Cải cách giáo dục - Điểm hội tụ của tất cả các cuộc cải cách
Cuộc sống nối tiếp nhau bằng các thế hệ và thế hệ đi trước chuẩn bị cho thế hệ sau bằng con đường giáo dục. Hay nói cách khác, sứ mệnh quan trọng của giáo dục là chuẩn bị lực lượng cho tương lai. Đó có thể là việc chuẩn bị cho sự xuất hiện của lực lượng kinh tế mới, lực lượng chính trị mới hay con người mới nói chung. Tuy nhiên, yếu tố chuẩn bị lại nằm trong quá khứ. Do đó, cải cách giáo dục khác với các cuộc cải cách khác là nó tạo ra thế hệ con người của tương lai.
Trong mối quan hệ giữa các cuộc cải cách thì cải cách kinh tế, cải cách chính trị, cải cách văn hóa hướng vào ba mảng khác nhau của đời sống, còn cải cách giáo dục góp phần hình thành và phát triển đời sống, gắn kết sự phát triển của thế hệ trước với các thế hệ tiếp theo, tức là đảm bảo tính liên tục của đời sống. Chúng ta không thể ghép cải cách giáo dục vào bất kỳ cuộc cải cách nào, bởi nội dung cải cách giáo dục chứa đựng nội dung của cả ba cuộc cải cách trên.
Giáo dục là hành vi mang chất lượng bản năng nhất của nhân loại. Chúng ta chuẩn bị cho cải cách giáo dục bằng cả kinh nghiệm của quá khứ lẫn dự báo của tương lai. Lý do là nếu không có chất lượng quá khứ thì không có sự kế thừa lịch sử mang chất lượng tự nhiên của đời sống. Nhưng nếu đem tất cả quá khứ ra để cải cách giáo dục thì chúng ta sẽ tạo ra một lực lượng cũ hơn, còn nếu không kế thừa quá khứ thì chúng ta sẽ không đảm bảo được tính liên tục của đời sống. Chính vì vậy, cải cách giáo dục cũng phải được thực hiện đồng bộ với các cuộc cải cách còn lại. Và các cuộc cải cách chính trị, kinh tế và văn hóa chỉ có thể được coi là thành công khi tính đúng đắn của chúng hội tụ vào sự đúng đắn của cải cách giáo dục.
Đối với các nước đang phát triển, nội dung của cải cách giáo dục chính là cải cách những yếu tố giáo dục hiện tại để chuẩn bị con người cho tương lai. Chính vì thế khi đưa ra các chương trình cải cách giáo dục thì các nước này buộc phải hiểu rất rõ tương lai đòi hỏi cái gì, tức là phải có tầm nhìn. Đó không phải tầm nhìn phỏng đoán mà là tầm nhìn hiện thực, tức là tầm nhìn của những người có kinh nghiệm sống. Các nhà giáo dục là thành phần cơ bản của đội ngũ trí thức, thế nhưng đội ngũ trí thức của các nước thế giới thứ ba lại rất tách rời đời sống, cho nên họ không có nhiều kinh nghiệm sống; họ không gắn với xã hội nên không thể tiên lượng một cách cụ thể tương lai của xã hội. Tất nhiên, nếu dựa vào kinh nghiệm cụ thể để tiên lượng tương lai thì cũng là một việc khó.
Ở đây, việc vay mượn hệ tiêu chuẩn cải cách, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, tức là phát triển con người, được đặt ra. Các nước thế giới thứ ba phải học bằng cách quan sát ở bên ngoài.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu Nhơn