Triết lý sống

Giảng viên Học viện Hành chính Quốc gia
06:04 CH @ Chủ Nhật - 08 Tháng Hai, 2009

Triết lý: là những điều được rút tỉa bởi trải nghiệm, như một quan niệm nền tảng, cốt lõi trên cơ sở nhìn nhận điều gì là ( nguồn cội tâm thế / giá trị tinh thần / sức mạnh ứng xử ) được phát biểu ngắn gọn, xúc tích - Như một tín điều, làm kim chỉ nam cho cách xử thế, hành động hay lối sống của một Cá nhân hay một Cộng đồng.

Những Triết lý thường hay dựa trên và tiệm cận đến những Phạm trù thuộc: ( Chân lý / Đạo đức / Sức mạnh / Trí tuệ / Tiền tài / Địa vị / Sống Chết …) xoay quanh sự Bảo tồn / Thể hiện / Tranh đấu / Mưu cầu….Nhưng tựu lại, nói chung đi đến tính giáo dục bởi tính đúng đắn, tính Hệ quả của nó mà khích lệ các Cá nhân / Cộng đồng đều có thể tham khảo tích cực.

Bởi vậy, Triết lý sống thực sự là kho tàng văn hóa sống của Cá nhân hay Cộng đồng vậy. Hậu quả Sống vinh hay chết nhục cũng bởi người ta có trong túi những Triết lý sống đó như thế nào?

Thực ra ai, tổ chức nào cũng có Triết lý sống của riêng họ. Phát biểu ra được hay không là do họ cảm nhận về mức độ được chấp nhận đến đâu bởi Cộng đồng ( tính chính thống, minh sáng, uy tín, sự ảnh hưởng, sự thành đạt…) Bởi vậy sự trải nghiệm và thành tựu của một Cá nhân hay Cộng đồng cũng có thể đo được bằng số các Triết lý của họ có được trong hành trình cuộc sống. Những Triết lý đó dựa trên Phạm trù nào, hướng tới điều gì, mạnh hay yếu mà có thể biết được Cá nhân / Cộng đồng đó ra sao

Tôi thử ví dụ một vài Triết lý Sống điển hình:

1. Người Daghetxtan: Người đàn ông chỉ rút gươm ra chiến đấu trong hai trường hợp : Một là vì Tình yêu, hai là vì Danh dự

2. Napoleon: Tôi là người sau cùng rút gươm, nhưng sẽ là người cuối cùng tra gươm vào vỏ. Nhưng tôi chỉ sử dụng nó với những Cái Đầu minh mẫn và có đủ tư cách để thừa nhận tôi.

3. Dân Cowboys Texas: Đừng bao giờ để súng của Bạn hết đạn. Cuộc sống là khẳng định chủ quyền.

4. MI 5 (Cục Tình báo trung ương Anh): Bạn có thể tin hay không từng điều của Người, nhưng đừng tin vào bản thân họ.

5. Nguyễn Tất Thịnh: Khi trong túi Bạn không có tiền Bạn đừng mong nói đến Đạo đức mà hãy cố gắng kiếm ra nó một cách lương thiện, bản thân Bạn là Đạo đức

6. Nguyễn Tất Thịnh: Có thể đo được Thiên Hà, đo được biển sâu, nhưng không đo được lòng Người, vậy thì đừng để lòng Người sinh biến. Làm việc với Người cần phải tin, nhưng nếu chỉ có vậy thôi thì đó là điều rủi ro lớn nhất

7. Mục sư Luther King: Khi Bạn có thể tự chi trả cho bữa ăn của mình thì Bạn mới thoải mái ngồi dự bữa ăn mà người khác mời bạn

8. Người Ai Cập Cổ đại: Một người không chứng minh được cái / điều mà anh ta sở hữu thì anh ta phải bị làm nô lệ. Nền chính trị tiến bộ phải giúp cho mỗi người chứng minh được quyền sở hữu chính đáng

9. Người Trung Quốc: Đến Con chó ốm cũng biết tự kiếm ăn cho mình. Là Con người không bao giờ được ngồi chờ chết. Và hãy nhớ sống không phải là đi đến chỗ chết

10. Của nhiều người Việt Nam bây giờ thì phải? Khôn cũng chết, dại cũng chết, biết thì sống.

Và đây là của Năm Cam thì phải? Những gì không mua được bằng tiền thì mua được bằng rất nhiều tiền.

>> Xem thêm về Đặc trưng văn hóa các nước...

Vì mỗi bài viết, không phải mục đích để thỏa chí viết của tôi, mà muốn nhằm tới chia sẻ với Bạn đọc những Giá trị sống. Để khích lệ các Bạn, tôi biên tập và dịch lại những điều sau :



Xem những suy ngẫm cùng tác giả...

Khát Vọng
Sáng tác: Phạm Minh Tuấn
Thể hiện: Hồng Nhung

>> Nghe nhạc...

