Bàn về sự khó khăn của việc biến đổi tập tục cũ

11:51 SA @ Thứ Tư - 02 Tháng Mười Hai, 2015

Xưa nay trong ngoài (nước) không nơi nào vài mươi năm, vài trăm năm lại không có cuộc biến đổi về những tập tục cũ. Ngày nay, vạn quốc giao thông với nhau, học thức cùng trao đổi với nhau. Cái sở trường của kẻ khác có thể dùng để cải biến cái sở đoản của mình. Những tập tục cũ ắt phải biến đổi không ngừng. Tuy vậy có cái khó khăn ở đây. Phép cũ cùng truyền mãi, theo cũ lâu ngày thì đến miệng, tai, tay chân cũng quen với sự yên ổn, ít có sự biến đổi, thì việc lấy bên phải, đặt bên trái, chắc không phải là điều mong ước của lòng người.Đó là một điều khó.

Biến đổi một việc thì toàn cục cũng lay động theo, cái nghề công thương trong nước ắt là có sự lo lắng đến bàng hoàng và do dự. Việc làm tưởng là tiện lợi cho dân, trái lại thành làm hại dân. Đó là điều khó thứ hai.

Cái gọi là tiện lợi cho dân, thì đối với quốc dân lại có kẻ tiện lợi nhiều, có kẻ tiện lợi ít, làm gì có cái chuyện mọi người đều tiện như nhau cả. Những người không được hưởng cái tiện lợi, tất sẽ xúi giục ép buộc để cho việc không thể thi hành được. Đó là điều khó thứ ba.

Giữa lúc cũ mới giao nhau, ý kiến trái ngược nhau, nọ kia cũng khác, trên dưới rối loạn, gây thành họa lớn. Đó là điều khó thứ tư.

Việc biến đổi tập tục cũ đúng là rất khó và nguy hiểm, cho nên các nước châu Âu, đại khái là khi biến nền chuyên chế thành lập hiến, rồi lập hiến thành chế độ cộng hòa, tất phải trải qua cuộc biến loạn lớn. Đó là điều khó thứ năm.

Cái khó của việc biến đổi cái cũ, ở các nước đều như nhau, có riêng gì nước ta đâu? Nay nước ta, ví thử đưa ra một nghị định rằng: khắp cả nước ai cũng phải theo chế độ làm lính, ngày nọ sẽ phải đến tụ họp. Tôi biết dân ta sẽ có cảnh mẹ giữ con khóc suốt đêm, không an giấc. Lại bàn tiếp một nghị định rằng: nay xin mời các địa phương mở hội nghị để lo liệu lấy công việc chính trị trong địa phương mình. Tôi biết dân ta ắt sẽ nhìn nhau kinh ngạc hoang mang, không biết thi thố gì. Như thế thì tập tục sẽ mãi mãi không thể biến đổi được chăng? Không! Tập tục cũ đã đổ nát hết mức rồi. Còn an tâm nỗi gì mà không biến đổi! Ở trên có nói đến sự khó khăn, chỉ là muốn dân ta tự mình biến đổi tính tình phong tục để tạo cơ sở cho sự biến đổi về chính trị mà thôi. Mà muốn biến đổi tính tình, phong tục của dân ta, tất lại phải bắt đầu bằng sự tự giáo dục

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Khoa học công nghệ và sự đổi mới giữa các nền văn hóa

    04/08/2019Ths. Nguyễn Thị Lan Hương dịchBài viết đề cập đến một vấn đề phức tạp, mang tính toàn cầu - vấn đề quan hệ của khoa học công nghệ với sự đối thoại giữa các nền văn hoá. Theo tác giả, văn minh phương Tây bao gồm hai nền văn hoá: một bên là nền văn hoá mang đậm tính truyền thông, tôn giáo hay tính biểu tượng và bên kia là nền "văn hoá" mang tính khoa học công nghệ...
  • Sai lầm, rủi ro trong khoa học phương Tây và đổi mới tư duy về khoa học ở Việt Nam

