cho tới những câu lạc bộ vui chơi giải trí). Người ta nói rất nhiều, nhưng xin một lần nữa nhắc lại: Đại học tại Việt Nam so với các nước không chỉ thua kém về mặt truyền đạt kiến thức, mà bằng cấp lại không đưa được một thông tin nào để so sánh khả năng của từng người. Các hoạt động ngoại khóa nhiều khi lại chỉ gói gọn trong việc tổ chức đoàn thể.

Ta có thể tiếp tục đưa ra hàng loạt các ví dụ khác về ảnh hưởng của sự thiếu hụt thông tin và các giải pháp. Để kết thúc xin giới thiệu với bạn một ứng dụng của lĩnh vực này trong tin học. Nếu bạn đã từng mua sách cũ qua amazon.com bạn sẽ để ý, độ tin cậy của mỗi người bán đều được bình dựa vào những lần bán trước đó. Nhiều lúc tôi cũng lựa chọn cuốn sách đắt hơn một chút nhưng người bán nó có nhiều phiếu bầu. Hệ thống này được gọi là Reputation system và nó còn được sử dụng trong nhiều mô hình của peer to peer network.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Một góc nhìn khác về bằng cấp

    22/03/2016Tạ Thị Ngọc ThảoCó nhiều nguyên nhân khiến người ta không thể tìm đến trường để học: không trang trải nổi chi phí học tập, bận nuôi sống bản thân mình và lo cho nhiều người khác... Nhưng cũng có những người sau khi làm bài toán so sánh họ chọn con đường tự học, tự đào tạo. Theo họ, lợi ích thu được từ việc đến trường không bằng cơ hội, thời gian, tiền bạc… mà họ phải mất đi....
  • Doanh nghiệp doanh nhân & văn hóa

    07/11/2006Lê Đăng DoanhDoanh nghiệp là một loại tế bào của xã hội, doanh nghiệp không chỉ là một đơn vị kinh doanh, doanh nghiệp là một cơ sở văn hóa và mỗi doanh nghiệp có văn hóa kinh doanh của mình. Văn hóa của doanh nghiệp không tách rời với văn hóa của xã hội là hệ thống lớn bao gồm doanh nghiệp...
  • Có nên sưu tầm bằng cấp?

    14/07/2006Lê Ngân (Careers)Nhiều người mới tốt nghiệp đã nhanh chóng vỡ mộng vì cuộc sống đi làm, họ thấy mình không đi đến đâu, chán ngán với công việc, buồn chán với những quy định cơ quan, và nghĩ rằng cách duy nhất để cải thiện hoàn cảnh đó là đi học...
  • Bù thông tin

    02/04/2006Nguyễn Vạn PhúTrong nền kinh tế thị trường lúc nào cũng có tình trạng một bên có nhiều thông tin cần thiết trong giao dịch hơn so với bên kia - gọi là thông tin bất đối xứng. Và để bù đắp vào chỗ thiếu hụt đó, bên thiếu thông tin phải được đền bù...
  • Đạo đức kinh doanh

    08/01/2006Tôn Thất Nguyễn ThiêmNăm 2005 đi qua cùng với sự lắng lại của nhiều vụ xì-căng-đan của một số doanh nghiệp tại TPHCM. Những bài viết trong cụm bài này chỉ nhằm mục đích khơi gợi và nhen nhóm ý tưởng xây dựng một hệ thống quy tắc đạo đức kinh doanh trong mỗi doanh nghiệp.
  • Cơn khát bằng cấp, học hàm, học vị

    14/11/2005GS. Hồ Ngọc ĐạiNhân loại đang cơn khát tư hữu và cơn khát quyền lực. Cơn khát ấy là chuyện tất nhiên, nó thế là nó thế, không nên đặt ra vấn đề tốt xấu, sang hèn (mà có chăng thì chỉ ở cách thức thỏa mãn thôi)...
  • Học để có kiến thức, không vì bằng cấp

    06/08/2005Tiến sĩ Phan Quốc ViệtQua cách học và cách dạy hiện nay ta có cảm tưởng rằng mục tiêu của sinh viên là học để lấy bằngvà mục tiêu của các trường cũng là dạy để cấp bằng. Thực trạng đào tạo hiện nay phản ánh khá rõ cách hiểu sai về mục tiêu đào tạo. Vì hiểu mục tiêu đào tạo là có bằng nên hiện nay các trường chỉ cố gắng cung cấp một số lượng kiến thức nhất định đủ để cấp được bằng cho sinh viên...
  • Cuộc rượt đuổi bằng cấp

    01/06/2005Ra trường thất nghiệp, chưa biết về đâu thì... làm cái cao học (nghe thật sang). Có việc rồi nhưng trốn việc, cao thủ nhất là xin cơ quan cho đi học.
    Bất mãn sếp, đi học! Thấy đứa trẻ hơn ngồi ghế trên mình, ngứa mắt, cũng đi học!
    Tóm lại, cứ bị ức chế thì nên đi học. Một công đôi việc, rất văn minh! Nhưng đi học để làm việc, hay chỉ là rượt đuổi bằng cấp?
  • xem toàn bộ