5 nội dung về tính Chính danh của các cơ quan Nhà nước

06:31 CH @ Thứ Năm - 25 Tháng Hai, 2016
Trong giảng dạy tôi thường được các bạn công chức, hay doanh nhân hỏi về khái niệm 'tính chính danh của Nhà nước là như thế nào' cũng như họ đề nghị tôi bình luận về 'mức độ chính danh' của một số Nhà nước như Bắc Triều Tiên, thậm chính cái gọi là 'Nhà nước tự xưng IS' ?

Tôi tóm lược lại bằng 5 điều dưới đây , và để rộng đường bạn muốn soi chiếu vào các Nhà nước nào khác ( cùng các cơ quan tổ chức trong hệ thống đó )

1. Dựa trên Hiến pháp và quản trị bằng Pháp luật
Không loại trừ một cơ quan dù cấp nào! Thể hiện từ việc thành lập, xác định vai trò, cách thức hoạt động và quyền hạn ứng xử của các cơ quan Nhà nước khi thực hành các chức năng Công vụ của mình. Từ đó tạo nên tính thống nhất, trật tự và sức mạnh chung của Quốc gia! Nếu tồn tại việc đứng trên Hiến pháp hoặc ngoài Pháp luật mà vẫn có 'hiệu năng' ảnh hưởng và điều chỉnh đối với xã hội thì đó mới thực là ổ gây loạn.

2. Phát triển Quốc gia, đảm bảo các giá trị phổ quát
Những tiềm năng, lợi thế, sức vóc, nguồn lực, cơ hội, khát vọng của Đất nước cần được Nhà nước khai mở, đầu tư, kích thích, huy động, tương tác để kiến Quốc thịnh vượng, có vị thế, lợi ích trong các quan hệ Quốc tế. Tham gia các thể chế Toàn Cầu để tiếp cận, phổ cập ứng dụng được các chuẩn văn minh, hiệu quả quy mô hoá những giá trị Quốc gia! Nâng cao chất lượng và đảm bảo được Tam Dân từ cá nhân đến toàn thể các cộng đồng.

3. Mọi hoạt động, giải pháp minh bạch và chân thực
Điều này làm giảm mạnh mẽ, hiệu quả với những hiện tượng 'méo mó lệch lạc, bất định bất lường, bất đối xứng về điều hành, thậm chí gây ra đầu cơ mọi thứ...' ! Nếu không mọi thứ giả và độc sẽ ra đời, kí sinh vào nhau, huỷ hoại niềm tin, điều tốt, tính thiện... Để hiện thực liên quan đến quyền được thông tin, giám sát và kiểm tra của nhân dân. Đồng thời với trách nhiệm thực thi và nghĩa vụ giải trình của các quan chức công chức.

Thành phố Hạ Long

4. Uy tín được xã hội và Quốc tế thừa nhận
Ở những tư cách chính nhân, biện pháp chính quy, con đường chính thống, hành xử chính đức, công quả chính đạo trong toàn hệ thống công chức công vụ, khiến mọi tổ chức xã hội, đối tác Quốc tế, cộng đồng nhân dân đánh giá là 'xứng đáng' và có ảnh hưởng lớn, tich cực đến tất cả nhưng gì mà có sự hiện diện, tham dự của các cơ quan Nhà nước ( chứ không chỉ bởi vị thế hành chính của cơ quan, chức quyền của người đứng đầu )

5. Kiến tạo, gia tăng phúc lợi cho nhân dân
Nhân dân có thể 'tạm ứng lợi ích và quyền hạn' của mình cho 'Nhà nước vay' ở từng giai đoạn đặc biệt, cần thiết và chính đáng! Nhưng việc hiện thực nội dung này luôn là mục tiêu tác hợp, thiết thực nhất của mọi quá trình hoạt động của các cơ quan Nhà nước! Làm được thế nhân dân chấp nhận, tuân thủ, tôn vinh, bảo vệ, hợp tác với Nhà nước của mình. Không thực hiện được là xỉ nhục, là thất bại, là báo hại nhân quần.
.....
Cuối bài tôi nhấn mạnh thêm: Nhà nước hiện đại của thời đại Toàn Cầu, Nhân văn : từ bỏ quan niệm, hành xử kiểu 'cai trị' mà quản trị tốt hệ thống cơ quan Công vụ của mình với chức năng 'phục vụ xã hội, phụng sự nhân dân, văn minh tiến bộ'
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • “Nếu tao là nhà nước…”

    26/11/2019Thảo HảoY., Tao mới đi rừng Cúc Phương về. Ðẹp kinh khủng. Cây to, lối mòn sạch, chim hót, ve ran, bướm bay từng đàn từng đàn, và không khí trong veo, mát lạnh như thể mày bôi dầu gió vào người rồi chạy xe máy vậy.
  • Không có nô lệ, có thể hình thành nhà nước?

    20/09/2015Hà Văn ThùyNgười bạn gửi cho tôi đường link bài "Lúa, nô lệ và nước Văn Lang", yêu cầu đọc và cho ý kiến. Mở file thì gặp người bạn cũ, Phó giáo sư Đại học Manoa Liam Kelley. Nhận thấy sự băn khoăn chân thành của tác giả, tôi xin có đôi lời thưa lại...
  • Atatürk: Người khai sinh nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ hiện đại

    16/07/2015Mustafa Kemal Atatürk là một trong những chính khách quan trọng nhất thế kỷ hai mươi. Ông đã thiết lập và định hình nên nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ mà ngày nay là quốc gia mạnh nhất nằm giữa biển Adriatic và Trung Quốc trong vành đai rộng lớn của đại lục Á – Âu ở phía nam Nga và phía bắc tiểu lục địa Ấn Độ. Với những dân tộc bị thống trị, ông đã chỉ ra một con đường dẫn tới độc lập trong hữu nghị với phần còn lại của thế giới...
  • Suy cảm về Nhà nước và pháp luật

    25/05/2015Nguyễn Tất ThịnhNhà nước phải có trách nhiệm đưa mọi người chung sống trong môi trường LUẬT PHÁP để CÔNG LÝ dần trở thành ‘đầu vào’ / là ‘không Khí’ / ‘hiển nhiên’ bởi vậy tất cả đều có thể binh đẳng, tim được con đường sống tốt của minh mà không gây hại cho Xã hội. Và sự hội nhập tiến bộ là Luật Pháp đi đến chuẩn mực chung của mọi Xã hội, ở đó Công Lý là không biên giới ...
  • Sự thay đổi về bản chất ngoại giao nhà nước và vấn đề hai chính sách đối ngoại

    03/02/2015Nguyễn Trần BạtNhững thay đổi cơ bản nói trên ảnh hưởng rất lớn đến nhiệm vụ ngoại giao của các quốc gia và phá vỡ hình thức quan hệ quốc tế truyền thống. Kể từ khi xuất hiện nhà nước, giao lưu kinh tế, văn hoá, tư tưởng, giữa các quốc gia ngày càng mở rộng, đồng thời với mặt tích cực của quá trình phát triển trên, những mâu thuẫn, xung đột giữa các quốc gia cũng ngày càng trở nên căng thẳng và gay gắt hơn...
  • Về ứng xử của Nhà nước hiện đại

    08/12/2014Nguyễn Tất ThịnhTrong một số lần làm việc với các cá nhân và tổ chức khác nhau, tôi nhận được một số câu hỏi liên quan đến cách hành xử của Nhà nước hiện đại (xét theo phương diện luật pháp ). Tuy không phải là chuyên gia về lĩnh vực này, nhưng thực ra một trí thức thực thụ trong lĩnh vực xã hội thì đương nhiên cần hiểu biết về luật pháp nói chung và Nhà nước hiện đại…
  • Về vai trò Nhà nước trong nền kinh tế thị trường

    29/11/2014Lê Nguyễn Hương TrinhCuộc chuyển đổi từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường đòi hỏi không chỉ cải cách kinh tế mà cả cải cách chính trị. Cũng vì thế mà cải cách chính sách Nhà nước trở thành vấn đề cấp thiết ở tất cả các nước đang thực hiện sự chuyển đổi thể chế kinh tế. Mục đích của cải cách là xây dựng một thể chế nhằm đảm bảo những lĩnh vực cần thiết phải có sự điều tiết của Nhà nước cũng như những lĩnh vực có thể hạn chế sự can thiệp...
  • Tìm hiểu về khái niệm nhà nước pháp quyền tại Đức

    16/09/2014Đỗ Kim ThêmĐể khởi đầu cho công cuộc đổi mới về kinh tế, Việt Nam đã đề cao hai khái niệm quan trọng, nhà nước pháp quyền và kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cho đến nay, hai khái niệm này dù đã được triển khai nhưng vẫn chưa giải đáp thỏa đáng như nhiều người mong đợi. Đây là một nan đề cần được đặt ra và thảo luận nghiêm chỉnh hơn. Vấn đề mà giới học thuật luôn quan tâm theo dõi là Việt Nam cần phải hiểu thế nào về hai khái niệm này.
  • Tài sản nhà nước và cổ phần hoá

    05/05/2014TS Nguyễn Quang ANhà nước có những tài sản của mình. Chưa có thống kê cụ thể nhưng tôi đoán hiện nay ở nước ta, tài sản nhà nước chiếm ít nhất 80% tài sản quốc gia, vì vậy Nhà nước quản lý công sản là hết sức quan trọng...
  • Xã hội hóa giáo dục và vai trò của Nhà nước

    11/08/2009GS. TS. Nguyễn Vân Nam (Nguyên Tấn ghi)Vai trò của giáo dục lớn tới mức, nó có thể ảnh hưởng đến sự tồn vong của cả một dân tộc. Vì sao vậy? Vì giáo dục chính là trụ cột của một quốc gia để tạo dựng, giữ gìn và phát triển hệ giá trị xã hội.
  • xem toàn bộ