Bơi ra biển

08:43 SA @ Thứ Năm - 10 Tháng Bảy, 2008
Sáng qua, Thủ tướng Phan Văn Khải đã đánh chiêng khai mạc phiên giao dịch đầu năm tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội. Nói chuyện với cán bộ, nhân viên của trung tâm, Thủ tướng nhắc nhở: Thị trường tài chính nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng là một lĩnh vực nhạy cảm, không được phép sai lầm, vì nếu sai lầm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế.

Tiếng chiêng của Thủ tướng cũng là tiếng chiêng mở màn cho sự vận hành nền kinh tế nước ta sau những ngày vui Tết cổ truyền – một cuộc vận hành với dự định phải tăng tốc mạnh mẽ, có sức đột phá. Tuy nhiên, lời nhắc nhở của Thủ tướng cho thấy dù sẽ có những thành công mang tính đột phá mạnh mẽ, nhưng chúng ta cũng buộc phải đối phó với nhiều khó khăn, thách thức khi bơi ra biển lớn thời kỳ hội nhập. Bất cứ một sai lầm nào, bất cứ một sự chủ quan thỏa mãn nào cũng tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro khôn lường.

Sự liên thông của thị trường tài chính là biểu hiện rõ nhất sự liên thông kinh tế toàn cầu, kể cả thành công và thất bại. Điều này phụ thuộc vào khả năng xử lý của Nhà nước cũng như mỗi nhà quản lý kinh tế. Đã qua rồi cái thời mỗi sự thành công của kinh tế trong một thời điểm nhất định lại được coi là đỉnh cao với thái độ thỏa mãn thái quá! Đánh giá kết quả kinh tế phải là sự khái quát trên diện rộng và bề sâu, và phải căn cứ vào mức độ ổn định bền vững, mà trong đó môi trường cạnh tranh quốc tế với sự liên thông là tiêu chí không thể bỏ qua. Thực tế cho thấy thời kinh tế hội nhập, ngay cả những nền kinh tế hùng mạnh nhất cũng bị lao đao bởi sự cạnh tranh quốc tế, bởi sự tính toán sai lầm kể cả trong từng chi tiết nhỏ. Và trong tình hình hiện nay, sự “lao đao” đó được coi là phổ biến với mọi quốc gia. Trước Tết, hẳn nhiều người đã biết chuyện Hãng ô tô Ford nổi tiếng thế giới phải tiến hành đóng cửa 14 nhà máy tại Bắc Mỹ, với tổng số việc làm bị cắt giảm từ 25.000 đến 30.000. Ở Mỹ, chuyện một hãng nổi tiếng và hùng mạnh buộc phải làm những việc không muốn làm như Ford không phải là hiếm. Trước đó, một hãng sản xuất các bộ phận ô tô lớn như Delphi cũng đã tuyên bố phá sản. Và rồi ngay cả một số nước Châu Âu cũng bị lao đao vì những đổ vỡ tài chính…

Nền kinh tế Việt nam bơi ra biển lớn (tham gia nền kinh tế toàn cầu) sẽ thu được những thành công lớn. Tuy vậy, chúng ta phải chuẩn bị tinh thần và vật lực để đối phó với những rủi ro lớn. Đã là quy luật thì phải chấp nhận, không có cách nào khác. Do vậy, lời nhắc nhở đầu xuân của Thủ tướng phải được coi là mệnh lệnh của Chính phủ đối với tất cả những nhà quản lý kinh tế: Chúng ta không được phép sai lầm khi bơi ra biển lớn!

Nguồn:
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Công nghiệp hóa = Đô thị hóa?

    30/03/2015Nguyễn Bỉnh QuânMười năm tăng tốc phát triển liên tục. GDP trên đầu người tiến tới sát mức 1000 USD cái ngưỡng mà nhiều chuyên gia dự báo sẽ xuất hiện những vần đề nan giải mới, sẽ bộc lộ các khía cạnh không bền vững do tăng trưởng quá nóng. Một trong các biểu hiện rõ nhất là vấn đề của các đô thị...
  • Hội nhập không chấp nhận quản lý tồi

    05/07/2008Hoàng DzựDù muốn hay không, để phát triển kinh tế xã hội vững mạnh thì cần thiết phải hội nhập với kinh tế thế giới, việc đó giống như một dòng sông cần kết nối với nhiều dòng khác để tránh tình trạng khi thì bị lũ dâng cao, khi thì bị cạn dòng trơ đáy...
  • Mùa gió chướng

