6 cuốn sổ thay đổi cuộc đời

09:41 CH @ Thứ Tư - 17 Tháng Hai, 2016

Trong nhiều năm, tôi ĐAU ĐẦU tìm các giải pháp PHÁT TRIỂN bản thân & cải thiện kỹ năng. Sau đó nhờ may mắn, tôi được biết Bí quyết 6 Cuốn sổ thay đổi cuộc đời...

6 cuốn sổ thay đổi cuộc đời

Codex Leicester

Thiên tài trên nhiều lĩnh vực người Ý, Leonardo da Vinci có ghi chép tay trên 30 quyển, trong đó 1 quyển nổi tiếng nhất là “Codex Leicester” viết khoảng năm 1508 được Bill Gates mua lại giá 30,8 triệu $ vào năm 1994.

Cuốn sổ tay này có 72 trang, viết bằng kỹ thuật viết ngược – tức là phải dùng gương chiếu các trang viết mới đọc được.

6 cuốn sổ thay đổi cuộc đời

Bill Gates mua 30,8 triệu $ năm 1994

Richard Branson (tỷ phú sáng lập Virgin) và rất nhiều tỷ phú $ khác cũng đều sở hữu những quyển sổ tay của riêng mình.

6 cuốn sổ thay đổi cuộc đời

Richard Branson (tỷ phú sáng lập Virgin)

Trong bài viết này, tôi sẽ chia sẻ với bạn nguyên lý của 6 quyển sổ:

1) SỔ THÔNG THÁI:

Đôi khi 1 thông tin bạn đọc từ facebook, đọc từ 1 quyển sách, xem video, nghe audio hoặc do 1 người khác chia sẻ lại, hầu hết mọi người đều gật gù thấy hay, độc đáo, thú vị … vàquên dần dần.

Jim Rohn nói:

DON’T TRUST YOUR MEMORY ! (Đừng tin vào trí nhớ của bạn)

Vì thế khi nghe, xem, học, đọc, được chia sẻ hoặc bạn tự giác ngộ điều gì đó hay, hãy ghi chú và tóm tắt lại theo ý hiểu của bạn vào quyển sổ này.

LỢI ÍCH LÀ GÌ?

Sau 1 thời gian, bạn sẽ sở hữu rất nhiều kiến thức, kinh nghiệm quý báu hay ho mà chính bạn đọc lại cũng phải ngỡ ngàng – không thể tin được là do chính mình viết ra.

Không phải lúc nào não bộ cũng đạt tình trạng trí tuệ cao hoặc giác ngộ, khoảnh khắc đó thường trôi qua rất nhanh, nếu bạn không ghi chép, tổng hợp lại ngay khi xuất hiện ý tưởng, bạn sẽ nhanh chóng quên mất hoặc nhớ không chính xác.

Sai lầm là thường không tổng hợp & đúc kết kiến thức, biến của người khác thành của mình, nên hầu hết mọi người thường mau quên.

Mặt khác, nếu không đem vào ứng dụng ngay, họ không thể chuyển hóa từ BIẾT sangHIỂU.

Trong phật giáo có 3 phương cách để có được trí tuệ đó là : VĂN – TƯ – TU.

  • VĂN là học hỏi LÝ THUYẾT.
  • TƯ là TƯ DUY. Học hỏi là phải gạn lọc, suy nghĩ , không nên chỉ rập khuôn.
  • TU là THỰC HÀNH. Vận dụng lý thuyết vào thực tế và tự mình kiểm chứng lý thuyết.

Hiểu được 3 khái niệm này bạn có thể vận dụng trong rất nhiều trường hợp.

Ví dụ 1: Tự học

Một số người đọc sách – đó mới chỉ là Văn (lý thuyết). Nếu không suy nghĩ, thảo luận, đặt câu hỏi – tức là chưa có TƯ (tư duy). Có suy luận, suy nghĩ, nhưng chưa vận dụng – tức là chưa có TU (thực hành). Nếu bạn nghe 1 người thành công chia sẻ kinh nghiệm, tức là TU của người này trở thành VĂN của người kia. Bạn có đang tự soi lại mình và lên chiến lược phù hợp ko?

