Bài thơ cuối cùng của nhà cách mạng Nguyễn An Ninh
Nguyễn An Ninh (15 tháng 9 năm 1900 - 14 tháng 8 năm 1943) là nhà văn, nhà báo, nhà cách mạng ở đầu thế kỷ 20 trong lịch sử Việt Nam.
Ông mất trong tù vào ngày 14 tháng 8 năm 1943, hai năm trước khi Việt Nam giành lại được độc lập, hưởng dương 43 tuổi.
Tháng 9 năm 1939, Thế chiến thứ hai bùng nổ ở châu Âu. Ở Đông Dương, nhà cầm quyền Pháp liền tuyên bố thiết quân luật, ráo riết truy lùng, bắt bớ và sát hại các nhà yêu nước và chiến sĩ cách mạng, hòng ngăn ngừa nhân dân Việt vùng lên tự giải phóng mình.
Ngày 5 tháng 10 năm 1939, Nguyễn An Ninh lại bị bắt lần thứ năm (và đây cũng là lần cuối cùng). Sau đó, ông nhận án 5 năm tù lưu đày Côn Đảo. Trên đảo, ông bị hành hạ, bị đói khát triền miên khiến ông kiệt sức dần…
Từ năm 1925-1940, chỉ trong vòng 15 năm, Nguyễn An Ninh đã 5 lần vào khám của thực dân Pháp. 11 năm 6 tháng tù ở 20 năm biệt xứ, 10 năm mất quyền công dân. Nguyễn An Ninh mất năm 43 tuổi tại nhà tù Côn Đảo. |
…Một hôm, người lính Pháp gác cổng trại giam tên là Rognorn đã kêu rú lên khi thấy trong chiếc bao bố là xác ông Ninh được bó trong manh chiếu. Rognorn chạy nhanh đến xin chúa đảo Côn Đảo Tisseyer một cái hòm, nhưng chẳng được gì ngoài lời chửi rủa. Bà Charlotte Printanière, vợ của giám đốc Sở điện của đảo, trước đây cùng học chung với ông Ninh, đến ngỏ ý muốn đóng một quan tài cho ông, nhưng cũng bị chúa đảo từ chối.
Vì vậy, chiếc xe bò chở xác Nguyễn An Ninh cứ như thế, lại tiếp tục lộc cộc đi qua những con đường gập ghềnh để đến khu mộ Hàng Keo. Thấy quần áo ông quá cũ nát, một người tù đã lấy chiếc áo còn khá lành lặn của mình để thay. Và họ đã tìm thấy trong túi áo ông những dòng chữ viết nghệch ngoạc như sau:
Sống - Chết
Sống mà vô dụng, sống làm chi
Sống chẳng lương tâm, sống ích gì?
Sống trái đạo người, người thêm tủi
Sống quên ơn nước, nước càng khi.
Sống tai như điếc, lòng đâm thẹn
Sống mắt dường đui, dạ thấy kỳ
Sống sao nên phải, cho nên sống
Sống để muôn đời, sử tạc ghi.
Chết sao danh tiếng vẫn còn hoài
Chết đáng là người đủ mắt tai
Chết được dựng hình tên chẳng mục
Chết đưa vào sử chứ không phai
Chết đó, rõ ràng danh sống mãi
Chết đây, chỉ chết cái hình hài
Chết vì Tổ quốc, đời khen ngợi
Chết cho hậu thế, đẹp tương lai.
Lưu truyền trong đồng bào Đức Hòa Hốc Môn bài thơ về Nguyễn An Ninh, thể hiện một nhân sinh quan của người cách mạng:
“Chống Thực nung sôi giọt máu hồng,
Bốn mươi bốn tuổi trãi gan trung.
Nhân dân còn mắc vòng nô lệ,
Khoa giáp màng chi miếng đỉnh chung.
Một thác Côn Sơn bia vạn cổ,
Bao lần Chuông Bể dội non sông.
Dân quyền đánh thức hồn dân tộc,
Trước có Lư Thoa (J.J. Rousseau) , sau có ông.”
“Vì nước hy sinh cả một đời,
Xương tàn vùi lấp đảo xa xôi
Ngàn năm chôn xác không chôn tiếng,
Vì nước hy sinh cả một đời”.
"Công chi sinh, sinh ích vu thời,
Tạo hóa kỳ sinh, sinh hữu tử,
Công chi tử, tử lưu vu hậu,
Anh hùng chi tử, tử như sinh"
tạm dịch:
"Ông đã sinh, sinh để có ích cho đời,
Tạo hóa mà sinh, sinh có mất,
Ông đã mất, mất để lưu danh hậu thế,
Anh hùng mà mất, mất vẫn như còn".
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị QuýBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà Đoá