10 điều khiến Quốc gia muôn thuở

12:06 CH @ Thứ Năm - 06 Tháng Tư, 2017

Hôm nay ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Tôi viết bài ngắn này chia sẻ cùng các bạn...


Minh họa
.
1. Vua không bán Nước: Nếu không chẳng con nơi mà ngự, cũng chỉ còn là kẻ lưu vong, tôi đòi số 1 bị nguyền rủa! Để còn Nước và xứng đáng trị vị, Vua cần mang ' Đạo Trời ' nghĩa là chấp chính an Dân trị Quốc bằng các giá trị phổ quát, đại chúng, muôn đời.
2. Nhân dân không quay lưng với Đất nước: Vì Dân là muôn sức khai khẩn, dựng xây và gìn giữ cương vực lãnh thổ, truyền thế hệ! Dù đi đâu, làm gì ai cũng tha thiết, thấy nghĩa vụ đương nhiên, và tự hào đóng góp sức người sức của cho suối nguồn nhân sinh của Dân tộc.

3. Nông dân không ghét ruộng: Vì đó vốn là tất cả với họ. Tam nông chính là ' cứ địa' của mọi nền kinh tế Quốc gia dù hoàn cảnh và trình độ nào, đồng thời là ' bảo tàng' văn hiến truyền thống qua mọi thời đại! Nông dân phải sống tốt được và có thể truyền giao cho con cháu nối tiếp.

4. Quân nhân không sợ xung phong: Sự sống là vốn quý nhất của mỗi đời người, ra mặt trận nguy cơ bị chết rất cao, thậm chí là vô danh, nhưng tất cả tướng lính đều dũng cảm, mạnh mẽ, hào khí sẵn sàng xả thân khi Tổ Quốc kêu gọi gìn giữ chủ quyền. Điều đó là cảm hứng bất tận về tự cường.

5. Học sinh không bỏ học: 'Nhân bất học bất tri lý '! Sự học tập liên tục mới tạo nên nguyên khí phát triển Đất nước ( chứ không đợi có 'hiền tài' ) ! Con người ta không được, không muốn hay không thể học đó là bi kịch thực sự cho tương lai Xã tắc! Ai có thể bị thiệt thòi, cần bù đắp bằng hỗ trợ đến trường.

6. Cha mẹ không bỏ bễ con: Đó là điều căn bản nhất, cố lõi nhất trong bản năng cũng như tinh thần sống nhân vị của con người! Dù giàu hay nghèo, cha mẹ nên và luôn nhận trách nhiệm chính, chủ đạo nhất trong nuôi dạy, điều chỉnh, định hướng cho các con cái! Thế sẽ gặt Phúc!

Hình chim lạc trên trống đồng Lạc Việt
.
7. Hiệu trưởng không chán trường: Làm thuần nghề dạy học chân chính xưa nay không giàu về vật chất được ! Xã hội cần trường học hơn cần bất cứ một hình thái tổ chức nào khác khi đã thoát ra thời kỳ hoang dã ! Quốc gia hùng cường là nhờ sự học đến được muôn người! Hiệu trưởng cần là người có sứ mệnh thực hiện điều đó.

8. Chuyên gia không đổi nghề: Càng phân công lao động cao càng cần và ra đời những ' nghệ tinh' theo nghĩa : một người hội tụ được lý thuyết đỉnh cao và tìm cách ứng dụng tối ưu vào thực tế, trong một lĩnh vực chuyên sâu ! Càng theo thời gian càng gắn bó và thành tinh hoa của họ.

9. Doanh nhân không sa vào Tiền: Họ là giới hiện thực các giá trị thành sản phẩm dịch vụ phục vụ nhu cầu muôn dạng của xã hội! Tiền là phương tiện trao đổi, thước đo gia trị, đánh giá kết quả sau quá trình kinh doanh, nhưng dùng nó để mua bán mọi giá trị thì thủ tiêu lao động lương chính, khiến ai chưa có tiền bị mãi nghèo.

10. Cuộc sống không thể thiếu vắng Đức tin: Chứ không phải là mê tín hay lòng tin ( điều mà người thường cũng luôn có ) ! Nghĩa là sự tin tưởng vững chắc nhất, sáng soi nhất nằm trong tâm trí, xuyên suốt, chỉ dẫn điều hay lẽ phải. Đức tin vào Nhân quả, vào việc đang làm, vào điều lương thiện...

Và các bạn phát triển tiếp theo ý và thực tiễn của mình...
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Trẻ em thua thiệt, quốc gia tổn thất

    01/06/2020Jeffrey D. SachsTrẻ em là nguồn lực quan trọng nhất của mọi quốc gia. Điều này đúng không chỉ về mặt đạo đức mà còn đúng về mặt kinh tế. Đầu tư vào y tế, giáo dục và kĩ năng cho trẻ em sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho đất nước...
  • Nhận dạng 'Quốc gia thất bại" và vượt lên!

    04/08/2018Nguyễn Tất ThịnhHội nhập kinh tế Toàn Cầu là xu hướng rất tích cực của Thế giới, nhưng tôi trích viết dưới đây đôi điều cảnh báo trong tiến trình đó...
  • Sự thịnh vượng và nghèo khó của các quốc gia

    14/10/2016Thành công thật sự không bao giờ là một sự tình cờ. người thành công có một văn hóa tiến bộ kết hợp sự ham học và vận dụng liên tục...
  • Tưởng tượng về “quốc gia” ở Việt Nam thế kỉ XX

    18/05/2016Liam C. KelleySự biến đổi trong ý thức đến cùng sự chấp nhận một não trạng dân tộc chủ nghĩa là một hiện tượng đã xảy ra đầu tiên ở phương Tây, và sau đó được tái tạo ở các phần khác của thế giới. Ở Việt Nam, sự biến chuyển này bắt đầu ở đầu thế kỉ XX, và trong vòng một thế hệ, nó được hoàn tất, đến nỗi cho đến thập niên 1920s, nhiều người Việt Nam không còn nghĩ như tổ tiên họ đã nghĩ trong nhiều thế kỉ trước...
  • Một Quốc gia bình thường sẽ sinh ra tỉ phú

    05/05/2016Thiện ĐạoXưa nay ở những địa phương nghèo nàn, hẻo lánh... vẫn có thể sinh ra những nhân tài (thậm chí phi thường) trong đủ các lĩnh vực của Nhân loại....nhưng để sản sinh ra các Tỉ phú thì lại khác! Phải là ở Quốc gia bình thường!
  • Trong hội nhập, ai xuất khẩu gì để thêm giá trị thương hiệu quốc gia?

    23/03/2016Nguyễn Tất ThịnhTrong Thế giới hội nhập, mà mỗi Quốc gia phải tich luỹ được các giá trị toàn cầu và sức mạnh đa cực bởi hệ năng lực sản sinh ra những thứ giá trị. Mỗi Quốc gia PHẢI XUẤT KHẨU ĐƯỢC GIÁ TRỊ NÀO ĐÓ MÀ THẾ GIỚI CẦN !
  • Quốc dân với gia nô

    16/11/2015Phan Bội Châu (1927)Đau đớn thay! Thảm hại thay! Địa vị mình quốc dân mà chưa từng một ngày nào được chịu cái ơn giáo dục cho làm quốc dân; thân phận mình quốc dân mà chưa từng một ngày nào được hưỡng cái quyền lợi quốc dân...
  • Tản mạn về quốc gia và chính khách mẫu mực

    26/10/2015Bùi Quang MinhKhông phải một thành tích tốt là có từ bổng lộc hay gia sản nhiều, nhưng bổng lộc/gia sản đã nhiều thì chúng ta phải mong chờ thành tích tốt nhất... bởi đất nước ta còn rất nghèo. Xin được cung cấp vài nét sơ qua về cuộc sống của một vị chính khách và ở một quốc gia trên thế giới hiện nay...
  • Các quốc gia đều tránh va chạm với Trung Quốc

    25/09/2014Nhật Nam (Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ)Tất cả các quốc gia vừa phải, thậm chí các quốc gia lớn cũng đều tránh va chạm với Trung Quốc. Không phải là người ta sợ Trung Quốc, nhưng người ta tránh va chạm với Trung Quốc để tránh những rắc rối không cần thiết. Việt Nam cũng vậy, những chữ trong tuyên bố của chúng ta cũng rất bình tĩnh...
  • Lãnh đạo Quốc gia

    20/09/2014Nguyễn Tất Thịnh'Nhân kiệt như Sao buổi sớm' nghĩa là luôn có! Vấn đề là Xã hội có thể phát hiện ? Nhân dân có quyền bình chọn? Nền chính trị có tầm định vị được họ vào chỗ xứng đáng? Sau đó mới trở thành 'Lãnh đạo xuất sắc' được! Cho dù có thể một Ngôi Sao nào đó lao thẳng vào Trái Đất gây nên những 'biến động' to lớn với Quốc gia, thậm chí tầm Thế giới! Sao như thế thường là Nhân vật siêu thường , hoặc Thánh nhân! Nếu có thế sẽ luôn gây ra thiệt hại lắm thay!
  • Quốc dân nên tự lập