Ví dụ 2: Thực trạng việc đào tạo

Nhìn chung hiện nay, tỷ lệ VĂN (lý thuyết) quá nhiều. TƯ thì có 1 số nơi có. Còn TU (thực hành) còn hạn chế. Bạn có đang nghĩ đến thực trạng đào tạo từ tiểu học đến đại học nói chung ko?

Ví dụ 3: Vận dụng cho việc bạn đào tạo cho nhân viên, cho con cái, cho học viên, cho những người xung quanh.

Ưu tiên và chú trọng vào đâu, có đủ VĂN – TƯ – TU chưa? VĂN – TƯ – TU là con đường để đi đến GIÁC NGỘ! Sổ thông thái là bước đi đầu tiên trên hành trình đó.

2) SỔ MỤC TIÊU – Ý TƯỞNG & CHIẾN LƯỢC & KẾ HOẠCH:

6 cuốn sổ thay đổi cuộc đời

Codex Leicester

Đây là quyển sổ bạn ghi các mục tiêu hàng tháng & hàng năm. Các chiến lược & kế hoạch mà bạn sẽ triển khai. Việc lập mục tiêu sẽ nằm ở 1 chuyên đề khác để bàn sâu hơn.

Về cơ bản, bạn ghi ra những điều mình MUỐN.

Có thể ở những lĩnh vực chính yếu như sau:

  1. Tài chính (Ví dụ : Số tiền kiếm được, thu nhập, tổng tài sản ….)
  2. Phát triển bản thân (Ví dụ : Học kỹ năng đàm phán, lãnh đạo, ngoại ngữ….)
  3. Sức khỏe (Ví dụ : Cân nặng, chiều cao, chơi môn thể thao…)
  4. Giải trí (Ví dụ : Đi du lịch….)
  5. Cống hiến (Ví dụ : Giúp ai đó, từ thiện, cho đi giá trị….)
  6. Mối quan hệ (Ví dụ : Lập gia đình, có con…)

ĐIỀU QUAN TRỌNG:

Đầu tháng bạn viết ra các mục tiêu.

Cuối tháng bạn xem lại mình làm được, hoàn thành bao nhiêu việc và ghi ở phần KẾT QUẢ.

SAI LẦM :

  1. Hầu hết mọi người không có mục tiêu
  2. Hoặc Không có mục tiêu đầy đủ:
    Ngắn hạn (tuần, tháng), trung hạn (1 năm), dài hạn (3-10 năm)
  3. Không tập trung hoàn thành mục tiêu
  4. Đặt những mục tiêu quá viển vông hoặc quá đơn giản.

Lợi ích QUYỂN SỔ là giúp bạn TẬP TRUNG hoàn thành mục tiêu & GIÁM SÁT chính mình. Mài giũa kỹ năng THIẾT LẬP MỤC TIÊU là 1 trong những kỹ năng quan trọng bậc nhất.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu cuối tháng bạn thấy mình ko hoàn thành MỤC TIÊU nào? (Bạn biết bằng mọi giá tháng sắp tới mình phải hoàn thành hoặc nên đặt mục tiêu vừa có tính thách thức, vừa có tính khả thi?)

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu cuối tháng bạn thấy mình hoàn thành 4/5 mục tiêu. Rất hài lòng và hào hứng cho tháng tiếp theo phải ko?

GHI NHỚ:

Không biết mình muốn gì thì sẽ không bao giờ đạt được điều mình muốn, và tiếp tục 1 cuộc đời “bèo dạt mây trôi”….

3) SỔ NHẬT KÝ THÀNH CÔNG:

6 cuốn sổ thay đổi cuộc đời

Richard Branson rất chịu khó ghi chép

1 trong những cảm xúc tệ nhất của hầu hết mọi người đó là KHÔNG HÀI LÒNG.

Không hài lòng về bản thân, không hài lòng về hiện tại ….

Càng không hài lòng họ càng chán nản; suy nghĩ, hành động tiêu cực và càng thất bại.