    18/05/2008Nhà sử học Dương Trung QuốcChưa bao giờ đầu óc bị phân tâm như thời điểm này. Cuộc sống trở nên bề bộn của những chuyển đổi . Mới hơn một năm gia nhập WTO, vừa mới những ngày ngây ngất với những chỉ tiêu vượt trội, nay lần đầu tiên Quốc hội phải biểu quyết hạ thấp những chỉ tiêu phát triển kinh tế mới thông qua, ngón tay còn lưu cái cảm giác tê tê của lần ấn nút cách đây mới chừng nửa năm...
  • Kornai bàn về ổn định kinh tế vĩ mô

    30/04/2008TS. Nguyễn Quang AVề cải cách và ổn định kinh tế vĩ mô đã được ông nói khá nhiều trong cuốn "Con đường dẫn tới nền kinh tế tự do" ngoài những thứ khác liên quan đến quá trình chuyển đổi như cải cách sở hữu. Ông bàn kỹ về việc phải chặn đứng lạm phát, phục hồi cân bằng ngân sách, về chính sách tỉ giá v.v...
  • Lạm phát hay tăng trưởng: Con người và ý chí

    29/04/2008GS, TS Trần Ngọc ThơChống lạm phát bằn cách thắt chặt tiền tệ, giảm cung tiền, tăng lãi suất, dẫn tới giảm tổng cầu hàng hóa, giá hàng hóa và xuất khẩu giảm...
  • Luận bàn về quản lý: Nhà nước, mô hình tập đoàn và cổ phần hóa

    27/04/2008Sau một năm gia nhập WTO, bên cạnh những thành tựu thu được, Việt Nam phải đối mặt với hàng loạt vấn đề lớn có xuất phát điểm từ điều hành quản lý kinh tế. Giới doanh nghiệp, người dân tiếp tục trông đợi sự chèo lái của Nhà nước nhằm giảm thiểu những rủi ro tiềm ẩn ở phía trước. Bàn về vấn đề này, các chuyên gia kinh tế khẳng định, để đáp ứng sự trông đợi đó, đã đến lúc cần một sự đổi mới về quản lý Nhà nước...
  • An ninh tài chính: Một khía cạnh xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ theo định hướng XHCN

    14/04/2008Nhà báo Trường Phước (Bình luận kinh tế năm 2003)Hệ thống tài chính - tiền tệ phải được xây dựng, vận hành theo những nguyên tắc của kinh tế thị trường, công khai, minh bạch...
  • Lời nhỏ giữa biển lớn

    19/02/2007Trần Hữu Huỳnh – Trưởng ban pháp chế VCCITừ hồ ra sông, từ sông ra biển, như sự vận động của dòng nước, nền kinh tế Việt Nam nay như con thuyền đang ở giữa Biển lớn. Biển quá mênh mông để các cơ hội được mở tới tận... chân trời. Biển cũng quá huyền bí đủ cho mọi rủi to ở ngay dưới đáy con thuyền nhỏ...
  • Ra biển phải cưỡi sóng

    07/06/2006Nguyễn TrungNgày nay toàn cầu hóa kinh tế thế giới đã đạt tới nấc thang phát triển: Cả thế giới thách thức một người, một người có khả năng coi cả thế giới là đối tượng lao động của mình...
  • Phải “ra biển” như thế nào?

    06/06/2006Nguyễn MỹĐó là câu hỏi chúng tôi đặt ra giữa tang thương của cơn bão số 1 (khiến 18 tàu bị chìm và mất tích, 246 ngư dân bị chết, trong đó chỉ tìm thấy 20 thi thể). Trả lời cho câu hỏi này trước tiên là của ngành thủy sản. Bởi chỉ có họ mới nắm được các "công dân” của ngành mình đang hoạt động ở đâu, trên những phương tiện như thế nào, và cần đầu tư, hỗ trợ những gì...
  • Vươn ra biển lớn thế nào?

    24/05/2006Thanh ThảoKhông phải chỉ đóng tàu to, trang bị máy mạnh là chúng ta đã có "đôi hia bảy dặm" thần kỳ đủ sức chinh phục biển cả. Đúng như trưởng ban chỉ huy PCLB T.Ư Lê Huy Ngọ đã công nhận: "Có thuyền to máy mạnh nhưng nếu chúng ta không trang bị phương tiện thông tin, không nâng cao hiểu biết của chủ phương tiện, của thuyền trưởng thì dù chúng ta có dự báo, cảnh báo cũng vẫn không có kết quả tốt được"...
  • Đã sẵn sàng ra “biển” WTO?

    23/05/2006Nguyễn Ngọc BíchKhông bao lâu nữa chúng ta sẽ gia nhập vào Tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Hiện nay hoạt động kinh tế của chúng ta giống như mình đang ở trên sông, vào WTO chúng ta ra biển. Chúng ta đã sẵn sàng chưa?
  • xem toàn bộ