Vua và 'ba cùng'

07:20 CH @ Thứ Năm - 17 Tháng Ba, 2016
Tôi từ lâu ấp ủ các ý về dân sinh dân tình để viết truyện này! Tự nhắc mình: Chỉ đưa những điều hay, có ý nghĩa thời gian vào truyện! Tuy nhiên cuối cùng phải là sự tiếp nhận của bạn đọc! Thấy vui lắm dù chỉ một người động viên rằng : cũng được vài ý tốt !!!
Vua đi vi hành tìm hiểu về đời sống dân sinh, dọc đường ghé qua một nhà thường dân - thật ra anh ta được dân cả vùng xem là Nhân sĩ - Vua tất nhiên là không biết điều đó, nhưng thật lòng muốn trải nghiệm với cuộc sống hàng ngày của anh ta, nên một mình đến và ngỏ lời 'ba cùng: ăn, ở, làm' ít hôm tại nhà. Anh ta chỉ tỏ thái độ hiền lành, khẽ gật đầu nói: Vâng tuỳ ngài!
.

Ngày đi ra ruộng cày, Vua lội xuống ruộng nhưng không làm được, muốn anh dạy! Anh đáp: Hôm nay như là buổi cuối rồi, ruộng phải bừa ải xong để mai cấy, tôi dạy ông sẽ muộn việc mất, vả lại xem ra ông là người chẳng phải để làm việc ấy. Rồi anh vừa làm vừa cất tiếng hò khoan dân dã rộn ràng.
Tối về Vua muốn nấu cơm cùng. Anh lại bảo: Việc cũng chẳng khó gì, ông ở đây bất quá một hai ngày, chi bằng cứ mặc tôi làm vài món giản dị cho nhanh, hơn là nhờ hay cùng ông vốn không quen, thêm phiền phức lại chẳng được như ý! Anh vừa nấu cơm vừa đọc sách trông thật khoan khoái nhẹ nhàng.
Tối Vua muốn ngủ cùng trên nệm cỏ trò chuyện, anh ta lại nói: Nhà sẵn nhiều rơm và cỏ khô, chi bằng ông vơ thành một đống khác đủ êm ấm là được, rồi nhanh vào giấc ngủ ngon đi, tôi vốn chẳng nói chuyện, chẳng muốn đa tư trước khi ngủ! Khi cả ngày lam làm chính là lúc ý tôi suy nghĩ rồi....sao cho hôm sau tuần tự hanh thông ba việc 'ăn ở làm'!

Vua trằn trọc nằm, thở dài nghĩ: Ở nhà này cùng anh ta mình chả biết hơn điều gì của nhân tình thế thái.

Sáng hôm sau dậy ăn củ khoai luộc với nước vối! Nhìn anh ta xăm xắn chuyên chú chuẩn bị cho một ngày mới, như không vướng bận về mình. Vua vừa tự ái vừa muốn vớt vát, Ngài gợi chuyện anh ta như có ý để lộ thân phận:
- Này anh kia, anh nghĩ sao khi một ngày nào đó có Đức Vua đến nhà?

Anh ta vác thúng mạ lên vai quay lại đáp:
- Thì tôi cứ nên rằng: Vua cứ làm việc của Vua còn tôi cứ làm việc của tôi, trừ khi Ngài có ý chỉ khác đi, mong không khiến tôi hoặc nhiều người phải bỏ những việc thiết thực hàng ngày như 'ăn, ở, làm' mà ông cũng muốn 'ba cùng' !

Mỗi người tự làm được 'ba việc' ấy hàng ngày dễ dàng cho mình, không phiền người, không đứt gãy hay mất mát....thì thực là phúc rồi.
- Thế anh không cần biết về ta là ai, không suy xét, muốn trò chuyện gì sao? Biết đâu có điều hay, đời có chút thay đổi đối với anh?