Hãy để tôi chia sẻ cho bạn 1 bí mật:

Thành công hấp dẫn thành công

Sổ nhật ký thành công là quyển sổ 1-5 ngày bạn ghi lại 1 lần về những điều mình đã làm được, điều mình làm tốt hoặc chỉ đơn giản là 1 điều tích cực.

Xem thêm: The Secret – Bí mật Luật hấp dẫn tới Thành công

Ví dụ:

Ngày 10/02/2016

  1. Gặp được 1 người tên A, chia sẻ về …. Rất hay
  2. Giúp được 1 người B 1 việc nhỏ : …..
  3. Đọc được 1 quyển sách hay : …..
  4. Đi làm đúng giờ….
  5. Nảy sinh 1 ý tưởng có thể hay : …..
  6. Dậy sớm lúc …. để làm việc C

LƯU Ý:

Ghi thật vắn tắt chỉ 5-10 ý, mỗi ý 1 câu, ngắn gọn đừng ghi dài dòng như nhật ký (mặt dù tên quyển sổ là nhật ký thành công.)

TẠI SAO?

Vì làm như vậy ngày nào bạn cũng làm được, nếu bạn ghi nhật ký dài cả trang, ôi có lẽ sờ vào bạn sẽ phát ngán không muốn động bút cho lần tiếp theo. Có ngày bạn chỉ có 2-3 thành công hoặc việc hoàn thành nhỏ cũng được, hãy ghi lại.

TÁC DỤNG quyển sổ này là gì?

Khi bạn ghi ra những điều này, cảm xúc tích cực dâng lên trong bạn.

HÀI LÒNG VỀ BẢN THÂN!

Bạn có thể suy nghĩ, hôm nay hoặc vài ngày qua thật tuyệt vời, TIẾP TỤC THÔI.

Lâu lâu bạn đọc lại để nhớ về những KHOẢNH KHẮC CHIẾN THẮNG, thấy mình THẬT TUYỆT!

Và hãy nhớ :

DUY TRÌ CẢM XÚC TÍCH CỰC VỀ THÀNH CÔNG và
THÀNH CÔNG NHỎ SẼ THU HÚT THÀNH CÔNG LỚN!

4) SỔ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN:

6 cuốn sổ thay đổi cuộc đời

Tỷ phú người Mexico Carlos Slim

Tỷ phú người Mexico Carlos Slim (thường nằm trong top 5 người giàu nhất thế giới) không phải là người có trí nhớ siêu phàm, nhưng đến nay ông vẫn giữ những cuốn sổ ghi chép chi tiêu từ khi còn là một cậu bé được cha mẹ cho tiền tiêu vặt.

Sinh ra trong gia đình giàu có, nhưng Carlos Slim đã được cha huấn luyện từ nhỏ về chi tiêu chặt chẽ và khôn ngoan trong vấn đề tài chính. Được biết, một trong những cuốn sổ chi tiêu hồi nhỏ của Carlos có viết: “Hôm nay tôi mua một chai nước ngọt giá 70 xu. Hôm nay tôi mua hai chiếc bánh kem, hai cuốn album, hai chiếc bánh rán”.

6 cuốn sổ thay đổi cuộc đời

Dù bạn sở hữu doanh nghiệp hay không, bạn đều cần có quyển SỔ THU CHI.

Quyển sổ thường có 4 cột chính:

  1. Ngày tháng (hoặc số thứ tự)
  2. Công việc, nội dung
  3. Thu
  4. Chi

Đây là quyển sổ bạn thống kê lại các hoạt động thu chi cá nhân hoặc doanh nghiệp của mình.

Ví dụ :

  1. Mua đồ A – 250k (cột CHI)
  2. Trả tiền người B – 3 triệu (cột CHI)
  3. Thu 1 khoản tiền C – 10 triệu (cột THU)

Nếu có ai đó đã trả 1 khoản và còn nợ 1 khoản, bạn có thể dùng bút đỏ khoanh tròn….Hoặc khoanh tròn các chi phí cần kiểm tra, lưu ý thêm.

