Bình thường… mà sống…

09:00 CH @ Thứ Hai - 08 Tháng Sáu, 2015

Lời tựa:

Tôi thường chia sẻ với mọi người : ‘sống bình thường với mọi điều’ thật ra không dễ, khi trong môi trường phải mưu cầu, bon chen và đầy cám dỗ ‘tham sân si’. Nhưng tuyệt vời làm sao khi hết hai nhiệm kỳ Tổng thống 8 năm Bush trở về cuộc sống bình thường. Khi đóng góp bao nhiêu công trạng với nước Anh, bà Thủ tướng Thatcher chọn một lễ tang bình thường nhất cho mình… Khi nhà khoa học được giải Nobel cao quý trở lại cuộc sống nghiên cứu bình thường như muôn nhà khoa học khác, một tỉ phú Đan Mạch vẫn lao động bình thường sau khi trao tặng hết tài sản…

Tôi viết truyện này có vẻ như không có thật, nhưng tính chất của chuyện thì tôi đã thấy rất thật ở nhiều người ( với những tình tiết và hoàn cảnh khác nhau của họ ). Tự tôi thấy thêm ý nghĩa của việc ‘sống bình thường’ nếu được thế thì cũng rất là hay ho…


Một người đàn ông chất phác, thuộc loại bình thường mọi nhẽ… Vợ con anh ta vốn quen… không lấy làm bất mãn , và cũng không đặt thêm bất cứ kỳ vọng gì, cũng có thể gọi là họ cùng nhau tạm có cuộc sống yên ổn bình thường...

Tuy thế, anh ta hoàn toàn hiểu được điều bình thường được nghe từ nhiều tiền bối bình thường vẫn nói : đã bình thường, không có gì đặc biệt lại càng không nên ‘tham sân si’ . Anh lấy đó làm ‘căn cứ địa cho tâm lý bình thường’ của mình !

Có lần, đến nơi đám đông, sau khi mọi người tản về, anh ta ra cuối, thấy có chiếc ví to đẹp trông dày cộp như ai để rơi trên ghế ( chắc hẳn trong có khá nhiều tiền ). Anh ta chỉ đưa mắt nhìn, như không mảy may gợn lên điều gì, trở về nhà…rất bình thường.

Lần khác, sau khi kết thúc hội nghị chung, như mọi lần, anh ta luôn là người chậm rãi đứng lên sau cùng để ra về, lại nhìn thấy chiếc cặp da to trông thật sang trọng thò ra trong ngăn bàn, chắc do ai để quên. Anh ta cầm để lên mặt bàn, mở ra…ôi chao là khá nhiều những xấp tiền 500 ngàn. Anh ta tần ngần ít phút, rốt cuộc dứt khoát, gọi người lễ tân đến nói lại và đưa chiếc cặp đó cho họ tìm trả lại người chủ của nó. Rồi trở về nhà…chả kể lại gì với ai…cố bình thường.

Thật lạ, tip người như anh ( như đã thoát ‘tham sân si’ ) lại hay gặp thử thách thế chứ ? Gần đây, trong một hoàn cảnh khác đi công tác, trời đã buông tối, trong lúc ngồi đợi ở bến tàu, thấy đụng dưới chân ghế đá mình ngồi ở một góc khuất dưới tán lá cây thấp nhỏ có một vật cứng nặng, cúi xuống nhìn thấy chiếc va ly cỡ trung, xách thấy bên trong có những khối khá nặng chứ không phải là thứ nhẹ như quần áo…Chỉ có chiếc khóa nhỏ xinh. Xung quanh chả có mấy ai, và chả có ai để ý… Anh ta kiếm một que sắt cứng hì hục một lúc bật tung được khóa, mở ra. Trời ạ, bên trong là từng tệp đô la xếp khít vào nhau ! Mắt anh ta sáng lên, đảo nhìn quanh nhiều lần…xách va li đi nhanh ra một chỗ khuất khác, xa chiếc ghế đá vừa ngồi…Mở hé nắp va li ra kiểm nhanh…có lẽ phải có giá trị trên chục tỉ đồng ! Một cảm xúc, sinh khí như trào ngược lên đỉnh đầu anh rần rật…Anh nghĩ ngay về vợ và gia đình ! Xách va li đi thật nhanh qua những con đường tấp nập, quên hẳn việc đến bến tàu để đi đâu, anh tìm vào một quán cà phê khá lịch sự, yên tĩnh ở góc phố vắng, gọi một ly bia…suy nghĩ lao lung…Sau một lúc như chế ngự được một chút bừng bừng, anh điện thoại cho vợ…