- Thưa, người từ thiên hạ đến như ông đây, có ý 'ba cùng' để học hỏi thế, lại tự tin nói lời như thế, hẳn là hơn thường nhân! Ngày đầu tiên nếu ông suy xét hẳn đã hiểu sâu rộng hơn những xã giao.. Ông nếu có gì hơn hẳn, muốn thay đổi ắt khiến nhiều người sẽ thay đổi, hơn là chỉ riêng một ai, và tôi cũng ước là thế!
Nhưng ông ạ: Trước hết và tối thiểu : 'ăn, ở, làm' của bất cứ ai cũng cần được tôn trọng và không bị đảo lộn, được xuôn sẻ đã phải không? Giờ tôi ra đồng, ông còn nán lại xin cứ tự nhiên và đi quan sát dân cả vùng này họ đang 'ăn, ở, làm' như thế nào? Đó là đời sống dân tình, chiều về có duyên gặp lại nhau thì chính tôi muốn nghe ông nói, vì để thay đổi thì nên có viễn kiến cao ý từ bậc hơn người lại trải nghiệm thêm về cái vùng quê nhỏ này. Được thế chính tôi giác ngộ mà tự mình thay đổi hay hơn trong ba việc 'ăn ở làm'!

Anh ta nhanh nhẹn ra khỏi nhà, đừng giữa sân nhìn theo , Vua trầm ngâm: Ta vốn mượn 'ba cùng' để hiểu hơn dân sinh dân tình trong thiên hạ , như ngoài những con người cụ thể, nay nghe anh ta nói mới ngộ ra ba việc 'ăn ở làm' của từng người được diễn ra như thế nào ở nơi họ sống chính là dân sinh dân tình, hoá ra được 'tự nhiên như nhiên' mới là an là quý!

Cả ngày, Vua sau khi đi chiêm quan quanh vùng, về sớm, đã tự dọn nhà sân vườn và nhóm lửa nướng tảng thịt Nai khô mang theo trong túi, lại bày ra thêm một hũ rượu nhỏ hâm nóng. Anh ta về nhà muộn hơn, sau vài câu hỏi han qua lại. Vua xởi lởi bảo cùng ngồi trên nệm rơm ăn uống. Thật khoan khoái vui vẻ. Vua cởi mở nói: nếu bây giờ ta cho biết anh đang được ngồi đối ẩm với Vua thì sao?

Anh ta nâng chén rượu đầy trên tay ngang tầm mắt thi lễ cung kính: Thưa, nếu thế thì thảo dân vẫn có thể tiếp mời được cùng Ngài cạn ly rượu này được chăng?! Và Ngài vẫn nhớ đang ngồi tại ngôi nhà mà thảo dân là chủ của nó chứ ? Ngài vẫn để cho thảo dân nói, muốn nghe những điều bình dị về dân sinh dân tình? Ngài lại không coi thảo dân là thấp hèn mà vẫn tâm sự được chuyện Quốc kế ?

Vua cùng nâng lên ly rượu đáp lễ than: - Ôi, từng câu anh nói đã khiến ta hiểu hơn đạo an dân trị quốc! Khi khoảng cách Vua Dân nhỏ lại, khi tâm tình Vua Dân gần hơn, khi ba điều 'ăn ở làm' Vua Dân đểu là quyền mặc nhiên và bình đẳng thì phúc phận muôn nhà, xã tắc hạnh phúc! Ta đã hiểu vì sao có Quốc gia không hẳn cần lương thực đầy kho, thành cao hào sâu, binh nhiều tướng đống mà vẫn Thái Lạc An Hoà...
Minh họa

Vua tư lự: - Thế thực là anh không muốn hỏi kỹ để xác nhận chính ta là Vua sao?

Anh ta đáp: - Thưa, là Ai thì đã là người đó rồi. Và dù là ai là Ai cũng nên sao cho để người khác chính là họ đang thế, muốn thế, được thế. Ngài đã đến đây, ở đây, 'ba cùng' với tôi mà cả hai thoải mái, quý hoá, thú vị, hay hơn, dù đang là Ai, thế chẳng phải tuyệt rồi sao?

Vua ngửa mặt lên:
- Ôi!!! Đúng là tuyệt! Cùng anh ta cạn bầu rượu thân tình và tương kính....

Sáng sau Vua chào từ biệt : ta đi về nơi ta 'ăn ở làm' để ba việc 'ăn ở làm' của nhiều người được an nhiên tự tại và đi trong thiên hạ Thái Lạc, ai cũng có thể như ta đã từng khi đến nhà anh!!!