Tác dụng quyển sổ này là gì?

  1. Kiểm soát tài chính cá nhân
  2. Phát triển thói quen quản lý tiền bạc

Ví dụ:

Thỉnh thoảng bạn nhìn lại cột thu chi, có thể bạn thấy mình đang “chảy máu” với tốc độ không dừng được. Cũng có thể bạn kinh ngạc vì không ngờ chỉ trong vài ngày hoặc vài tuần mình đã tiêu 1 khoản tiền khủng khiếp.

Cũng có thể bạn tự trách mình về 1 khoản chi mà đáng nhẽ bạn có thể kiểm soát, giảm bớt hoặc cắt hẳn nếu thông minh hơn. Có ngày bạn giật mình vì 1 khoản tiền mà bạn quên không đòi hoặc chưa giải quyết.

Bạn hiểu ý tôi chứ?

Sổ thu chi chỉ là 1 trong vài chục kỹ thuật quản lý tiền bạc.

SỰ THẬT:

6 cái lọ quản lý tiền (T.Harv Eker đào tạo) được ca ngợi là phương pháp quản lý tiền hay nhất thế giới – cũng hay nhưng thực ra là hoàn toàn không đủ để bạn quản lý tiền!

Bạn cần hiểu biết nhiều hơn thế rất nhiều.

Ghi nhớ:

Hãy kiểm soát con quỷ chi tiêu trong bạn và rèn luyện thói quen kỷ luật.

Hãy bắt đầu ngay hôm nay với SỔ THU CHI CÁ NHÂN.

5) SỔ QUAN HỆ:

6 cuốn sổ thay đổi cuộc đời

Bill Clinton khi đã trở thành tổng thống

Năm 1968, Bill Clinton đang học đại học Oxford, ông gặp 1 sinh viên sau đại học tên Stamps tại 1 buổi tiệc. Bill lấy ra 1 quyển sổ ghi chép màu đen và hỏi:

  • Anh đang làm gì tại Oxford?
  • Tôi đang học tại Pembroke nhờ học bổng Fulbright

Bill ghi chú Pembroke vào sổ và tiếp tục hỏi về trường và ngành mà Stamps đã tốt nghiệp cử nhân. Stamps ngạc nhiên hỏi:

  • Bill, sao anh phải viết hết mọi thứ ra giấy vậy?
  • “Tôi sẽ chuyển sang làm chính trị, tôi sẽ tranh cử thống đốc bang, tôi muốn ghi lại tất cả những người tôi đã gặp gỡ”. Bill cho biết.

Câu chuyện này do Stamps kể lại càng làm nổi bật phong cách thẳng thắn của Bill Cliton trong việc yêu cầu giúp đỡ hay lôi kéo người khác tham gia sứ mệnh của mình.

Thực tế, ngay từ sinh viên, vị tổng thống thứ 42 này đã có 1 thói quen là hàng đêm ghi lại trên giấy những tấm thẻ tên và các thông tin quan trọng của những người ông gặp trong ngày.

Sổ quan hệ là quyển sổ ghi chép lại các mối quan hệ chất lượng của bạn.

Bạn có thể liệt kê 1 cách vắn tắt và đơn giản thông tin về các mối quan hệ như họ tên đầy đủ, ngày tháng năm sinh (sinh nhật), nghề nghiệp và năng lực, mối quan hệ khác của họ…..

Thực tế cuộc đời của bạn thay đổi thường bởi 2 điều:

1 là những quyển sách mà bạn đọc.

2 là những người mà bạn gặp!

Có 1 công thức khá hay:

QUAN HỆ + QUAN HỆ + QUAN HỆ + ….. = TẤT CẢ

Có thể nhiều người biết nhưng ít người hiểu cách vận dụng.

Lợi ích Việc ghi chép SỔ QUAN HỆ nhắc nhở bạn duy trì kết nối hoặc dành thời gian hỗ trợ chéo, giúp đỡ người khác và để nhận sự giúp đỡ khi cần thiết.

SAI LẦM:

Trung bình 1 người có từ 200-300 mối quan hệ.

