Sống thực sự là gì? Phần hồn và phần xác, phần tư duy và phần cảm xúc có phải lúc nào cũng thống nhất với nhau? Khi nó không đồng nhất, khi ta phải làm những việc ta không thích, khi ta thành công mà không hạnh phúc, khi ta muốn thành công mà bế tắc, khi ta không biết mình là ai và có ý nghĩa gì...

"/>Sống thực sự là gì? Phần hồn và phần xác, phần tư duy và phần cảm xúc có phải lúc nào cũng thống nhất với nhau? Khi nó không đồng nhất, khi ta phải làm những việc ta không thích, khi ta thành công mà không hạnh phúc, khi ta muốn thành công mà bế tắc, khi ta không biết mình là ai và có ý nghĩa gì...

"/>

Hành trình tự đổi mới bản thân

Giảng viên Tâm Việt Group
03:28 CH @ Thứ Năm - 25 Tháng Mười Một, 2010

Chắc ai trong chúng ta cũng từng nghe đến tác phẩm "Hồn Trương Ba ra hàng thịt". Đây là vở kịch được Lưu Quang Vũ viết năm 1981, công diễn lần đầu tiên năm 1984. Trong tác phẩm, Trương Ba là một ông lão gần sáu mươi, thích trồng vườn, yêu cái đẹp, tâm hồn thanh nhã, giỏi đánh cờ. Chỉ vì sự tắc trách của Nam Tào gạch nhầm tên mà Trương Ba chết oan. Theo lời khuyên của "tiên cờ" Đế Thích, Nam Tào, Bắc Đẩu "sửa sai" bằng cách cho hồn Trương Ba được tiếp tục sống trong thân xác của anh hàng thịt mới chết gần nhà. Nhưng điều đó lại đưa Trương Ba và một nghịch cảnh khi linh hồn mình phải trú nhờ vào người khác. Do phải sống tạm bợ, lệ thuộc, Trương Ba dần bị xác hàng thịt làm mất đi bản chất trong sạch, ngay thẳng của mình. Ý thức được điều đó, Trương Ba dằn vặt, đau khổ và quyết định chống lại bằng cách tách ra khỏi xác thịt.

Hồn Trương Ba "ngồi ôm đầu một hồi lâu rồi vụt đứng dậy" với một lời độc thoại đầy khẩn thiết:

"Không. Không! Tôi không muốn sống như thế này mãi! Tôi chán cái chỗ ở không phải là của tôi này lắm rồi! Cái thân thể kềnh càng, thô lỗ này, ta bắt đầu sợ mi, ta chỉ muốn rời xa mi tức khắc!Nếu cái hồn của ta có hình thù riêng nhỉ, để nó tách ra khỏi cái xác này, dù chỉ một lát".

Có khi nào ta cũng có những trăn trở và giằng xé như Trương Ba, con người ta thực sự nằm ở đâu? Ý nghĩa cuộc sống của ta là gì? Ta là ai, một tâm hồn nho nhã của ông lão Trương Ba thích làm vườn hay một ông Trương Ba thô lỗ ở hàng thịt? Nếu một ngày khi ta bị bắt rời xa khỏi thế giới này thì lý do gì để ta tiếp tục sống?

Sống thực sự là gì? Phần hồn và phần xác, phần tư duy và phần cảm xúc có phải lúc nào cũng thống nhất với nhau? Khi nó không đồng nhất, khi ta phải làm những việc ta không thích, khi ta thành công mà không hạnh phúc, khi ta muốn thành công mà bế tắc, khi ta không biết mình là ai và có ý nghĩa gì... Ta phải làm gì?

Người Thầy một tay dắt cậu học trò khuyết tật bước đi từng bước, mắt thầy nhìn thẳng vào mắt cậu bé, mặt đanh lại và miệng thét lớn. "Đứng dậy nhìn tao và bước đi. Đi, đi nhanh lên, nhìn tao đây này, bước, bước". Cậu học trò toát mồ hôi, nhích lên từng bước chân và tiến thẳng tới trung tâm của sân khấu.

Để có những bước đi như vậy cậu bé đã nỗ lực rất nhiều cùng với niềm tin mà người Thầy dành cho cậu. Từ việc bác sĩ kết luận là "cậu không thể đi đứng được" đến việc cậu có thể đứng được 2 phút rồi 7 phút rồi 17 phút.. và bắt đầu đi được những bước chân đầu tiên ở tuổi 20 của mình. Đó là cả một cuộc hành trình dài.

Việc bước đi đối với một số người là một thành công rất lớn và đối với một số người khác đó là việc đơn giản đến mức không phải nghĩ tới. Với ta thành công thật sự là gì? Ta có đang thành công và thành công với đúng với những gì mình có hay không. Thành công của ta có phải là độc nhất, vượt trội? Làm sao để ta đạt được thành công đó? Để trả lời tất cả những câu hỏi đó, ta phải làm gì?

Vậy ta là ai? Ta sống để làm gì? Đâu là con người thật sự của ta? Ta đang sống hay đang tồn tại? Ta thực sự muốn gì trên cuộc đời này? Đâu là thành công thật sự của ta? Đâu là hạnh phúc thật sự của ta? Ta phải làm gì?...

Cuộc sống thì vẫn tiếp diễn, ta đã sinh ra là một kiếp người và làm sao sống như một con người. Tôi nhớ Thầy tôi từng nói "Khi con sâu bướm đến tuổi, nó bắt buộc phải lột xác, hình thành kén và hóa bướm, nếu không nó sẽ chết. Khi đại bàng 40 tuổi, nó bắt buộc phải chịu những đau đớn tột cùng của việc nhổ lông, cậy mỏ để bước sang tuổi mới, nếu không nó sẽ chết. Còn con người chúng ta, có quyền lựa chọn cách mình sống, cách mình vươn lên, có khi cả cách mình chết đi... chúng ta có quyền lợi và nghĩa vụ lựa chọn mục tiêu, ra quyết định cho cuộc đời mình. Nếu ta không lựa chọn & quyết định ta sẽ là nô lệ cho lựa chọn & quyết định của người khác".

Sống là người đừng hành động như loài vật. Sống là người đừng chết ở tuổi 20 và đến 80 tuổi mới chôn. Và tất nhiên quyển sách này sinh ra là để chúng ta trở thành những con người thực sự người nhất, khám phá ra mình và khẳng định được mình. Ta không chỉ thành công mà thành công trên chính thế mạnh của mình, thành công trên đỉnh núi của riêng ta. Điều đó mới thật sự cho ta sự xuất sắc vượt trội và giàu sang vinh quang.

Ta sẵn sàng bước tiếp chưa?

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc: