‘Vô Ảnh’ của Trương Nghệ Mưu: Tuyệt tác hình ảnh trầm mặc, day dứt

08:50 CH @ Thứ Sáu - 05 Tháng Tư, 2019

Sau thất bại của “Trường Thành”, đạo diễn họ Trương phần nào lấy lại phong độ bằng dự án sở hữu phần hình ảnh ấn tượng cùng kịch bản sâu sắc, nhiều suy tư về dục vọng...


Đạo diễn lừng danh của Trung Quốc có sự trở lại hoành tráng với kiệt tác hình ảnh Shadow.

Trailer bộ phim 'Vô Ảnh' Tác phẩm mới nhất của đạo diễn Trương Nghệ Mưu, ra mắt hồi mùa thu 2018.

.

Thể loại: Tâm lý, kiếm hiệp
Đạo diễn: Trương Nghệ Mưu
Diễn viên chính: Đặng Siêu, Hồ Quân, Tôn Lệ, Quan Hiểu Đồng, Trịnh Khải
Zing.vn đánh giá: 9/10

Vô ảnh lấy bối cảnh là một đất nước giả tưởng ở Trung Hoa thời cổ đại. Tại thời điểm này, Trung Hoa bao gồm nhiều nước nhỏ và luôn nằm trong tình trạng bị tranh giành thế lực. Phim nói về một con người nhỏ bé tên Cảnh Châu bí mật giam giữ từ năm lên 8. Anh làm thế thân cho Tử Ngu – một Đại Đô Đốc phải sống ẩn thân sau một lần bị thương nặng. Trong quá trình giúp cho chủ nhân đạt được tham vọng, Cảnh Chân bị cuốn vào những âm mưu đen tối.

Bộ phim Vô Ảnh(tựa Anh: Shadow) xảy ra vào một thời kỳ giả tưởng, không xác định trong quá khứ. Khi ấy, Trung Quốc cổ đại còn bị phân chia thành nhiều vương quốc nhỏ. Sống giữa chiến tranh và những cuộc tranh đoạt quyền lực tàn khốc, các bậc đế vương và quý tộc đều khó tránh khỏi mối đe dọa về mặt tính mạng.

Để tồn tại, họ bèn bí mật sử dụng thế thân cho riêng mình, được gọi là “ảnh tử”. “Ảnh tử” - xả mạng cứu chủ, ra sống vào chết, nhưng chẳng bao giờ được ghi tên vào sử sách.

Tính mạng và hành tung của họ đều bị chôn vùi, rất ít người biết, như thể chưa từng tồn tại. Và Vô Ảnh là câu chuyện kể về một “ảnh tử” như thế.

Màn tái xuất ấn tượng của “tông sư” điện ảnh Hoa ngữ

Vô Ảnh là xuất phẩm mới nhất của Trương Nghệ Mưu - vị đạo diễn lừng danh thuộc thế hệ thứ 5 của điện ảnh Trung Quốc. Trong suốt sự nghiệp kéo dài hơn ba thập kỷ, ông đã ghi dấu trong lòng khán giả toàn cầu qua nhiều tác phẩm xuất sắc, chủ yếu mang đề tài hiện thực xã hội hoặc cổ trang võ hiệp.

Tuy nhiên, tác phẩm gần nhất của Trương Nghệ Mưu - bom tấn Trường Thành (2016) - lại là thất bại đáng tiếc. Dự án có kinh phí khổng lồ, được đầu tư hoành tráng, sở hữu dàn diễn viên thực lực. Nhưng thành phẩm rốt cuộc chỉ có chất lượng nghệ thuật ở mức trung bình. Cộng thêm yếu tố tuổi tác, nhiều người quan ngại rằng họ Trương đã hết thời.


.

Với Vô Ảnh, phim mở đầu bằng một lời dẫn nhập, hé lộ cho khán giả về ý niệm xuyên suốt tác phẩm: “Đây là câu chuyện về ảnh tử”.

Sau đó là sự kiện lớn - mục tiêu chính dẫn dắt cả tác phẩm: lời tuyên chiến của đại đô đốc Tử Ngu (Đặng Siêu) từ Bái quốc với tướng quân Dương Thương (Hồ Quân) của Viêm quốc - người đang trấn thủ Cảnh Châu. Đây là tòa thành nằm trong lãnh thổ của Bái quốc nhưng bị Viêm quốc cưỡng chiếm từ lâu.

Cấu trúc của Vô Ảnh gợi nhắc tuyệt phẩm Anh hùng của họ Trương ra mắt hồi 2002. Chỉ trong vài phút nói chuyện ngắn ngủi đầu tiên, đạo diễn đã khắc họa đầy đủ hoàn cảnh tổng thể và miêu tả rõ nét cá tính cùng mối quan hệ giữa các nhân vật chính.


Bộ phim mới nhất của Trương Nghệ Mưu có sự góp mặt của vợ chồng Đặng Siêu Tôn Lệ.

.

Sự tồn vong của Bái quốc và ân oán bao lâu với Viêm quốc, sự u nhược của Bái vương (Trịnh Khải) trái ngược với cá tính mạnh mẽ của trưởng công chúa (Quan Hiểu Đồng), sự kiên định của Tử Ngu và tình phu thê tương giao, thấu cảm với phu nhân Tiểu Ngải (Tôn Lệ)… hiện lên rõ nét và ấn tượng, dù khán giả chưa từng có bất cứ ý niệm vào về họ.

Sau trường đoạn “tuyên chiến” mở màn ấn tượng, Vô Ảnh mới bắt đầu đi vào quá trình diễn giải, làm rõ từng nhân vật. Hoàn cảnh, mục tiêu cá nhân của mỗi người dần trở nên rõ ràng hơn. Và ý niệm “ảnh tử” cũng lộ diện từ đây.

Lúc này, khán giả đã có ấn tượng khá rõ ràng về mục đích chính của tất cả nhân vật trong phim. Họ đều hướng đến trận tái đấu của Tử Ngu và Dương Thương - sự kiện có ảnh hưởng đến mọi tuyến nhân vật.


Ảnh có cách dẫn dụ khán giả rất khéo léo, tinh tế.

Từ đây, đạo diễn Trương Nghệ Mưu và biên kịch Lí Uy bắt đầu xây dựng từng tuyến nhân vật cụ thể, tạo ra từng mảnh ghép đa dạng cho bức tranh tổng hòa tưởng như đơn giản, hời hợt bên ngoài, nhưng kỳ thực lại rất thâm sâu, khó lường bên trong.

Sau cảnh mở màn, Vô Ảnh dành khoảng một nửa thời lượng để giới thiệu lại hệ thống nhân vật, cũng như đi sâu xây dựng tâm lý của mỗi người. Điều này khiến tiết tấu của Vô Ảnh có phần chậm rãi và trầm lắng, phần nào thiếu đi sự hấp dẫn kích thích khán giả.

Tuy nhiên, càng về sau, khi các nhân vật càng bị cuốn vào guồng quay của số phận, mục tiêu và cá tính thực sự ngày một chuyển biến, bộc lộ rõ ràng, mạnh mẽ hơn. Những sự kiện quan trọng mang tính bước ngoặt lần lượt xảy đến một cách gấp gáp hơn, bất ngờ hơn, qua đó hé lộ hàng loạt âm mưu và toan tính không ngờ tới.

Khán giả lúc này mới cảm nhận được cơn bão âm ỉ trước kia đã bùng nổ ra sao. Hàng loạt bi kịch liên tiếp xảy ra vốn không quá bất ngờ hay khó đoán, nhưng thực sự khiến người xem phải nhíu mày, trầm ngâm khi chứng kiến, và day dứt suy tư khi tất cả đã trôi qua.

Hàng loạt bi kịch đến từ những lý tưởng, dục vọng rất riêng của mỗi nhân vật, lúc đầu tưởng như chẳng hề tồn tại, mà rốt cuộc lại xảy ra đầy tự nhiên, không thể ngừng lại hay thay đổi.

Trương Nghệ Mưu đã tạo ra một xuất phẩm có bối cảnh, câu chuyện và hệ thống nhân vật thu hẹp và tiết chế hơn hẳn so với nhiều tác phẩm cổ trang trước đây của ông. Nhưng nhờ đó, nhà làm phim có thể vẽ nên một bức tranh vừa sống động, vừa đậm chất cá nhân, không khoa trương hời hợt mà thâm sâu khó lường.

Đây là một xuất phẩm vượt ra ngoài khuôn mẫu đạo lý thông thường, không có cả vai chính diện lẫn phản diện, chẳng có gì là đúng hay sai. Tất cả cứ thế diễn ra và biến hóa một cách tự nhiên, đầy tính nhân bản.

Tư tưởng âm - dương hòa hợp được thể hiện khéo léo, tinh tế

Ảnh không chứa đựng những lý tưởng trị quốc - bình thiên hạ cao siêu như Anh hùng, hay chuyện tình yêu tay ba trái ngang chốn giang hồ như Thập diện mai phục. Bộ phim đào sâu mô tả dục vọng cá nhân rất tự nhiên, đồng thời từ đó thể hiện tư tưởng âm - dương của văn hóa phương Đông một cách tinh tế.

Hầu như mỗi nhân vật trong Vô Ảnh đều có một hình mẫu đối nghịch. Với đô đốc Tử Ngu thì đó chính là Cảnh Châu - “ảnh tử” của mình, giống y hệt về ngoại hình, nhưng lại khác biệt hoàn toàn về hoàn cảnh.


Âm-dương hòa hợp là tư tưởng được khai thác triệt để trong phim.

Với Bái vương u nhược đa đoan là Trưởng công chúa cá tính, trong sáng. Còn với phu nhân Tiểu Ngải, chính bản thân cô tự tồn tại những mâu thuẫn đối nghịch được tạo ra từ hai người đàn ông xung quanh mình.

Những hình mẫu trái ngược giống như âm với dương, vừa đối nghịch vừa tương trợ, làm nổi bật lên cá tính của nhau, hòa quyện với nhau để tạo ra biến chuyển liên tục. Càng theo dõi, khán giả càng nhận ra rằng âm - dương không chỉ đơn thuần là thiện - ác, ánh sáng - bóng tối. Âm – dương hòa hợp diễn ra muôn hình vạn trạng, chẳng có đúng sai, chỉ như hai mặt của một đồng xu.

Triết lý âm - dương thể hiện rõ nhất trong mối quan hệ tay ba giữa Tử Ngu - Tiểu Ngải - Cảnh Châu. Tử Ngu từng bị đao pháp của Dương Thương đánh bại một lần, lao tâm khổ tứ tìm cách hóa giải, nhưng chỉ đến khi được sự chỉ điểm của phu nhân mới đại ngộ.

Muốn phá giải đao pháp chí cương chí dương, phải dùng công phu âm nhu biến hóa linh hoạt khắc chế mới thành công, và chỉ có nữ nhân tâm tính nhu mì ôn hòa mới nhìn ra chân lý ấy.

Không chỉ là về mặt võ công, hình bóng của thái cực đồ âm - dương còn ảnh hưởng rất rõ đến tâm tình của cả ba nhân vật. Tử Ngu và Cảnh Châu chẳng khác gì hai nửa âm dương của thái cực, và Tiểu Ngải mắc kẹt ở giữa, có nhiệm vụ dung hòa hai thái cực ấy. Cô mắc kẹt giữa hình với bóng, mắc kẹt giữa đạo nghĩa vợ chồng lâu năm với dục vọng bản năng của một người đàn bà.

Người phụ nữ ở giữa tình huống đầy khó xử, chỉ biết tự cân đối, hòa hợp hai người đàn ông ở hai thái cực trái ngược. Cô vừa đồng điệu, nhưng cũng vừa đối kháng. Bởi vậy, tâm lý và hành động của Tiểu Ngải thực sự không đơn giản như vẻ bề ngoài.

Ngay cả lúc tưởng như tất cả đã buông xuôi, vỡ òa, thì những hành động của cô cũng khiến khán giả phải tự vấn: ý đồ và mục đích của nó thực sự là gì? Vì đạo vợ chồng hay vì dục vọng bản thân?

Tất cả cho thấy tài năng của Trương Nghệ Mưu trong việc lồng ghép lý tưởng âm - dương giao hòa vào tác phẩm của mình một cách tự nhiên, không sáo rỗng. Nhờ đó, khán giả mới có thể sẻ chia những dằn vặt và suy tư với nhân vật sau khi Ảnhkhép lại.

Tuyệt tác hình ảnh đậm chất truyền thống Á Đông

Tư duy thẩm mỹ đẳng cấp của Trương Nghệ Mưu thêm một lần nữa thể hiện qua Ảnh.Không còn phong cách sử dụng màu sắc phong phú, đầy rực rỡ và khoa trương như các tác phẩm gần đây, Vô Ảnhgần như chỉ sử dụng hai tông màu trắng - đen chủ đạo.

Mỗi khung hình của bộ phim giống như một bức tranh thủy mặc tĩnh tại, tối giản sắc độ, tối giản chi tiết. Chỉ có những mảng sáng tối lập lờ, không chỉ gợi cảm giác cổ xưa phù hợp với bối cảnh, mà còn tạo ra bầu không khí u buồn, trầm mặc xuyên suốt.

Toàn bộ phần hình ảnh càng bổ khuyết cho tư tưởng âm - dương tương hợp của tác phẩm. Thái cực đồ hai mảng trắng - đen đối xứng, luôn tồn tại và giao thoa giữa vạn vật trong tự nhiên. Từng khung hình là những mảng đen mảng trắng hòa quyện liên tục, dưới hiệu ứng quay phim slow-motion giúp tạo ra chuyển biến vô thường.


Sử dụng hai tông màu chủ đạo là đen và trắng, đạo diễn Trương Nghệ Mưu như biến từng khung hình trong phim thành những bức tranh thủy mặc.

.
Đạo diễn họ Trương cũng rất ý tứ khi sử dụng yếu tố nước trong phim. Toàn bộ thời lượng của Vô Ảnh gần như đều diễn ra vào những ngày mưa trắng trời, không có lấy một ánh nắng le lói. Từng dòng nước mưa như hòa tan vào không gian của tác phẩm, tạo ra sự sinh động cho mỗi khung hình.

Diễn xuất của dàn diễn viên trong phim cũng là điểm nhấn đáng khen ngợi. Đặng Siêu thể hiện cùng lúc hai nhân vật với thần thái, cá tính và diễn biến tâm lý khác biệt hết sức thành công, giống như được hai diễn viên riêng biệt thể hiện.

Nam diễn viên Trịnh Khải cũng thể hiện tốt nhân vật Bái vương đa đoan của mình, với nét diễn xuất tự nhiên, linh hoạt, khiến nhân vật trở nên sinh động, chân thực.

Bên cạnh rất nhiều điểm nhấn đáng khen ngợi, Ảnh vẫn còn một vài hạt sạn nhỏ đáng tiếc. Đạo diễn họ Trương đã kỳ công sáng tạo nên món vũ khí ô sắt độc đáo cho nhân vật chính, cùng triết lý võ học lấy nhu khắc cương áp dụng phù hợp với nó. Tuy nhiên, ông lại tỏ ra quá tham lam khi lợi dụng chúng một cách thái quá, chủ yếu với mục đích thẩm mỹ.

Hậu quả là trường đoạn công thành trong phim diễn ra có phần thiếu chân thực, và các phân cảnh sử dụng ô sắt mang tính chất “làm màu” nhiều hơn là thực chiến. Bên cạnh đó, tương quan lực lượng của phe đối địch cũng không phù hợp với diễn biến thực tế của bộ phim lúc ban đầu.

Nhìn chung, Vô Ảnhlà màn tái xuất ấn tượng của Trương Nghệ Mưu sau thất bại do Trường Thành gây ra. Độc đáo, tinh tế và sâu sắc, bộ phim không chỉ là một tuyệt tác mỹ thuật đậm chất Á Đông, mà còn ẩn chứa những triết lý đầy nhân bản, khiến khán giả không khỏi suy tư, day dứt về các nhân vật.

Review phim VÔ ẢNH (Shadow)

Nguồn:Zing News
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Bộ phim “Nền giáo dục cấm đoán” – Chưa từng có những nền giáo dục tạo ra con người tự do

    21/10/2014Hà Thủy NguyênBộ phim “Nền giáo dục cấm đoán” (La Educacion Prohibida) được sản xuất năm 2012 tại Arghentina, bởi đạo diễn Germán Doin là một bộ phim tài liệu với cái nhìn thẳng thắn về bản chất của mọi nền giáo dục. Lấy bối cảnh của nền giáo dục Arghentina, nhưng vấn đề của các nhà làm phim đặt ra lại mang tính toàn cầu.
  • Top 10 bộ phim truyền động lực cho bạn trong lúc khó khăn

    10/12/2018Nếu bạn gặp khó khăn, bế tắc trong cuộc sống và quyết định nuông chiều bản thân 1, 2 ngày với thức ăn và phim ảnh, 10 cái tên bên trên có thể nằm trong danh sách những chọn lựa...
  • Đừng nghĩ "Người Bất Tử" là phim kinh dị hù dọa giật mình cho vui, phim còn có 5 bài học rất đáng suy ngẫm

    30/10/2018LệKhông chỉ ngập tràn những thước phim khiến khán giả rùng mình, ám ảnh, "Người Bất Tử" còn là lồng ghép vô số những bài học triết lí...
  • Chuyện đặc khu và nỗi giận dữ từ một bộ phim Trung Quốc

    26/06/2018Nguyễn Hồng LamThiếu thông tin, thiếu cơ sở lý tính, đa phần người dân đều đánh đồng việc ra đời Luật đặc khu với nguy cơ bị Trung Quốc chiếm đất, di dân và đồng hóa, cần phản đối mạnh mẽ. (?!)
  • Bộ phim về Aaron Swartz – anh hùng của thời đại Internet

    12/06/2018“Đứa con của Internet: Câu chuyện về Aaron Swartz” là bộ phim tư liệu về cuộc đời của một thiên tài lập trình, một nhà hoạt động tự do thông tin: Aaron Swartz. Từ khi Swartz tham gia quá trình phát triển giao thức nền tảng RSS, và đồng sáng lập trang Reddit, dấu vết của Swartz có mặt ở khắp mọi nơi trên Internet...
  • 16 phim đáng xem nhất

    04/02/2018Sơn LamĐàn ông thực thụ xem phim gì và tại sao? Phim ảnh có vẻ đang bị “đánh thuốc” estrogen. Có quá ít nam tính trong phim ảnh ngày này...
  • 21 bộ phim truyền cảm hứng hay nhất mọi thời đại

    27/01/2018Bùi Quang MinhCác bộ phim này được độc giả từ khắp nơi trên thế giới bình chọn, chắc chắn sẽ làm thay đổi bạn...
  • Cụ Phan Bội Châu đóng phim ở Huế năm 1926

    12/01/2018Trần Viết NgạcNgày 6-1-1926, tại nhà thị lang bộ Binh, Huế (nay là Đài truyền thanh Huế, ở góc đường Mai Thúc Loan - Đinh Tiên Hoàng) cụ Phan Bội Châu đã đóng phim..
  • Chỉ có thể là “fan” của sách và phim

    17/12/2015Minh TrangHai diễn giả của buổi tọa đàm Ghiền sách mê phim vừa diễn ra sáng 13-12-2015 tại Nhã Nam thư quán lần này là đạo diễn Nguyễn Vinh Sơn và nhà báo - nhà phê bình Lê Hồng Lâm...
  • Nguyên mẫu trong phim ‘A Beautiful Mind’ qua đời do tai nạn ô tô

    25/05/2015Bảo Toàn (Theo Business Insider)Nhà toán học nổi tiếng 86 tuổi và vợ ông, bà Alicia 82 tuổi, đang đi taxi ngày thứ Bảy (ngày 23.5) thì bất ngờ gặp tai nạn. Cả hai ông bà đều được cho chết tại hiện trường...
  • Nói chuyện phim "Noah: Đại Hồng Thủy"

    03/04/2014Noah (Đại Hồng Thuỷ – 2014). Đạo diễn: Darren Aronofsky. Diễn viên: Russell Crowe, Jennifer Connelly, Emma Watson, Logan Lerman. Khởi chiếu từ 28/3/2014 tại Việt Nam...
  • Chuyện tử tế – phim của đạo diễn Trần Văn Thủy

    10/02/2012Chừng nào vẫn còn những kẻ chỉ biết chăm sóc cho bộ da của mình, và vẫn còn những người với đôi chút lương tâm tồn tại trên trái đất, người ta vẫn sẽ còn nhắc đến Chuyện tử tế, dù là dưới dạng này, hay dạng khác, dù không đi kèm với cái tên Trần Văn Thủy...
  • Làm thế nào để nhận ra phim khiêu dâm

    16/12/2011Umberto Eco (Duy Doan dịch)Tôi không biết rằng bạn có bao giờ tình cờ xem một phim khiêu dâm chưa.
    Tôi không nói đến những phim mà có nội dung gợi tình, như phim Last
    Tango in Paris, dù nói thế, tôi nhận ra, đối với nhiều người có thể mang
    tính xúc phạm. Không, ý tôi là những phim khiêu dâm thực sự, những phim
    mà mục đích duy nhất và thực sự của nó chỉ là để kích thích dục vọng
    của người xem, từ đầu đến cuối, và ở những kiểu như vậy, trong khi dục
    vọng được kích thích bởi những cảnh làm tình đủ kiểu và khác nhau, thì
    phần còn lại của cốt chuyện chẳng có cái gì cả.
  • Chuyện bên lề phim "Tể tướng Lưu gù"

    12/08/2011Nguyễn Khắc PhêPhim "Tể tướng Lưu gù" chiếu trên Đài truyền hình Việt Nam hơn tháng nay đã thành "chuyện thường ngày" bàn tán khắp cả nước. Đó là nói phóng đại lên, dựa vào việc Đài truyền hình đã phủ sóng toàn quốc, chứ phim chiếu vào cái giờ mọi công việc trong ngày bắt đầu khởi động, không phải ai cũng xem được. Tôi cũng không xem đủ, chỉ nghe chuyện bên lề là nhiều. Mà chuyện trong phim, thiên hạ xem cả rồi, biết cả rồi. Chuyện bên lề mới vui, có khi lại lắm ý nghĩa, như phim "Tể tướng Lưu gù" chỉ là "chuyện ngoài chính sự" vậy thôi!
  • Sex trong phim Việt

    25/03/2011Đỗ TuấnTình dục trong điện ảnh Việt lúc thì nhạt nhẽo, ngượng nghịu, khi lại quá táo bạo, trần trụi và thô thiển...
  • Những bộ phim về tình dục gây nhiều tranh cãi

    01/09/2010Ranh giới mong manh giữa nghệ thuật và sự đồi bại khiêu dâm khiến nhiều bộ phim đề tài này bị phản đối gay gắt. Một vài tác phẩm trong số đó giành được giải thưởng lớn tại những LHP uy tín như Cannes hay Berlin...
  • xem toàn bộ