Hầu hết mọi người đều có 1 vài mối quan hệ chất lượng, đôi khi có thể chỉ là những lần gặp thoáng qua nhưng rất ít người ghi chép lại điều này. 1 dạng quan hệ nữa là quan hệ bắc cầu. Tức là bạn quen người A là 1 người bình thường, nhưng người đó lại khá thân thiết với người B – 1 người có năng lực mà bạn đang cần B giúp đỡ.

Đáng tiếc là khi bạn bế tắc, ít khi bạn nghĩ đến mạng lưới quan hệ để xử lý mà có thể bạn xử lý mọi việc theo bản năng hoặc thói quen.

Nếu trong mạng lưới của bạn có 1 MENTOR (người đỡ đầu), người có đủ tố chất, năng lực và kinh nghiệm thì cuộc đời của bạn sẽ tăng tốc chóng mặt trong 1 khoảng thời gian rất ngắn.

Để học hỏi thêm về các chiến lược phát triển mối quan hệ, bạn có thể tìm đọc 3 quyển:

  1. Đắc nhân tâm
  2. Đừng bao giờ đi ăn 1 mình
  3. Ai che lưng cho bạn

GHI NHỚ:

QUAN HỆ SẼ ĐẺ RA TIỀN BẠC.

6) SỔ CÔNG VIỆC (QUẢN LÝ THỜI GIAN):

6 cuốn sổ thay đổi cuộc đời

Branson còn viết lên cả hộ chiếu!

Mắc chứng khó đọc bẩm sinh, ngay từ nhỏ tỷ phú Richard Branson (sáng lập tập đoàn Virgin) đã luyện cho mình thói quen ghi nhớ mọi việc thông qua ghi chép.

Richard Branson tiết lộ một trong những công cụ quyền lực nhất mà ông có trong bộ thủ thuật kinh doanh thành công. Bạn có thể mong đợi đây là một bí quyết phức tạp hay độc đáo.

Tuy nhiên, trên thực tế, vũ khí bí mật của Branson đề cập tới chính là CUỐN SỔ TAY cũ luôn đi cùng ông tới bất cứ đâu.

Những lưu ý thói quen viết tay – theo ông rất có ích trong công việc quản lý, đàm phán và thậm chí cả các tình huống pháp lý.

Diễn đạt mọi suy nghĩ ra giấy, có lần không mang sổ tay, Branson còn viết lên cả hộ chiếu.

Branson đặc biệt ưa thích dùng bút để viết lên giấy hơn là lướt ngón tay lên bàn phím bởi nó không gây phiền phức hay làm ông tập trung trong một cuộc họp.

CÁCH SỬ DỤNG:

Ví dụ bạn có thể viết ra để sắp xếp và quản lý thời gian như sau:

08h: Làm việc A
10h : Gặp người B
12h: Đi sự kiện C
14h: Làm việc D
16h: Làm việc E
18h: Gặp người F
20h: Làm việc G
22h: Làm việc H
24h: Làm việc I

Ngoài ra, bạn có thể dùng nó ghi chép hoặc diễn đạt bất cứ điều gì mà BẠN ĐANG SUY NGHĨ, MONG MUỐN, NHỮNG VẤN ĐỀ hay GIẢI PHÁP …..

SỰ CHUẨN BỊ cho 1 cuộc bán hàng, đàm phán hay gặp gỡ đối tác….

Lợi ích của việc sử dụng SỔ CÔNG VIỆC thường xuyên:

1) Do có sự liên hệ đặc biệt về thần kinh giữa ngón tay và trí não, mỗi khi bạn sử dụng bút để viết ra trên giấy là bạn đang tăng cường sự TẬP TRUNG và GHI NHỚ một cách đặc biệt.

Bạn làm cho vấn đề trở nên RÕ RÀNG và SÁNG TỎ.

Ví dụ: Mark Zuckerberg (sáng lập Facebook) lại thường diễn đạt suy nghĩ của mình lên những chiếc bảng trắng ngay từ khi còn là sinh viên đại học.

