Nguyễn Duy Cần (1907-1998)
Biệt hiệuThu Giang, sinh ngày15-7-1907 tại làng Điều Hòa, tổng Thuận Trị, tỉnh Mỹ Tho (Định Tường bây giờ(thời Việt Nam Cộng Hòa)) . Ông là giáo sư kiêm hiệu trưởng một trường Trunghọc tư thục tại Sài Gòn (chưa tra cứu được).Ông là học giả nổi tiếng Việt Nam vào khoảng những năm 50-60 của thế kỷ trước...
Ông bắt đầu hoạt động văn hóa từ năm1931 với sự xuất bản cuốn triết học đầu tiên: Toàn Chân Triết Luận (1936). Quyển này đã gây mộtcuộc bút chiến sối nổi trên 6 tháng ở báo Mai.
Từ đó ông tiếp tục cho xuất bản cácquyển :
- Duy Tâm và Duy Vật (1935)
- Thanh dạ văn chung (1939)
- Cổ Nhân (1940)
Gián đoạn 1 thời gian vì giặc giã. Năm 1946, ông lên Sài Gòn, tiếp tục viết sách. Đến năm 1951 ông cho xuất bản :
- Cái Dũng thánh nhân (1951)
- Óc sang suốt(1952)
- Thuật tư tưởng (1953)
- Thuật xử thế của người xưa (1954)
- Trang Tử Tinh Hoa (1956)
- Văn Minh Đông phương và Tâyphương(1957)
- Tôi tự học (1960)
- Thuật yêu đương (1960)
- Lão tử Đạo Đức Kinh (1960)
- Tâm sự người xưa
- Cổ nhân (đã tuyệt bản)
- Đạo học phương Đông trong xã hội ngày nay
- Thuật dưỡng sinh của Đông phương Đạo học
- Liệt tử xung hư chân kinh
Ông cũng từng là giáo sư của trường Đại học Vạn Hạnh và là trưởng ban triết Đông của Đại học Văn khoa Sài Gòn (nay là Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn tp. Hồ Chí Minh).
Soát lại các tác phẩm ông đã cho xuất bản, chúng ta thấy ôngchuyên về triết học nhất là triệt học Đông Phương. Ông là một học giả chuyên vềbề sâu, lại có lập trường tư tưởng riêng biệt, không theo thời thượng, Tư tưởngông phần nhiều có khuynh hướng “lật ngược” những tư tưởng thông thường. Tưtưởng của thời đại dường như chỉ đi có một chiều… chiều xuôi.
Ông lại có khuynh hướng nói “nghịch” lại và có lẽ ông muốngây một trào lưu tư tưởng “nghịch dòng” để lập lại thế quân bình cho những tưtưởng quá khích. Ta có thể tóm tắt lập trường tư tưởng của ông trong câu nầycủa ông “Chân lý là sự tổng hợp của hai đối cực .. chỉ biết có cái hại mà chẳngbiết đến cái lợi của cái hại ấy cũng như chỉ biết đến cái lợi mà không biết đếncái hại của cái lợi ấy, đó là chưa biết đến chỗ thật biết vậy”
Ông thường có cái nhìn “tổng quan” và xem xét sự vật theonguyên tắc sau đây : “đừng bao giờ nghiên cứu một sự vật sự kiện nào dưới mộtphương diện mà phải luôn để ý đến bên trái của nó”.
Lập trường ấy của ông, ta thấy rõ rệt trong những quyển “Thuật xử thế của ngườixưa” và nhất là trong “Văn minh Đông Phương và Tấy Phương” xuất bản 1957.
Những năm cuối đời, Thu Giang không tiếp tục viết sách mà lui về ở ẩn. Năm 1991, ông chuyển về sống ở quận Bình Thạnh và mất tại đây vào năm 1998, để lại cho đời nhiều bộ sách có giá trị.
Sau khi ông mất, quyển Thiền Đạo Trung Hoa được người thân của ông mang sang Pháp. Riêng quyển Tử vi bí kíp bản gốc vẫn còn được lưu giữ, được viết hoàn toàn trên giấy sáp nên không ai rõ nội dung chính xác của nó và lý do vì sao tác giả lại không công bố cuốn sách này.
Như vậy, sinh thời ông Nguyễn Duy Cần đã viết bao nhiêu cuốn sách, cuốn nào đã thất lạc và ông có để lại di cảo hay không?... Tất cả vẫn còn là một ẩn số.
Nguồn:
Nội dung khác
Dịch giả Phan Quang Định - Người giải mã bí ẩn của các giấc mộng
20/11/2012Giao HưởngĐào Trinh Nhất (1900-1951): từ một nhà báo sáng danh đến một học giả khả kính
20/02/2012Nguyễn Đình ChúĐỗ Minh Tuấn (1952 -)
24/06/2011Inrasara (1959 -)
24/06/2011