Tiếng người vợ : - sao hôm nay giọng anh như có gì rất không bình thường thế ?

Anh muốn nói với em điều này : anh sẽ tặng em và con một ngôi nhà và chiếc ô tô xịn – Anh cố nói bằng giọng bình thường nhưng không dấu nổi sự nghiêm trọng bất bình thường chưa từng có.

Anh cố nói bình thường đi, không thì em đang cảm thấy sợ hãi đấy – vợ căng thẳng trả lời

Để tăng thêm ấn tượng, anh ta nói bằng giọng tình cảm nhưng long trọng : ‘anh đã có điều kiện tặng em và con điều bấy lâu vẫn ấp ủ trong lòng’ ! Rồi câu đi câu lại vừa hồi hộp, vừa lo lắng người vợ cũng hiểu ra căn cớ của sự việc.

Anh ơi, thôi anh đem va li tiền đó đến đồn công an đó cho người có trách nhiệm xử lý đi. Em và con ai cũng ước ao nhà đẹp và ô tô xịn. Nhưng chúng ta sẽ giải thích thế nào cho con và mọi người thông cảm được những thứ đó từ đâu mà ra ? Nghề nghiệp, công việc, bản thân cách của nhà mình không bao giờ có thể được như thế . Vả lại số tiền ấy quá lớn thì không thể bình thường mà bị bỏ quên dưới ghế đá , không thể là của người bình thường, việc bình thường cho được. Mang nó về thì cả nhà mình trở nên bất minh trong cách nhìn của bao người xung quanh, nhà mình dính líu vào cuộc sống sẽ bị đảo lộn hết cả lên mà thôi ! Số tiền đó đúng là mua được nhà và ô tô, nhưng để sống trong đó, duy trì chúng thì tiền nữa sẽ ở đâu ra ? Cả anh và em đều không hề biết kinh doanh gì. Tiếp theo sẽ như thế nào ? Hơn nữa…anh về với gia đình cư xử sẽ không bình thường được như xưa nữa ?…Không biết được ! Nên hãy nghe em, càng nhanh càng tốt rời bỏ cái va li đó đi . Chúng ta vẫn sống bình thường anh ạ!

Thế anh bỏ lại nó ở đâu đó vậy nhé ? Anh ta thở dài, cố lấy lại tâm trạng bình thường, thì thầm hỏi vợ

Không được anh ạ, phải mang đến đồn công an thôi ! Kẻo có ai đó tham lấy nó đi thì khổ cho người bị mất. Nếu không phải thế thì cũng không có lợi cho Nhà nước. Người vợ khuyên.

Anh ta nghe theo vợ, ngồi nhấm nháp thêm tí bia, cảm thấy vô cùng nhạt nhẽo, bỏ dở , chậm rãi đứng lên xách va li đến đồn cảnh sát gần đó…..

Theo bạn phần kết là gì ? Anh ta nếu làm theo ý vợ, sau đó có bình thường được nữa không ? Nhưng sẽ xảy ra những điều không bình thường sau :

Công an sẽ giữ anh ta lại căn vặn rất rất nhiều điều….vì thế mà….

Anh ta bỏ lỡ chuyến đi công tác mà tổ chức giao nhiệm…nên bị là….