2) Bạn có thể xem lại 1 sự việc đã xảy ra cách đây 3-5 năm, chính xác vào ngày hôm đó xảy ra việc gì. Thật thú vị phải không?

GHI NHỚ:

Nếu thành công là 1 hành trình, đôi khi xem lại quá khứ bạn sẽ biết được tương lai của mình.

Chia sẻ kinh nghiệm cá nhân :

1) Tôi bắt đầu thực hành 6 quyển sổ từ 2010

2) Ban đầu không quen và hay quên ghi chép

3) Hiện nay duy trì thường xuyên như sau:

  • Sổ thông thái: 3-7 ngày tôi ghi 1 lần hoặc bất thình lình học được hoặc giác ngộ được.
    Hiện nay đã ghi chép được 4 quyển dày. Khá nhiều kinh nghiệm hiện nay tôi chia sẻ lại cho học viên chỉ là 1 phần nhỏ các kiến thức mà tôi đã ghi vào sổ này.
  • Sổ mục tiêu & chiến lược: 2 tuần đến 1 tháng tôi ghi 1-2 lần
  • Sổ nhật ký thành công: Thời gian đầu rất chịu khó ghi (khi cảm xúc tiêu cực nhiều), hiện nay 1-2 tuần mới ghi 1 lần.

Mong muốn duy trì 2-3 ngày ghi 1 lần.

  • Sổ tài chính cá nhân: 3-10 ngày ghi 1 lần
  • Sổ quan hệ: Quản lý trên file excel, 1-2 tháng cập nhật 1 lần.
  • Sổ công việc hàng ngày: Dùng thường xuyên hàng ngày.

THỈNH THOẢNG ĐỌC LẠI TÔI THẤY RẤT THÚ VỊ : Có những điều mà mình không thể tin được do mình viết ra – vì không nhớ gì cả, có 1 số suy nghĩ mà thời điểm này thấy rất buồn cười – vì ngớ ngẩn , và có những điều tôi tiên đoán mơ ước tương lai – nay đã thành sự thật.

LƯU Ý:

  1. Nên mua sổ to, bìa chắc chắn để ghi được nhiều. (hạn chế dùng sổ tay nhỏ do ghi được ít và hay rơi rụng làm mất)
  2. Có thể kết hợp cả hai : Ghi Note trên điện thoại hoặc để Online và Sổ giấy tờ
  3. Xác định THÓI QUEN quan trọng hơn SỐ TIỀN. Ban đầu bạn chưa quen nhưng tập dần sẽ quen. Nhiều người có TƯ DUY của người thành công nhưng họ không bao giờ thành công. Lý do? Họ mới có TƯ DUY mà chưa có THÓI QUEN của người thành công.
  4. Thỉnh thoảng quên không ghi, đừng tự dằn vặt và trách móc bản thân. Hãy tiếp tục. Việc hôm qua đã qua, hôm nay là ngày ta tiếp tục.

TÓM LẠI: 6 cuốn sổ thay đổi cuộc đời của bạn gồm:

  1. Sổ thông thái
  2. Sổ mục tiêu & chiến lược
  3. Sổ nhật ký thành công
  4. Sổ tài chính cá nhân
  5. Sổ mối quan hệ
  6. Sổ công việc hàng ngày

Và đừng quên VĂN – TƯ – TU, hãy RA MUA NGAY VÀI QUYỂN SỔ.

GHI CHÉP LẠI những điều mà tôi vừa hướng dẫn bạn vào 1 quyển sổ.

Quyển nào bạn còn nhớ không?