Anh cúi người vòng tay chào cung kính: - Xin Ngài Vạn thọ vô cương vì điều Ngài vừa nói!!!!

Vua hóm hỉnh:
- Vậy anh biết ta là Ai rồi phải không ?

Anh khiêm nhường đáp:
- Ai cũng cần 'ăn ở làm' nhưng biết ai là Ai bởi suy tư và tầm vóc của họ về ba việc đó cho nhiều người khác ngoài bản thân họ, huống chi Ngài đang hướng đến vì xã tắc ! Thảo dân nếu không biết thì không xứng được 'ăn ở, làm' cùng Ngài, không đáng trong Đất nước mà mọi người biết làm tốt việc của mình !

Họ cáo biệt nhau, nhưng chuyện còn đến hôm nay.
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"

    07/12/2015Những gì ông để lại cho lịch sử không chỉ là những bộ phim câm kinh điển và thâm sâu, mà còn là một nhân cách lớn với những bài học sâu sắc về cuộc sống...
  • Thư thất điều gởi vua Khải Định

    27/10/2018Phan Châu TrinhNăm 1922, vua Khải Ðịnh sang dự cuộc đấu xảo quốc tế ở Ba Lê, Phan Châu Trinh gởi cho nhà vua một bức thư lời lẽ nghiêm khắc buộc Khải Ðịnh phải thoái vị nhường quyền lại cho quốc dân và kể bảy tội nhà vua đã làm và đáng tội chém đầu. Bức thư của ông, sau khi được công bố, khích động được tinh thần tranh đấu của đồng bào trong và ngoài nước...
  • Vua sáng tôi hiền

    26/09/2017Hoàng Hồng MinhLý tưởng không thể chối cãi xưa ở xứ Đông là mơ có vua sáng, tôi hiền. Có vua sáng, tôi hiền thì mọi chuyện hanh thông, “đêm ngủ không phải đóng cửa, ngoài đường không ai nhặt của rơi”. Chuyện này sách xưa nói mãi rồi...
  • “Vua hiền có Lê Thánh Tông”

    19/07/2017Nguyễn AnhCách đây gần bảy mươi năm, năm 1942, trong bài diễn ca Lịch sử nước ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “... Vua hiền có Lê Thánh Tông...”. Thánh Tông là miếu hiệu của Lê Tư Thành, con thứ tư, cũng là con út của vua Lê Thái Tông (1423 - 1442).
  • Vì sao vua Trần Nhân Tông về Yên Tử tu hành?

    28/02/2016Nguyễn Trần Trương"Vì sao Thượng hoàng Trần Nhân Tông không ở lại Vũ lâm hay lựa chọn một nơi nào khác trên đất nước Đại Việt mà lại chọn Yên Tử để tu hành?" - Câu hỏi được phần nào lý giải trong tham luận của Nguyễn Trần
    Trương (Phó Ban Dân tộc tỉnh Quảng Ninh) trong Hội thảo tưởng niệm 700 năm ngày Đức vua - Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập Niết-bàn...
  • Con số 13 bí ẩn và vua Bảo Đại

    20/03/2015Vua Bảo Đại trở thành vị vua triều Nguyễn thứ 13...
  • Những tổng thống - vua

    24/02/2014Nguyễn Ngọc HùngThế giới Ả Rập nổi tiếng với những chế độ và những “nhà cách mạng” cầm quyền suốt đời...
  • Ông vua "không có đôi tai lừa"

    26/03/2011Bùi Quang MinhNgày xưa, tại một vương quốc nọ, vị vua đang trị vì tự dưng nhú lên một đôi tai lừa nho nhỏ. Nhà vua nhiều lần "ló mặt" ra quần thần, vi hành nên gây xôn xao trong dân chúng chuyện: Nhà vua hình như có đôi tai lừa?!
  • "Nhà vua chết rồi, Hoàng đế vạn tuế!"

    04/11/2009Phạm Toàn"Vấn đề quan trọng bậc nhất không phải là tranh cãi xem ông GS Koblitz và bản Báo cáo Harvard cái nào đúng cái nào sai. Vấn đề quan trọng nhất là cái tai của người lắng nghe những lời phê phán." - Nhà nghiên cứu giáo dục Phạm Toàn
  • xem toàn bộ