    14/08/2016Lê Ngọc HùngTrong bài viết này, tác giả đã tập trung luận giải: 1) Vấn đề phán xét các sai lầm trong khoa học; 2) Việc phân loại các sai lầm trong khoa học; 3) Bản chất của các sai lầm thuần túy khoa học; 4) Vấn đề dân chủ hóa trong khoa học và trách nhiệm công dân của nhà khoa học; 5) Sai lầm thuần tuý khoa học và đổi mới tư duy về khoa học ở Việt Nam.
  • Trách nhiệm hàng đầu - đổi mới văn hóa và giáo dục

    17/12/2015Nguyễn TrungChỉ có văn hoá và giáo dục dục mới có thể làm nên diện mạo một nước Việt Nam mới, sau đó mới đến công nghiệp hoá –hiện đại hoá! Có văn hoá, có giáo dục, mới có thể công nghiệp hoá đất nước theo hướng hiện đại...
  • Ngày nay, không đổi mới nhận thức cũng coi như mù chữ

    11/12/2015Trường GiangTrình độ nhận thức thực tế khách quan của con người cũng bị giới hạn bởi điều kiện lịch sử. Có những điều mà ngày hôm nay cho là chân lý nhưng ngày mai lại bị nghi ngờ, thậm chí bị phủ định do có những phát minh, phát kiến mới, làm thay đổi hiểu biết của con người. Do đó nhận thức của con người phải luôn luôn đổi mới...
  • Tín hiệu thời đại nền tảng của đổi mới tư duy

    31/03/2014Trường GiangTrong cuộc sống của loài người ngày nay đang xuất hiện những thực tiễn mới, sáng chói những hào quang trí tuệ. Thực tiễn mới đó luôn bật ra tín hiệu, giúp con người tiên tiến nắm bắt, giải mã, tạo ra những làn sóng đổi mới tư duy, đổi mới hành động để dần dần tạo ra một thực tiễn mới đại trà...
  • Đổi mới triệt để

    14/09/2013Gôlamhoxein Xaeđi (Nam Tư)Trong cuộc họp làm quen giữa Môntazera, Tổng giám đốc mới của Viện lưu trữ Quốc gia với các trưởng phòng, Môntazera đã đọc bài diễn văn được chuẩn bị rất kỹ sau: - Các bạn trưởng phòng thân mến...
  • Đổi mới tư duy hay đổi mới cơ chế

    02/02/2011TS. Nguyễn Đức Thành
    Nhiều người so sánh giai đoạn hiện nay với giai đoạn đổi mới trước đây, và chờ đợi những tư duy mong đợi một “tư duy mong đổi mới”. Dù tư duy ấy có thể gồm một bộ ý tưởng được suy nghĩ, cân nhắc kỹ càng, có vẻ vẫn thuộc về lối tư duy cũ. Điều này có lẽ bắt nguồn từ kinh nghiệm của giai đoạn Đổi mới trước đây...
  • Hành trình tự đổi mới bản thân

    25/11/2010Tâm Việt, Nguyễn Thị Thùy Dương

    Sống thực sự là gì? Phần hồn và phần xác, phần tư duy và phần cảm xúc có phải lúc nào cũng thống nhất với nhau? Khi nó không đồng nhất, khi ta phải làm những việc ta không thích, khi ta thành công mà không hạnh phúc, khi ta muốn thành công mà bế tắc, khi ta không biết mình là ai và có ý nghĩa gì...

  • Đổi mới giáo dục: Cần cải cách toàn diện

    16/09/2009Hoàng Anh Thắng (thực hiện)Nhân dịp đầu năm học mới, Giáo sư Phan Đình Diệu, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Khoa học và giáo dục-UBTƯ MTTQ Việt Nam đã có cuộc trao đổi với Đại Đoàn Kết, ông khẳng định: “Đổi mới nền giáo dục, cần tiến hành một cuộc cải cách toàn diện, chứ không chỉ là những điều chỉnh đơn lẻ về từng mặt...”
  • Báo chí Việt Nam “đêm trước đổi mới”

    12/06/2009Đoan TrangTin tức hết sức lành mạnh, chỉn chu, không “lá cải” giật gân, thiên về quảng bá những điển hình tiên tiến; một số bài báo nổi tiếng góp phần vào sự nghiệp đổi mới sau đó… Đó là vài đặc điểm nổi bật của báo chí Việt Nam giai đoạn từ năm 1975 tới “đêm trước đổi mới”, năm 1986.
  • xem toàn bộ