Bây giờ… trở lại ngày xưa
Câu thơ Baogiờ trở lại ngày xưa(không rõ tác giả) làm nhiều người nhớ không kém gì câu Ôi thời oanh liệt nay còn đâu(của Thế Lữ trong Nhớ rừng) hay Đẹpvô cùngTổ quốc ta ơi(của Tố Hữu trong Ta đi tới), cho dù nó (câu Bao giờ trở lại ngày xưa)chỉ mang một nội dung theo một quan niệm cũ mèm: Hiện tại thì chán chường, tương lai thì chưa rõ, chỉ có quá khứ là tốt đẹp thôi. Tuy nhiên, tôi vẫn phải nói thêm rằng: Những gì thuộc về quá khứ mà tốt đẹp thì chúng ta phải giữ gìn, tôn cao
Người viết bài này, đã không ít lần nghe nhiều người cao tuổi chép miệng: Phở bây giờ ra gì, giò chả bây giờ ra gì nếu so với ngày xưa... và nhiều thứ nữa so với ngày xưa. Và tôi thực sự không tin điều đó. Bởi vì tôi biết rất rõ: Ngày xưa, rất nhiều người không được ăn phở, ăn giò chả... nhiều như bây giờ. Mà một khi đã ăn ít thì nhớ lâu, nhớ dai đến mức nhớ đời nữa. Còn một khi đã ăn nhiều đến mức nhàm chán, thì còn ai nhớ làm gì nữa.
Cũng như nhiều người, thời tôi mới lớn (vào những năm 60 của thế kỷ trước), cái việc được ăn phở, được ăn giò chả được coi là những "sự kiện lớn". Lâu lâu mới được ăn một, hai miếng giò mà gió có thể thổi bay. Vì giò chả được đánh giá cao hết mức nên hễ có ai đi ăn cưới về khoe: Hôm nay được cắn giò ngập răng, thì phải hiểu ngay rằng: Đám cưới này được đánh giá rất cao. Và khi nào ốm, may ra mới được ăn một bát phở để bồi dưỡng và thêm điều kiện...chữa bệnh. Vào dịp tết nhất mà được ngửi mùi táo Tàu thôi, đã thấy thỏa mãn cái tâm lý bần cố nông lắm rồi. Tóm lại, rất nhiều thứ đã trở thành quen thuộc, bình dân như bây giờ lại được coi là xa xỉ phẩm thôi ấy.
Đọc một câu trong Hà Nội băm sáu phố phường của Thạch Lam viết về cái sự thưởng thức bún chả: Mùi thịt nướng bay lên như một nỗi nghi ngờhay chấm miếng chả vào bát nước mắm sao cho nó thấm nhuần hương vị,tuy thấy hay thì hay thật, thi vị thì thi vị thật, nhưng vẫn thấy thương các cụ thời ấy sống khổ sống sở quá và quý miếng ăn quá. Hay khi đọc một vài bài viết của Nguyễn Tuân mới thấy hồi ấy các cụ chỉ biết có bia chai Trúc Bạch, cho nên luôn coi bia Trúc Bạch là hạng nhất. Cái gì quá hiếm cũng sinh quý, là thế! Chứ ở thời buổi bia nhiều như quân Nguyên và cạnh tranh dữ dội với nhau như sóng biển trào dâng này như bây giờ, hình như bia Trúc Bạch - một loại bia mà cụ Nguyễn từng ngợi ca, đã biến khỏi thị trường không kèn không trống từ lâu rồi. Tôi không có ý chê ai, chê cái gì...chỉ nêu lên cái thực tế: Hồi ấy, chúng ta chẳng có gì để mà lựa chọn, so sánh như bây giờ được.
Bao giờ trở lại ngày xưa? Khỏi phải mong ước thì có khối cái trong xã hội đã trở lại ngày xưa rồi.
Ở nông thôn, ruộng đất lại chia ra, đâu có hợp lại như thời hợp tác hóa nông nghiệp. Rồi cái cảnh con trâu đi trước, cái cày
Có một thời rất dài, xã hội rất coi nhẹthành phần "thương" và xếp "thương" ở vị trí chót bảng trong câu sĩ - công - nông - thương. Đến nay, "thương" ngày một được đề cao. Bằng chứng là cả xã hội đang tôn vinh doanh nhân, doanh nghiệp, coi doanh nhân, doanh nghiệp là một động lực để thúc đẩy sự phát triển của nềnkinh tế thị trường.
Bao giờ trở lại ngàyxưa? Trong trường học, người ta quay lại và đề cao lời dạy của các bậc thánh hiền: Tiên học lễ hậu học văn và học sinh lại xưng con với thầy (thay vì xưng em với thầy) như xưa.
Mới đây, trong một lần xuống làm việc với Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, chính ông Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thiện Nhân đã phát biểu: "Để xây dựng và phát triển giáo dục, phải chọn được những người ưu tú làm thầy, cô giáo, chọn được những Sinh viên giỏi vào học sư phạm".
Tiếp nhận thông tin này, tự dưng tôi lại nhớ đến một thời chúng ta rất coi thường ngành sư phạm. Chẳng thế mà vào những năm 60, trong học sinh, sinh viên thường rỉ tai nhau một câu thành ngữ nghe thật thực tế và có phần chua chát: Nhất y, nhì dược, tạm được bách khoa, bỏ qua sư phạm. Đã có không ít học sinh sau khi tốt nghiệp cấp 3 (phổ thông trung học hiện nay) vì thành phần xấu (thành phần tư sản, địa chủ chẳng hạn,
Không phải là vào những năm ấy mới có quan niệm ấy. Mà cách đây chỉ 6 -7 năm thôi, tôi có một người cháu quê ở Nam Định, vì nhà quá nghèo, mà phải theo học ngành sư phạm. Nếu kinh tế gia đình cháu tôi khá giả hơn, chắc chắn cháu tôi sẽ
Anh Nguyễn Văn Chương tiếp tục đặt ra câu hỏi: "Tại sao chúng ta không thu hút người tài vào ngành sư phạm từ rất sớm như nhiều nước văn minh, hiện đại trên thế giới? Tại sao chúng ta không thu hút họ thông qua cơ chế, chế độ, điều kiện kèm
Một nhà báo nói với tôi: "Xã hội văn minh là xã hội tôn trọng con người và những quyền lợi của con người. Thước đo của nó là sự minh bạch, sự trung thực đến tận cùng. Con người ở xã hội phát triển là con người có nhiều sự lựa chọn nhất, cá nhân được phát triển nhiều nhất và cũng là những người chịu trách nhiệm trước bản thân mình từ những hành vi bình thường nhất. Trong giáo dục cũng vậy. Càng lớn lên, tôi càng thấy thấm thía lời dạy của cổ nhân “tôn sư trọng đạo”.
Xa xưa, người phương Tây có câu: Ngã từ đâu thì đứng lên từ đó.Lời dạy nàynghe tuy thật giản dị mà sâu sắc biết bao.
Muộn còn hơn không!
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường