17 thứ khiến con người... ngu đi

05:30 CH @ Thứ Sáu - 22 Tháng Tư, 2016
Dưới đây là danh sách những điều làm giảm trí thông minh và gây suy giảm chức năng của hệ thần kinh...

Người ta thường không quan tâm đúng mức về những hành vi xấu của mình. Trên thực tế, các nghiên cứu chỉ ra rằng có rất nhiều hành vi phổ biến khiến con người trở nên ngu ngốc dần đi.

Dưới đây là danh sách những điều làm giảm trí thông minh, giảm chỉ số IQ hay là nguyên do gây suy giảm chức năng của hệ thần kinh.

1. Xem truyền hình thực tế

Trong một nghiên cứu ở Áo, những người tham gia một chương trình truyền hình thực tế được yêu cầu thực hiện một bài kiểm tra kiến thức ngay sau đó.
Những người này làm bài tệ hơn những người chưa từng xem chương trình thực tế trước đó.

2. Đường

Một nghiên cứu của UCLA cho biết, việc duy trì tiêu thụ đường ở mức cao trong 6 tuần trở lên sẽ làm chậm hoạt động não bộ, cản trở việc ghi nhớ và học tập.
Trong báo cáo của UCLA đến Bộ Nông nghiệp Mỹ, người Mỹ tiêu thụ 35 pound đường ngô mỗi năm với hàm lượng fructose cao.

3. Làm việc đa nhiệm

Nghiên cứu thực hiện ở Đại học Standford năm 2009 cho thấy, những người làm việc đa nhiệm thường tiếp nhận thông tin kém tập trung, kiểm soát bộ nhớ hay chuyển đổi công việc không tốt như những người chỉ tập trung chuyên môn cho một nhiệm vụ cụ thể.

4. Kẹo cao su

Một loạt ba thí nghiệm được thực hiện bởi Đại học Cardiff ở Wales nhận định rằng, nhai kẹo cao su "làm suy giảm trí nhớ ngắn hạn”.

5. Xem tin tức trên FOX News

Theo nghiên cứu năm 2011 của Đại học Fairleigh Dickinson, những người xem tin tức trên Fox News hiểu biết về bối cảnh chính trị kém hơn những ai xem MSNBC, Jon Stewart The Daily Show hoặc NPR.

“Người xem Fox News cập nhật thông tin sai lạc nhiều hơn đáng kể so với những người sử dụng tin tức từ các nguồn tin khác”, nghiên cứu của Đại học Maryland năm 2010.

6. Bệnh béo phì

Nghiên cứu của Đại học Kent State năm 2010 được thử nghiệm trên 100 người béo phì trước và sau khi họ phẫu thuật giảm cân.
Theo các nhân viên y tế, “trước khi phẫu thuật, hầu hết các đối tượng đều thể hiện kỹ năng ghi nhớ ở dưới mức trung bình. Những sau 12 tuần kể từ khi phẫu thuật, điểm kiểm tra trí nhớ của họ đã được cải thiện ngang bằng với tất cả những người trưởng thành.

7. Triệu chứng rối loạn múi giờ Jet lag

Các nhà nghiên cứu ở Cal Berkeley đã thay đổi thời gian ngủ của những chú chuột mỗi 3 ngày trong vòng 1 tháng, điều này khiến chúng sản xuất các tế bào thần kinh ít hơn 50% so với khi người ta cho chúng ngủ theo thời gian biểu bình thường.
Jet Lag – chứng bệnh tạm thời khi di chuyển từ múi giờ này sang múi giờ khác. Triệu chứng của Jet lag thường là nhức đầu, chóng mặt, mất nước, không thể tập trung ngủ được. Jet Lag thường xảy tới khi chúng ta bay sang các vùng chênh lệch từ 3 tới 12 múi giờ hay phải thay đổi thời gian biểu sinh hoạt thường xuyên.
8. Flo

Một nghiên cứu gần đây được thực hiện bởi Tạp chí Environmental Health Perspective, một ấn bản của Viện khoa học sức khỏe môi trường quốc gia Mỹ, kết luận rằng “trẻ em sống trong khu vực có lượng flo cao có chỉ số IQ thấp hơn đáng kể so với những đứa trẻ sống trong khu vực flo thấp”.

Flo được tìm thấy ở hầu hết nước uống ở Mỹ.

9 . Các cuộc họp
Ở các doanh nghiệp trên toàn thế giới, các ý kiến đưa ra trong cuộc họp để giúp kích thích hoạt động sáng tạo và năng suất lao động.

Tuy nhiên một nghiên cứu của Virginia Tech tiết lộ rằng “sự áp đặt trong nhóm có thể làm giảm sút trí thông minh, nhất là ở phụ nữ”.

Những phản hồi được thiết lập từ cuộc thảo luận với ban lãnh đạo hay ở những bữa tiệc cocktail lại có ảnh hưởng tích cực đến khả năng giải quyết vấn đề của các thành viên.

10. Bị đánh đòn khi còn nhỏ
Một nghiên cứu trên phạm vi rộng của Đại học Manitoba cho thấy, hơn 5% của các rối loạn tâm thần là do bị đánh đòn hoặc phải chịu các hình phạt thời thơ ấu.

“Hình phạt này khiến tinh thần giảm sút và gây ra một số chứng rối loạn tâm thần trên toàn trung khu thần kinh”, Tracy Afifi, trưởng nhóm nghiên cứu nói với WebMD.

11. PowerPoint

Năm 2010, các vị chỉ huy trong quân đội Mỹ chia sẻ với tờ New York Times rằng, việc thuyết trình bằng chương trình PowerPoint của Microsoft sẽ tạo nên “những buổi thảo luận ngột ngạt, những tư duy tiêu cực và những quyết định quá thận trọng” .
12. Xem hoạt hình SpongeBob

Một nghiên cứu năm 2011 của tạp chí Pediatrics cho thấy, trẻ em xem phim hoạt hình với tốc độ cao như SpongeBob, sẽ thực hiện bài kiểm tra tâm lí kém hơn so với những đưa trẻ theo dõi các chương trình giáo dục hay những trẻ tập vẽ.

Những đứa trẻ xem một bộ phim hoạt hình tốc độ cao trong 9 phút, ví dụ như SpongeBob trong trường hợp này, bị suy giảm các chức năng điều phối của chúng so với những đứa trẻ được giao nhiệm vụ tập vẽ hay xem chương trình giáo dục.


13. Khói thuốc lá
Thêm vào các hiệu ứng có hại chính là ảnh hưởng của khói thuốc, những đứa trẻ phải tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc có chỉ số IQ thấp hơn, có thành tích ở trường và điểm kiểm tra thấp hơn, Đại học Central Michigan cho biết.

14. Stress

Kết luận của Trung tâm Stress Yale được báo cáo bởi The Call Morning cho hay, các tình huống stress làm giảm số liên kết giữa các tế bào thần kinh và giảm khả năng quản lý các tình huống stress trong tương lai.

Nếu căng thẳng khi bị dồn nén, sẽ làm giảm chất xám ở vỏ não, giảm khả năng lưu trữ thông tin và thích nghi với môi trường.

15. Thuốc Ambien và Xanax

Nếu bạn đã có tuổi, đang sử dụng thuốc ngủ Ambien và thuốc ức chế căng thẳng Xanax, điều này vô cùng tai hại. Các bác sĩ tại AARP cho biết, những loại thuốc này có thể khiến người dùng hay quên, gây ra chứng mất trí nhớ và ý nghĩ muốn tự tử. Cả Ambien và Xanax đều làm chậm hệ thống thần kinh trung ương.

16. Thiếu i-ốt

Bạn không cần quá nhiều i-ốt cho cơ thể nhưng I-ốt lại rất quan trọng ở giai đoạn trước khi bạn được sinh ra. Trong giai đoạn trước khi sinh, việc thiếu hụt i-ôt có thể dẫn đến chứng rối loạn nghiêm trọng về thể chất và tinh thần, Tổ chức Steady Health nhận định.

Với người trưởng thành đã phát triển đầy đủ, thiếu i-ốt có thể khiến họ giảm 13 điểm chỉ số IQ.

17. Hút thuốc phiện

Việc hút thuốc phiện (từ cây cần sa) ở tuổi vị thành niên sẽ gây suy giảm thần kinh và chức năng hoạt động trên diện rộng, thậm chí cả khi đã cai nghiện nhiều năm, theo nghiên cứu từ Đại học Duke.

Các phát hiện đã tìm thấy những ảnh hưởng do nhiễm độc thần kinh của cần sa vào não bộ người dùng vị thành niên. Ngay cả khi đã dừng hút sau một thời gian dài thì họ cũng không thể phục hồi hoàn toàn các chức năng thần kinh như vốn có.
Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Không nên cầu dễ... trong học tập

    27/09/2016Vương Trí NhànĐối với một đất nước vừa ra khỏi chiến tranh như nước mình, để khắc phục một tình trạng lạc hậu đến đau xót, mà hàng ngày ai cũng cảm thấy - làm gì có con đường nào khác là phải bảo nhau khổ học, học cho nhanh chóng bằng người?!
  • Chúng ta đang xây dựng một xã hội học tập “méo mó”

    10/03/2016Lê AnhNếu chúng ta chỉ nghĩ đến việc đào tạo đội ngũ nhân lực chung chung mà không chú ý phát triển sở trường cá nhân, năng lực cá nhân, hoàn thiện nhân cách cá nhân,... thì có nghĩa là chúng ta đang thực hiện nền giáo dục “đồng phục” và đất nước sẽ khó phát triển...
  • Thói hư tật xấu của người Việt: Học dở, dốt thông, vội vã bắt chước

    23/05/2015Vương Trí NhànNhất ghét là xấu làm tốt dốt làm thông, mượn cái văn minh của người mà trang sức bề ngoài, kỳ thực trăm việc chẳng ra gì, mà nhân cách một ngày một hư, phong tục một ngày một nát; ngọc vàng bề mặt, thối nát bề trong, văn minh chẳng thấy đâu mà càng ngày càng thêm man rợ...
  • Hơn 50% sinh viên không… hứng thú học tập

    26/09/2008Mai MinhMột nghiên cứu mới đây của PGS.TS Nguyễn Công Khanh, trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã chỉ ra một loạt các con số về phong cách học của sinh viên và trong đó, có không ít con số rất “giật mình”.
  • Chuyện Alibaba và Nền giáo dục Việt Nam trong thế kỷ 21

    10/02/2003Bùi Quang MinhTừ quá trình tự trau dồi tri thức, Alibaba tự đúc rút ra thần chú của riêng mình để mở toang các kho báu Tri thức. Đó chính là “Cùng học cùng chơi; Bồi bổ Trí nhớ, Gợi mở Tư duy; Làm chủ Công cụ”. Trái với nó là “Học quá tải, thi nặng nề; Nhồi nhét trí nhớ, Hao mòn Tư duy; Xa rời Công cụ” là điều mà cách học không đúng hay mắc phải.
  • Sinh viên ta mắc bệnh thụ động trong học tập!

    01/01/1900Trương HiệuBước vào năm học mới 2003 – 2004, trên 100 sinh viên trường ĐH Nông lâm TP.HCM đành phải cuốn gói giã từ trường lớp trước quyết định buộc thôi học từ ban giám hiệu trường. Không chỉ thế, trong năm học 2002 và 2001 trước đó, hàng ngàn sinh viên từ các trường ĐH Văn Lang, ĐH Kinh tế TP. HCM, ĐH dân lập Kỹ thuật công nghệ TP.HCM… cũng rơi vào cảnh ngậm ngùi tương tự. Trong nhiều nguyên nhân dẫn đến việc sinh viên bị buộc thôi học, thầy Trần Đình Lý (trường ĐH Nông lâm TP.HCM) thẳng thắn nhận xét: “Trở ngại lớn nhất của sinh viên hiện nay là ý thức học tập quá thụ động!”. ...
  • Thầy - trò thản nhiên gian dối trong học tập, thi cử

    26/12/2003Nhiều năm qua, nạn gian dối trong thi cử ngày một phổ biến, không chỉ ở học sinh mà cả giáo viên và các cán bộ giáo dục, không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn. Điều đáng nói là tất cả đều thản nhiên như không khi bị bắt gặp có hành vi “quay cóp” hay “bố trí giúp đỡ” thí sinh...
  • Sinh viên ta mắc “bệnh” thụ động trong học tập!

    18/11/2003Trương HiệuBước vào năm học 2003, trên 100 sinh viên Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM đành cuốn gói giã từ trường lớp trước quyết định buộc thôi học của Ban giám hiệu. Trong năm học 2001 và 2002 trước đó, hàng ngàn sinh viên cũng rơi vào cảnh ngậm ngùi tương tự...
  • Trẻ em nói về học tập: ''Chúng con mệt lắm rồi!''

    04/11/2003Vừa qua, tại diễn đàn dành cho trẻ em do Ủy ban Dân số-Gia đình-Trẻ em quận 4 tổ chức, các em đã lên tiếng về những bức xúc của mình xung quanh vấn đề học tập. Xin hãy lắng nghe và suy nghĩ.
  • xem toàn bộ