    08/02/2014Phan Bội Châu (1927)Ô hô gia nô! Ô hô gia nô! Tủi thân vai ngựa lưng lừa, một kiếp gia nô biết bao giờ là thôi? Câu hỏi đó là một câu hỏi rất thiết ở đời bây giờ. Tôi xin trả lời rằng: "Gia nô nay đã biết thân, thời lo gánh chức quốc dân mới là". Gia nô là thằng ở của một nhà, Quốc dân là ông chủ của một nuớc, một bên thì ty tiện rất mực, một bên thì cao quý rất mực, mắt còn chưa mù, miệng còn nói được thời chắc cũng muốn lấy phần cao quý mà bỏ phần ty tiện...
  • Dân tộc hào vượng, Quốc gia hùng cường

    12/08/2014Nguyễn Tất ThịnhChúng ta không muốn tự hào vì thế kỷ nào cũng có chiến thắng trong chiến tranh ! Chiến tranh xảy ra nhân dân luôn là bị thua thiệt nặng nề, dai dẳng và dính nhiều di căn nhất ! Chúng ta học hỏi cách không để xảy ra chiến tranh không phải bằng tâm lý chấp nhận kẻ bạo cường, cam phận đội vòng kim cô ma mị , mong tồn tại trong thân phận thấp hèn, bị khinh rẻ trong thế giới văn minh. Đó chính là phải KHAI TÂM, PHÁT LỰC, TẠO THẾ, MỞ ĐẠO cho từng người Dân...
  • Quản trị Quốc gia - Một việc của toàn dân

    23/06/2014PSG, TS Phạm Duy NghĩaQuốc gia được quản trị không chỉ bởi Chính phủ. Muốn phòng và chống tham nhũng, làm sạch và mạnh bộ máy nhà nước, chí ít cần tới sự tham gia của một nền kinh tế với các công ty minh bạch, một giới báo chí có trách nhiệm định hướng dư luận và ngàn vạn hiệp hội dân sự giúp người dân nhận biết và học cách bảo vệ lợi quyền. Sau hai thập kỷ đổi mới Việt Nam đã đi qua luật chơi mới giữa bốn tác nhân: Nhà nước, Thị trường, Báo chí và Xã hội dân sự...
  • Nghĩa hai chữ "quốc dân"

    07/02/2012Phan Bội Châu (1927)Xưa nay người ta thường hay nói đến nước thì trước hết kể vua, thứ nửa quan, còn dân không bao giờ kể đến. Nhưng đời bây giờ thì khác thế! Bên Âu, bên Mỹ cho đến Nhật Bổn, Trung Hoa ở Á Đông, họ không nói đến nước thì thôi, thoạt nói đến nước thì tức khắc nói đến dân, tai nghe chữ Quốc dân, mắt thấy chữ Quốc dân, miệng đọc chữ Quốc dân...
  • Hệ thống giáo dục quốc dân

    11/03/2009Hồ Ngọc ĐạiHệ thống giáo dục quốc dân hiện đại là một sản phẩm tự nhiên của Cuộc sống hiện đại, với cốt lõi vật chất là nền sản xuất vật chất. Nền sản xuất hiện đại là nguyên nhân vật chất tạo ra sự phân hoá các lứa tuổi của Trẻ em hiện đại, là căn cứ đáng tin cậy nhất để thiết kế các bậc học. Các bậc học chẳng qua là sự phân đoạn toàn bộ tiến trình phát triển tự nhiên (song song với sự trưởng thành tự nhiên) của Trẻ em hiện đại.
  • “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”

    26/02/2007GS. Đặng Xuân Kỳ chủ biên. Nhà XB Chính trị Quốc gia – 2005Nền văn hóa Việt Nam được hình thành và phát triển trong lịch sử lâu dài của dân tộc không phải là kết quả vận động chỉ riêng những yếu tố nội sinh. Trong diễn văn khai mạc Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất ngày 24/11/1946, Hồ Chí Minh nói: “Văn hóa Việt Nam là ảnh hưởng lẫn nhau của văn hóa Đông phương và Tây phương chung đúc lại…
  • xem toàn bộ