Hiện nay, giới trẻ thường sáng tạo nhiều kiểu viết tắt chữ Việt - mà phần nhiều là chữ không dấu - khi “chat” trên mạng hoặc khi viết tin nhắn SMS ở điện thoại di động. Đây là một trào lưu không thể ngăn chặn được và sẽ không bao giờ dừng lại, cho dù có nhiều quan ngại là nó sẽ ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt."/>Hiện nay, giới trẻ thường sáng tạo nhiều kiểu viết tắt chữ Việt - mà phần nhiều là chữ không dấu - khi “chat” trên mạng hoặc khi viết tin nhắn SMS ở điện thoại di động. Đây là một trào lưu không thể ngăn chặn được và sẽ không bao giờ dừng lại, cho dù có nhiều quan ngại là nó sẽ ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt."/>

Viết tắt chữ Việt trong ngôn ngữ thời @

04:32 CH @ Thứ Ba - 27 Tháng Mười, 2009

I.Lời nói đầu

II.Viết tắt tự phát

III.Viết tắt theo quy luật chung

A.Viết tắt chữ không dấu

B.Bảng tóm tắt và ví dụ cách viết tắt chữ không dấu

C.Viết tắt chữ có dấu

IV.Kết luận

I.LỜI NÓI ĐẦU


Hiện nay, giới trẻ thường sáng tạo nhiều kiểu viết tắt chữ Việt - mà phần nhiều là chữ không dấu - khi “chat” trên mạng hoặc khi viết tin nhắn SMS ở điện thoại di động.


Đây là một trào lưu không thể ngăn chặn được và sẽ không bao giờ dừng lại, cho dù có nhiều quan ngại là nó sẽ ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt.

Người thích viết tắt thì cho rằng “chat” hoặc nhắn tin là sự trao đổi riêng tư giữa hai người, không công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, nên cũng không cần theo những quy định về cú pháp, câu chữ; do vậy nó không làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt. Hơn nữa, một số loại điện thoại không hỗ trợ dấu tiếng Việt, nên cũng không thể gõ dấu được, vả lại nếu có đi nữa thì khi sử dụng chúng, ta lại phải nhấn thêm một kí tự.

Để hỗ trợ cho những ai thích viết tắt, bài này xin trình bày 2 loại viết tắt chữ Việt:


a.Viết tắt tự phát.
b.Viết tắt theo quy luật chung.

Ai kết hợp được hai loại viết tắt này thì sẽ tiết kiệm được thì giờ và tiền bạc khi nhắn tin hoặc chat.

II.VIẾT TẮT TỰ PHÁT


Viết tắt tự phát rất phổ biến ở các phòng chat hoặc ở điện thoại di động. Cách viết tắt không theo một quy luật chung nào. Thỉnh thoảng ở vài trường hợp, nó có theo một quy luật nào đó thì quy luật này cũng chỉ áp dụng cho một số từ chứ không áp dụng cho toàn bộ các từ tương ứng trong tiếng Việt.

• Vài ví dụ viết tắt tự phát

Ta dễ dàng tìm thấy nhiều ví dụ khi gõ hàng chữ như“viết tắttrong ngôn ngữ chat và tin nhắn” vào Google Search trên internet. Sau đây là một số ví dụ viết tắt tự phát trích từ các mạng:


-“Mog rag e se hiu!A wen, e bun ngu ch? Bi h hon 12h rui do.” (Mong rằng em sẽ hiểu! À quên, em buồn ngủ chưa? Bây giờ hơn 12 giờ rồi đó).

-“M co dj choi o? If dj, lay cho N cun gtrinh. O ranh thi thoi.” (Em có đi chơi không? Nếu đi, lấy cho anh cuốn giáo trình. Không rảnh thì thôi).

-“Bít rui, minh doi U o ntro” (Biết rồi, mình đợi bạn ở nhà trọ).

-“Chi ui! Chu e wa do ru tui min di uog nc lun thui! Se zui lem do!”(Chị ơi! Chờ em qua đó rồi tụi mình đi uống nước luôn thôi! sẽ vui lắm đó!).

-“Trui ui, lam j ma cac chi iu qui jan ju the? Bi h e moi roi khoi juog. Nhug chu e mut chut thui ma, e din day!”. (Trời ơi, làm gì mà các chị yêu quí giận dữ thế? Bây giờ em mới rời khỏi giường. Nhưng chờ em một chút thôi mà, em đến đây!).


Xem các ví dụ trên, ta thấy ngôn ngữ chat là sự “biến hóa” tùy tiện của tiếng Việt.

Ví dụ:


-“biết rồi” thành “bit rui”.

-“bây giờ” thành “bi h”.

-“không” thành “0”, “ko”, “k”, “kh”, “kg”, ...

-“đi” thành “dj”.

-Chữ “qu” thành “w”.

-Chữ ““gì” thành “j”.

-Chữ “ơ” thành “u”.

-Chữ “ô” thành “u”.

-Chữ “ă” thành “e”.

-Chữ “ng” ở cuối thì chỉ còn chữ “g”.

-E = M = em.

-N = anh

-Chèn tiếng Anh vào như: if = nếu, U = you = bạn, …

Nói chung, các bạn trẻ thích cách dùng các chữ trên vì nó ngộ ngộ, lạ và rất “xì-tin”. Hơn nữa, khi dùng những chữ kiểu này trong điện thoại sẽ hạn chế số lần nhấn vào bàn phím cũng như tiết kiệm ký tự. Ví dụ, khi muốn nhắn chữ “Đi” trong điện thoại, phải nhấn số 3, rồi 3 lần số 4 thì bây giờ chỉ cần nhấn số 3 và số 5 là có được chữ “Dj” nhanh chóng mà người nhận vẫn hiểu được ta đang nói gì.


