Lê Đạt (1929 - 2008)

06:26 CH @ Thứ Bảy - 04 Tháng Bảy, 2009



Lê Đạt
(1929-2008)

Nhà thơ Lê Đạt là một nhân vật trụ cột của Phong trào Nhân văn-Giai phẩm. Ôngtự nhận mình là phu chữ, vì thơ ông viết rất kỹ tính, cẩn thận từng câu chữ, chọn lọc, suy nghĩ và dằn vặt rất nhiều..

- Ông sinh ngày 10-9-1929 tại Yên Bái, tên thật là Đào Công Đạt
- Ông tham gia cách mạng ngay sau khi cuộc Cách mạng tháng Tám thành công. Trong suốt quá trình hoạt động ông đều công tác ở ngành Tuyên huấn, sau lên Tuyên huấn Trung Ương, trực tiếp theo dõi phong trào văn nghệ, văn hóa và giáo dục.
-
Hòa bình lập lại năm 1954, ông về Hà Nội làm biên tập viên, bí thư chi bộ của báo Văn Nghệ, rồi được học lớp tiếp quản để về tiếp quản khu 300 ngày ở Quảng Ninh.
-
Khi Nhân văn-Giai phẩm bùng nổ, với bài thơ "Ông bình vôi" đăng trên báo Nhân Văn, ông bị lên án "phản động" và mất chức.
- N
ăm 1957, ông bị thuyên chuyển sang làm ở ban đối ngoại của Hội nhà văn Việt Nam, sau đó bị đưa ra khỏi Đảng khi đang chuẩn bị cho phát hành tập thơ Cửa hàng Lê Đạt giữa lúc đấu tranh chống tư sản sục sôi nhất vì bị cho rằng tập thơ tiếp tay cho tư sản.
- Năm 1958, ông bị khai trừ khỏi Hội Nhà Văn và đình chỉ xuất bản trong thời hạn 3 năm.
- Đến năm 1988, ông được phục hồi tư cách hội viên Hội Nhà văn và quyền xuất bản.
- Năm 2007, cùng với ba nhà thơ khác của Phòng trào Nhân văn-Giai phẩm là Trần Dần, Phùng Quán và Hoàng Cầm, ông được nhận Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật.
- Ngày 21-4-2008, ông từ trần.

Quan điểm sáng tác

- Trong những nhà thơ cùng trang lứa, Lê Đạt cùng với Trần Dần là hai nhà thơ vị chữ. Ông đề cao tinh thần lao động chữ của nhà thơ đến mức ông gọi nhà thơ là “Phu Chữ”. Phu hay cu-li cũng vậy, đều cực nhọc muôn phần. Ông ghét thứ thơ đơn nghĩa và gọi nó là “thơ lộ thiên”. Vì vậy ông chủ trương đào sâu vào chữ để tìm ra nhiều vỉa từ nhằm làm cho thơ đa nghĩa, cô đúc và sâu sắc. Và ông muốn những con chữ ấy phải mang dấu ấn riêng của nhà thơ.
- Ông coi “Vân chữ cũng quan trọng như vân tay, có thể làm dấu ấn vào giấy thông hành của nhà thơ”.
- Thời kỳ chín muồi của thơ ông chính là thời ông cho ra mắt tập thơ Bóng Chữ gây xôn xao dư luận, khen chê “tóe lửa” trên văn đàn. Nhưng sau tất cả những tranh luận về thơ ông, người ta thấy ông có lý. Vậy là sự tìm kiếm sáng tạo mới của nhà thơ đã có tác động đến sự phát triển nền thơ của ta những năm cuối thế kỷ XX. (Nguyễn Trọng Tạo)


Tác phẩm đã xuất bản

Bài thơ trên ghế đá (chung với Vĩnh Mai, 1958)
36 Bài Thơ Tình (chung với Dương Tường, 1990)
Thơ Lê Đạt - Sao Mai (chung với Sao Mai, 1991)
Bóng chữ (1994)
Hèn đại nhân (1994)
Ngó lời (1997)
Truyện Cổ viết Lại, NXB Trẻ, 2006
Mi Là Người Bình Thường, NXB Phụ Nữ, 2008
Đối Thoại Với Đời Và Thơ, NXB Trẻ, 2008
U 75 Từ Tình, NXB Phụ Nữ, 2008
Đường Chữ, NXB Hội Nhà Văn, 2009

Phỏng vấn tác giả

Lê Đạt, Người Hiền (Tia Sáng)

Trên “vân chữ” của Lê Đạt(Sài Gòn tiếp thị)

Lê Đạt với cái tâm đắc đạo (Công An Nhân dân)

Lê Đạt - nhà thơ hành trình về phía Mới

Nhà thơ Lê Đạt: Người lạc quan ngoan cố
Nhà thơ Lê Đạt và Tình U75
Nhà thơ Lê Đạt: Nói không vui là nói dối (Tuổi trẻ)
Trẻ Lê Đạt (Tia Sáng)


Bài viết của Lê Đạt

Thơ, phê bình văn học

Tập truyện mới của Lê Đạt: Mi là người bình thường

Trường ca về Bác của nhà thơ Lê Đạt (Sức khỏe và Đời sống)

Nhà thơ Lê Đạt: Thơ đương đại đang bế tắc (Tiền Phong)

Những đoản khúc Lê Đạt

Đường chữ

Thơ và vật lý hiện đại

Suy ngẫm về thời cuộc


Đối tác

Truyền thống cần được trẻ hóa

Lời quê

Một cách tiêu đẹp

Sự trung thực của trí thức

Lý tính phê bình

Văn hóa đối thoại

"Phản đề" dành cho người Việt trẻ
Cái khác...

Bài thơ "Nhân câu chuyện mấy người tự tử" của Lê Đạt (1929-2008) được đăng trên báo Nhân Văn số 1 ngày 20.09.1956. Vì bài thơ này mà Lê Đạt đã gặp nhiều 'rắc rối' qua vụ Nhân Văn Giai Phẩm.

Bài thơ "Nhân câu chuyện mấy người tự tử"

"Báo Nhân dân số 822
Có đăng tin mấy người tự tử
Vì câu chuyện tình duyên dang dở
Trưa mùa hè nóng nung như lửa
Tôi ngồi làm thơ
Vừa giận vừa thương những người xấu số
Chân chưa đi hết đường đời
Đã vội nằm dưới mộ.

Chết là hết
Hết đau hết khổ
Nhưng cũng là hết vầng trăng soi sáng trên đầu
Hết những bàn tay e ấp tìm nhau

Người con trai ngồi trên gò đất
Thổi sáo gọi người yêu
Bắt nắng chiều đứng lại
Lúa đang thì con gái…
Xôn xao gió thổi
Đầu sát bên đầu tính chuyện tương lai

Anh công an nơi ngã tư đường phố
Chỉ đường cho
xe chạy
xe dừng
Rất cần cho luật giao thông
Nhưng đem bục công an đặt giữa trái tim người
Bắt tình cảm ngược xuôi
Theo luật lệ đi đường nhà nước
Có thể gây nhiều đau xót
ngoài đời"

Sau khi bị vụ Nhân văn-Giai phẩm trong vòng 30 năm, Lê Đạt đi vào viết về thân phận của mình, của xã hội thời kỳ cấm đoán và tìm tòi cách tân thơ.

Bài "Cảng Cấm":

Hai vợ chồng ghế đá đêm suông
Cảng Cấm

còi tàu u ú
gió oà
Đất nước mẹ mình
hay mẹ ghẻ

Bài "Thu nhà em":

Anh đến mùa thu nhà em
Nắng cúc lăm răm vũng nhỏ
Mà cho đấy rửa lông mày
Nông nỗi heo may từ đó

Mưa đêm tuổi nổi ao đầy
Đồi cốm đường thon ngõ cỏ
Bướm lượn bay hoa ngày
Tin phấn vàng hay thuở gió

Tóc hong mùi ca dao
Thu rất em
và xanh rất cao

Bài "Ác mộng":

"Mơ tôi một giấc mơ khiếp sợ
Đường phố

cả căn nhà tôi ở
Mặt sắt chữ vàng biển đỏ
“Không phận sự miễn vào”

Bài "Bước Ký XXI" viết trước thềm thiên niên kỷ mới:

"Năm 2000
năm chiếu cố
những địa đầu thiểu số

Các nhà cầm quyền
đối đám nghi can
đúng trước giờ công bố
hãy nhẹ tay."

LinkedInPinterestCập nhật lúc: