Bức xúc về những "vết đen" trong cuộc sống hàng ngày
Mấy hôm rồi, tôi có xem TV thấy nói về những cuốn truyện tranh dành cho thiếu nhi, những sản phẩm văn hóa chính thống qua kiểm duyệt, được giới thiệu cho các nhóc 14, 15 tuổi một cách lệch lạc. Những cảnh hở hang, âu yếm, những pha đấm đá xé quần áo của thiếu niên mà đến các bậc làm cha, làm mẹ như tôi nhìn còn cảm thấy xấu hổ. Tôi thì thấy nó bệnh hoạn. Kể ra cũng không vấn đề gì với tôi khi mà ở quê tôi, những cuốn truyện tranh như Đôrêmon, 7 Viên ngọc rồng hay Thần đồng đất Việt nhàu nát vẫn là niềm mơ ước của những đứa trẻ đang tuổi thiếu niên, nhi đồng.
Những cảnh như thế này được xem là truyện tranh cho trẻ em. (Ảnh DHT) |
Tuy nhiên, tôi cũng tặc lưỡi nghĩ không ảnh hưởng gì đến con dân mình đâu vì dù sao cả bộ truyện dày và đắt tiền ấy chưa về đến làng. Nhưng rồi chợt nghĩ, biết đâu sau một thời gian những ấn phẩm đó lại lưu lạc về quê tôi, không biết lúc đấy tôi còn đủ thờ ơ để xem đấy không phải là chuyện của mình nữa hay không?
Mấy lần xem Thời sự, chỉ nghe qua, tôi tưởng nó đơn giản là những cuốn truyện tranh xuất bản lậu hay hợp tác xuất bản lậu. Nhưng xem và nhìn rõ nội dung một cách cận kề, tôi băn khoăn tự hỏi: Không biết vai trò, chức năng quản lý về văn hóa ở đâu mà để lọt ra thị trường những đứa con tinh thần hư hỏng đến như vậy?
Thời gian gần đây dư luận chú ý nhiều hơn đến mấy công ty bột ngọt, bột sắn đầu độc dân cư xung quanh làm ảnh hưởng đến đời sống của họ. Nhưng những cuốn truyện tranh với nội dung bạo lực, khiêu dâm và biến thái, có tác dụng đầu độc trong giới trẻ hiện nay lại chẳng được quan tâm? Nó ảnh hưởng đến cả một thế hệ, ảnh hưởng đến lối sống, lối suy nghĩ của cả một tầng lớp.
Nhiều người thường nói đó là những thứ văn hóa lai căng, pha tạp và biến thái nhưng tôi nghĩ đấy không đáng gọi là văn hóa. Thế mà vẫn để lọt qua được.
Vụ Vedan thì người ta có thể định giá được mức độ thiệt hại là bao nhiêu tỉ, bao nhiêu thời gian để khôi phục nguyên hiện trạng. Nhưng những vụ đầu độc về văn hóa sách thiếu nhi trong thời gian vừa qua, tôi tin rằng chẳng thể tính được và không biết khôi phục nhân cách sống cho một thế hệ thanh thiếu niên thì mất bao lâu.
Ta thường nói phải giữ gìn nét văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc nhưng không biết mục tiêu ấy đang ở đâu?
Cuốn sách này được xem là phỉ báng tuyên ngôn độc lập lại chỉ nhận được lời xin lỗi?! (Ảnh DHT) |
Những thứ được gọi là văn hóa “sờ ti cô” nhại lại tuyên ngôn độc lập, dám phổ nhạc một bài ca cách mạng thành một thứ không biết nên gọi là cái gì và dám được in thành sách bìa cứng dành cho những người có trình độ cao đọc. Buổi tiệc thác loạntại lễ kỷ niệm 20 năm thành lập một công ty có tiếng được coi là sự cố nhỏ. Nhưng tôi nghĩ, đó cũng là sự thấp kém về văn hóa!?
Nếu chúng ta đổ tại vì thế này, vì thế kia, vì bộc phát, vì bốc đồng thì cuối cùng cũng không đi đến đâu cả.
Đến bây giờ tôi mới hiểu tại sao người nước ngoài làm những chương trình giới thiệu văn hóa, đất nước con người Việt ra thế giới lại hay đến vậy. Phải chăng đó là thứ nguyên bản, là tinh túy? Tôi sợ lắm một cuộc xâm lăng văn hóa cực nguy hại.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVề tật xấu của người Việt: Tre Việt Nam trong thế kỷ 21
09/05/2008Phong Doanh“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005