Con anh ta sẽ biết chuyện, so đo với bao kẻ trong xã hội ‘này nọ’ mà giàu có…rồi ‘nọ này’

Đấy là chưa kể, trước đó : một người trong quán trông nhã nhặn, hóa ra là người tọc mạch, trong sự yên tĩnh của không gian quán café, hắn nghe hình dung tỏ mọi chuyện…. Sự bình thường trong tâm lý không còn nữa nên nghĩ cách mưu sự không bình thường …với anh ta… Hắn tiến đến hỏi như thuyết phục : ‘này nhà anh có thấy bao nhiêu quan chức rất bình thường mà vẫn chiếm cái gọi là ‘của Nhà nước do Dân làm chủ’ hoặc lấy thứ ‘tài sản của nhân dân do Nhà nước quản lý’ thành của riêng không ? Nghe thế tuy có ý muốn theo ý chỉ của vợ, nhưng trong tâm hồn anh dấy lên những đợt sóng không bình thường được nữa….

Cá nhân tôi mong rằng …mọi sự hãy trở lại sự bình thường…. mà sống…

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Người Việt và triết lý sống “phúc đức tại Mẫu”

    11/08/2019Nguyễn Thị Minh TháiChữ hiếu của người Việt đã thành quan niệm phổ thông trong xã hội, và kết dính keo sơn với hai chữ phúc-đức mà ông bà cha mẹ luôn muốn trao truyền cho con cháu.Chữ hiếu của người Việt đã thành quan niệm phổ thông trong xã hội, và kết dính keo sơn với hai chữ phúc-đức mà ông bà cha mẹ luôn muốn trao truyền cho con cháu...
  • Học để biết đủ

    15/11/2016TS. NSND Bạch TuyếtÐạo Phật dạy chúng ta biết đủ, còn chúng ta học hỏi lẫn nhau, trao đổi thông tin cho nhau để từ từ đến lúc nào đó giác ngộ, biết thế nào là đủ.
  • "Kinh doanh cũng không đơn giản là để kiếm tiền"

    31/03/2016Đối với tôi kinh doanh cũng không đơn giản là để kiếm tiền, đôi khi người ta phải giải thích hành vi của mình với đối tượng khác và khi sử dụng mục tiêu kiếm tiền để giải thích thì dễ dàng tìm được sự đồng thuận của những người liên quan như gia đình, bạn hữu. Nhưng tôi nghĩ rằng tiềm ẩn trong tâm lý các nhà kinh doanh thì không đơn giản như thế. Đôi khi người ta tìm kiếm sự độc lập bản thân...
  • Viết đơn giản mới là người thông minh

    05/12/2013Những từ ngữ văn hoa cùng kiểu font chữ phức tạp - 2 thủ thuật thường được sinh viên áp dụng trong các bài viết của mình - được các chuyên gia đánh giá là xuất phát từ những người kém thông minh.
  • Triết lý sống

    08/02/2009Nguyễn Tất ThịnhTriết lý: là những điều được rút tỉa bởi trải nghiệm, như một quan niệm nền tảng, cốt lõi trên cơ sở nhìn nhận điều gì là (nguồn cội tâm thế/ giá trị tinh thần/ sức mạnh ứng xử) được phát biểu ngắn gọn, xúc tích...
  • Kinh tế là những câu chuyện đơn giản

    04/07/2005Ngô Nhân Dụng, Đặc TrưngCác nhà kinh tế học thường bị coi là một giống người phức tạp, khó hiểu, và không có ý kiến nào chắc chắn. Quý vị có biết câu chuyện "nhà kinh tế một tay" nổi tiếng từ nửa thế kỷ rồi không? Trong tuần báo Economist hồi tháng 11 năm 2003 họ viết một bài với nhan đề đó, "The one-handed economist" với dụng ý chỉ trích một tác giả, ông Paul Krugman, Đại học Harvard, rằng ông là một nhà kinh tế học... chỉ có một tay!
  • xem toàn bộ