Hãy sống như đời sông để biết yêu nguồn cội
Hãy sống như đồi núi vươn tới những tầm cao
Hãy sống như biển trào, như biển trào để thấy bờ bến rộng
Hãy sống như ước vọng để thấy đời mênh mông
Và sao không là gió, là mây để thấy trời bao la
Và sao không là phù sa rót mỡ màu cho hoa
Sao không là bài ca của tình yêu đôi lứa
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư
Và sao không là bão, là giông, là ánh lửa đêm đông
Và sao không là hạt giống xanh đất mẹ bao dung
Sao không là đàn chim gọi bình minh thức giấc
Sao không là mặt trời gieo hạt nắng vô tư

Cát bụi
Trình bày:Khánh Ly
Sáng tác: Trịnh Công Sơn
>> Nghe nhạc...

Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi
Để một mai vươn hình hài lớn dậy
Ôi cát bụi tuyệt vời
Mặt trời soi một kiếp rong chơi

Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi
Để một mai tôi về làm cát bụi
Ôi cát bụi mệt nhoài
Tiếng động nào gõ nhịp không nguôi

Bao nhiêu năm làm kiếp con người
Chợt một chiều tóc trắng như vôi
Lá úa trên cao rụng đầy
Cho trăm năm vào chết một ngày

Mặt trời nào soi sáng tim tôi
Để tình yêu xay mòn thành đá cuội
Xin úp mặt bùi ngùi
Từng ngày qua mỏi ngóng tin vui

Cụm rừng nào lá xác xơ cây
Từ vực sâu nghe lời mời đã dậy
Ôi cát bụi phận này
Vết mực nào xóa bỏ không hay.

Một Đời Người Một Rừng Cây
Sáng tác: Trần Long Ẩn
Thể hiện: Trọng Tấn

>> Nghe nhạc...

Khi nghĩ về một đời người, tôi thường nghĩ về rừng cây
Khi nghĩ về một rừng cây, tôi thường nhớ về nhiều người
Trẻ trung như cụm hoa hồng, hồn nhiên như ngàn ánh lửa chiều hôm khi gió về
Cây đã mọc từ thuở nào, trên đồi núi thật cằn khô
Cây có hiểu vì sao chim thường kéo về làm tổ
Và em như cụm lan mọc từ những cành cổ thụ già kia

Và tôi vẫn nhớ hoài một loài cây sống gần nhau thân mới thẳng
Có một cây là có rừng và rừng sẽ lên xanh, rừng giữ đất quê hương

Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, gian khổ sẽ dành phần ai
Ai cũng một thời trẻ trai, cũng từng nghĩ về đời mình
Phải đâu may nhờ rủi chịu, phải đâu trong đục cũng đành.
Phải không anh? Phải không em?

Chân lý thuộc về mọi người, không chịu sống đời nhỏ nhoi
Xin hát về bạn bè tôi, những người sống vì mọi người
Ngày đêm canh giữ đất trời, rạng rỡ như rừng mai nở chiều xuân.

Tôi ơi đừng tuyệt vọng
Sáng tác: Trịnh Công Sơn
Thể hiện: Hồng Nhung
>> Nghe nhạc...

Đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng
Lá mùa thu rơi rụng giữa mùa đông
Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng
Em là tôi và tôi cũng là em.

Con diều bay mà linh hồn lạnh lẽo
Con diều rơi cho vực thẳm buồn thêm
Tôi là ai mà còn ghi dấu lệ
Tôi là ai mà còn trần gian thế
Tôi là ai, là ai, là ai?
Mà yêu quá đời này.

Đừng tuyệt vọng, tôi ơi đừng tuyệt vọng
Nắng vàng phai như một nỗi đời riêng
Đừng tuyệt vọng, em ơi đừng tuyệt vọng
Em hồn nhiên rồi em sẽ bình minh

Có đường xa và nắng chiều quạnh quẽ
Có hồn ai đang nhè nhẹ sầu đêm.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Một số lời nói hay của nhà Phật

    13/06/2018DQA (Sưu tầm)Kẻ thù lớn nhất trong cuộc đời là chính mình. Câu nói này rất quan trọng. Trong cuộc đời chúng ta thường có một số kẻ thù, như bọn lưu manh, vô lại, kẻ tiểu nhân... Bọn cầm thú mặc quần áo người đó vô cùng tàn ác, nhưng nếu nhìn thấu, thì bọn chúng cũng chỉ là lớp cặn bã...
  • Hội nhập những giá trị cá nhân

    22/04/2018Nguyễn Trần BạtTôi nghĩ rằng, đi tìm cái quy luật tinh thần của mỗi một vĩ nhân trong cuộc đời chính là cách tốt nhất để chúng ta dẫn mình đến những thử nghiệm tinh thần của mình...
  • Cái tôi, thành công và thất bại

    07/01/2018Nguyễn Tất Thịnh- Cái Tôi hoà với cái Chúng ta làm cái Chúng ta mang bộ mặt người và cái Tôi trở nên có tầm vóc.
    - Đánh mất mình thì không giữ được Nhân – Không hiểu mình thì chẳng thấy được Thiên – Không bỏ công thì không dung được Địa...
  • Hãy một lần thấu hiểu với nỗi nhọc tâm của những người cố gắng sống tốt