Rồi 1 ngày, nhìn lại những quyển sổ này, bạn sẽ nghĩ:

Thầy giáo thật tuyệt vời! ^ ^

————————————–
P/S : Chia sẻ với tôi vài cảm nhận của bạn hoặc SHARE giúp cho người cần đọc nhé !
Nguồn:Sưu tầm
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cuộc đời gửi lại trong thơ

    29/08/2019Lưu Khánh ThơXuân Quỳnh (1942-1988) là một gương mặt độc đáo trong nền thơ Việt Nam hiện đại. Từ giã trần gian đã hơn 20 năm nhưng thơ chị vẫn luôn có mặt trong hành trang tinh thần của nhiều thế hệ bạn đọc...
  • Bài luận văn cuộc đời

    15/03/2016Bạn thân mến, nhìn vào cuộc đời của mỗi người, có lẽ nó cũng chẳng khác bao nhiêu khi ta viết đời ta như một bài luận văn. Cách chung mà nói, đời người ai cũng trải qua phần mở đầu, phần thân bài và phần kết luận. Thực tế có những em bé chỉ mới chào đời thì đột ngột chết đi. Chúng ta không có cơ hội để biết câu chủ đề của em. Nhưng phần lớn ai cũng có khả năng để hoàn tất bài luận đời mình...
  • “Mỗi quyển sách hay là một cơ hội thay đổi cuộc đời”

    21/01/2016Nguyễn TúCó ba yếu tố mà tôi cho là ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến suy nghĩ của một con người là: những quyển sách bạn đọc, những người bạn xem là bạn và cách bạn tư duy. Trong đó, sách là một cách tiếp cận tuyệt vời để thay đổi nhân sinh quan và thế giới quan của chúng ta...
  • Những điều bạn nên “khắc cốt ghi tâm” trong cuộc đời bạn

    07/07/2015Dù bạn đang ở hoàn cảnh tốt đẹp hay tồi tệ, hãy thức dậy mỗi ngày với niềm biết ơn cuộc sống của mình.
  • Cuộc đời mất giá

    09/04/2015Phan Tự TổBởi lý do giá hàng cao vọt, kinh tế túng thiếu, bắt buộc người cha phải làm việc từ tám giờ tăng lên mười hai giờ, người mẹ cũng phải cởi bỏ bộ cánh lộng lẫy xa hoa để chui vào bếp...
  • Chia sẻ 4 câu hỏi cuộc đời quan trọng

    04/08/2010Bùi Quang MinhQua trải nghiệm cuộc sống của nhiều người, tôi nhận thấy có sự khác biệt về quan điểm đối với vấn đề Hạnh phúc, Thành Đạt, Cái Tôi và Giá trị sống. Nếu phát biểu rõ ràng, chia sẻ quan điểm và hiểu rõ cách sống của nhau, đối chiếu được những triết lý sâu xa của các đạo cũng như chiêm nghiệm của những người từng trải sẽ vô cùng hữu ích...
  • Tôi học từ cuộc đời

    13/10/2014Thành TrungNhững đề tài thời sự nóng hổi đều được đề cập dưới ngòi bút sắc sảo gai góc của ông, thể hiện tinh thần trách nhiệm và tâm huyết của một trí thức. Quyết liệt và rạch ròi khúc chiết trong từng câu chữ, ông soi rọi các vấn đề xã hội bằng tư duy phản biện của một nhà khoa học và vốn kiến thức của một nhà kinh doanh...
  • Kế hoạch cuộc đời

    18/07/2011Robert AshtonKhi bạn đã mở cuốn sách này ra đọc tức là bạn đã thực hiện một bước quan trọng hướng tới việc làm cho cuộc sống của bạn tốt đẹp hơn. Không phải cách sống hiện tại của bạn là chưa tốt, chỉ là mọi người chúng ta đều có tiềm năng để được hạnh phúc hơn và thỏa mãn hơn.
  • Nhìn đời qua “cửa sổ”

    20/05/2006Đặng HàoKể từ khi Bill Gates lập ra Microsoft và sáng tạo ra cái gọi là Windows thì thời gian của nhân loại bị thế giới của “cửa sổ” chiếm gần hết. Thế kỷ 20, 21 và chưa biết bao lâu nữa, loài người sẽ vẫn chúi mũi vào cái ô cửa sổ hư hư, thực thực ấy mà lục lọi, mà tìm kiếm, rồi quyết định cho công việc, cho cuộc sống và cho vận mệnh của mình. Nhân loại còn lo xa về một ngày nhỡ cái ô "cửa sổ" ấy không mở ra được thì biết “nhìn vào đâu mà đi”...
  • xem toàn bộ