    10/07/2017Nguyễn Tất ThịnhTôi đã gặp nhiều người đàn ông và đàn bà, là bạn bè bởi vậy hay quan sát và ngẫm nghĩ những vấn đề cuộc sống của họ. Tôi viết bài này để chia sẻ, mong ít nhất có một sự thay đổi nho nhỏ cho cách sống của ai đó, để ai đó đỡ thiệt thòi, cũng vui sống, bình đẳng trong cuộc sống tinh thần...
  • Thu hoạch Làm người đầu Xuân

    05/03/2016Minh Bùi (tổng hợp)- Ý động thì Quỷ Thần biết. Tâm tĩnh có Trời Phật hay.
    - Tâm có tĩnh mới đối phó được đời động.
    - Để tồn tại phải giành giật chiến đấu với đối thủ - nhưng để phát triển phải chiến đấu và chiến thắng với chính mình...
  • Tản mạn về triết lý đời thường

    11/12/2015Trường GiangXin đừng ai nghĩ rằng con người bình thường chỉ biết sống theo thói quen, chỉ biết chống đỡ bị động mọi khó khăn cản trở để tồn tại. Không, nghìn lần không; con người dẫu thấp kém đến mấy vẫn có những suy nghĩ, thậm chí vẫn có những chính kiến, thiên hướng sống rõ ràng...
  • Nhân sinh quan tích cực

    13/05/2015Đại sư Tinh Vân (Nhuệ Anh dịch)Mỗi người đều có một nhân sinh quan khác nhau, có người lạc quan, có người bi quan. Người lạc quan luôn nghĩ về mặt tốt của mọi việc, giữ cách nhìn lạc quan; người bi quan lại luôn nghĩ về mặt xấu của mọi việc, giữ cách nhìn bi quan...
  • Cảm nhận triết lý tục ngữ, ca dao

    10/10/2014Song PhanTheo một lối suy ngẫm nào đó, có thể coi những thể ngữ ca dao đọng lại cho đến bây giờ là kết quả của vô vàn những cuộc tuyển chọn, nên thường là những điều người hôm nay vẫn tâm đắc, gật gù, thấy chúng. nghiệm đúng với mình. Thế là chúng mang tính triết lý. Triết lý chẳng qua là những kinh nghiệm sống, nghiệm đúng nhiều trường hợp. Nghiệm đúng càng nhiều thì triết lý càng nâng cao...
  • Gẫm suy về…

    23/01/2009Phạm Văn HạngNhân sinh ai cũng biết mọi sự vật trong trời đất sẽ tan biến qua thời gian, dù cứng như đá, vững như đồng, những lâu đài thành quách, cả núi cao ngàn trượng…những gì càng to lớn, chất ngất cao, khi đổ vỡ thường gây ra dư chấn không chỉ khoảnh khắc đang xảy ra mà cả ngàn vạn năm sau con người còn dò tìm ngọn ngành, soi rọi tính năng, di chỉ, sự kiện…để làm nấc thang khám phá, xây dựng tầng tầng lớp lớp tri thức của con người thông qua thời gian, mở ra ý niệm tồn sinh và hủy diệt.
  • Mỗi người

    28/11/2008Nguyễn Khắc NhoMỗi người vừa là cá nhân nói riêng trong cộng đồng, vừa là chủ nhân của cộng đồng, vừa sáng tạo ra tình yêu và hạnh phúc cho mình và cho mọi người, vừa được cảm nhận tận hưởng tình yêu hạnh phúc của mọi người đem lại...
  • Tạ Thị Ngọc Thảo và triết lý của doanh nhân Phật tử

    03/04/2008Tiếp tục những trăn trở của một người đi trước dành cho giới trẻ, chị Tạ Thị Ngọc Thảo chia sẻ với bạn đọc một cách sống và làm việc theo triết lý nhà Phật trong thời đại cạnh tranh ý tưởng...
  • Đôi lời bàn về Lực – Trí – Tài - Quyền - Thế - Đạo

    27/10/2006Nguyễn Tất Thịnh...cái Tổ chức đó phải có vị thế đẳng cấp trong một xã hội rộng lớn hơn chính nó, để Lực – Tâm – Trí – Tài - Quyền của mỗi thành viên trong đó được lan toả khả năng và sức ảnh hưởng để có thể khẳng định mình và cống hiến, phát triển trên thế thượng phong...
  • Tìm hiểu những yếu tố triết học (hay triết lý dân gian) trong tục ngữ Việt Nam

    24/03/2006Vũ HùngTục ngữ và triết học là hai lĩnh vực, hai hiện tượng ý thức xã hội khác nhau. Tục ngữ thuộc lĩnh vực nghệ thuật, là một thể loại folklore, còn triết học thuộc lĩnh vực khoa học, là khoa học về thế giới quan và phương pháp luận. Tri thức của tục ngữ là tri thức dân gian, được rút ra trên cơ sở quan sát và miêu tả cái cụ thể, đó là những tri thức kinh nghiệm, những "lẽ phải thông thường"...
  • xem toàn bộ