Chèn tiếng nước ngoài


Để thể hiện “đẳng cấp nhắn tin”, bên cạnh việc nhắn nhanh, ít ký tự, những người nhắn tin còn thông qua hình thức chèn tiếng nước ngoàivào tin nhắn. Ngôn ngữ được lựa chọn hàng đầu chính là tiếng Anh, vì so với các ngôn ngữ khác tiếng Anh được xem là thứ ngôn ngữ “hot” nhất đối với giới trẻ hiện nay.

Ta chỉ cần gõ “viết tắt tiếng anh trong sms chat email” vào Google Search, hoặc vào mạng http://abbreviations.com/ ,là ta có thể tìm thấy các bảng liệt kê hàng ngàn cách viết tắt các từ tiếng Anh thường dùng trong tin nhắn SMS, chat, email, Twitter, v.v….


Bài này chủ ý nói về viết tắt chữ Việt nên xin không nói nhiều về viết tắt tiếng nước ngoài. Chỉ xin nêu một suy nghĩ là cho dù có nhiều chỉ trích việc chèn tiếng nước ngoài sẽ ảnh hưởng đến sự trong sáng của tiếng Việt nhưng chắc chắc việc này vẫn khó mà ngăn chặn được vì ít nhiều nó cũng rút ngắn thời gian viết cho các bạn biết tiếng Anh chẳng hạn.

Vài ví dụ các tin nhắn ngắn gọn chèn tiếng Anh như sau:


-“2day U co ranh o?” (Hôm nay bạn có rảnh không?).

-“I nho. Thanks U da nhac!” (Tôi nhớ. Cám ơn bạn đã nhắc!).

-“g9” = “goodnight” = ngủ ngon.

-“2day” = “today” = hôm nay.

-“2nite” = “tonight” = đêm nay, tối nay.

-v.v.…


Tiếng Việt thời @


Để minh họa thêm cách viết tắt tự phát, xin trích lại bài “Tiếng Việt thời @”của Joseph Ruelle (Joe), sinh năm 1978, người Canada. Anh Joe nổi tiếng vì viết blog bằng tiếng Việt rất có duyên và hóm hỉnh.


“Sáng nay mình ngủ dậy và quyết định học kiểu chat trên Internet của thanh niên Việt Nam.

Thứ nhất, mình quyết định thay chữ “ô” bằng chữ “u” - nhưng chỉ trong mụt số trường hợp đặc biệt thui! Trong mụt số trường hợp khác, mình sẽ bỏ chữ “ô” hẳn ra. Nếu viết quá chuẩn thì văn của mình sẽ nặng nề, khiến cho người đọc thấy chán. Tức là phải sửa lun - mình không mún làm người khác bùn đâu!

Không phải riêng nguyên âm thui đâu mà cũng có nhiều phụ âm nên bỏ ra. Chữ “n” là mụt trong nhữg “nghi phạm” nổi bật nhất. Vâg, chữ ấy đôi khi rất phí - nhưg cũg có nhiều chữ phí khác nữa, chưa xog đâu!

Chữ “h” ở cuối mụt số từ nhìn rất khó chịu! Không phải mỗi mìn đâu mà còn rất nhiều bạn của mìn nữa cũg nói vậy - khó chịu mụt cách kin khủg! (Chữ “k” ở đầu mụt số từ khác lại còn khó chịu hơn nữa, mìn hôg chịu nổi).

Có ai đồg ý với mìn rằg 2 chữ “q” và “u” xấu lắm hôg? Chữ “w” đẹp hơn nhiều chứ! Nếu chat yahoo và có người viết 2 chữ ấy thì mìn sẽ nói lun: “Trùi ui, cái gì mà wê thế!” - để họ sẽ wen với wan điểm wần chúg của giới trẻ trog wốc.

Việc thay 2 chữ xấu bằg mụt chữ đẹp cũg rất lô-gíc đấy! Ví dụ, 2 chữ “ch” ở cúi mụt số từ nhìn rất rườm rà. Sút ngày “ch”, “ch”, “ch”, trùi ui, lík kík lắm, lại còn cũ rík nữa, thui thay bằg chữ “k” đi, để lối viết của mìn sẽ kík thík hơn!

Tiếg Việt cũg hay dùg chữ “gì”. Cái gì? Món gì? Phố gì? Chúa ui, chán wá đi mất! Hai chữ “g” và “i” đứg cạnh nhau nhìn rất “béo”! Trái lại, chữ “j” đứg ở mụt mìn nhìn rất “gầy”, rất “người mẫu”!

Các bạn gái ơi, hãy thay 2 chữ “ye” xấu xí bằg mỗi chữ “i” xin xắn đi! Viết “em iu anh” thì đỡ rủi ro hơn nhiều (hoặc cứ viết “iu an wá trời lun!” cho máu).

Way lại với chuyện nguyên âm, mìn hôg hiểu tại sao mụt số người vẫn cứ cho rằg chữ “ă” đẹp hơn chữ “e”!?? Kệ nhữg người đó chứ, họ kiêu lém, cổ hủ lém!

Nhưg hôg fải chữ “ê” lúc nào cũg đẹp. Câu “em không biết” chả có j hay cả. Trái lại, câu “em hôg bít j đâu” nghe dễ thươg lém! Các bạn hỉu hôg? Mìn fải cố gắg để nói nhẹ chứ, đặc bịt là với fái íu. Nói cứg wá với mụt cô mìn thík thì - chít!

Nè! Ai bảo 2 chữ “a” và “y” lúc nào cũg wan trọg? Ai bảo 2 chữ “ph” lúc nào cũg lúi cún? (Hôg fải mìn!) Fí thế! Ai bảo chữ “c” lúc nào cũg hay hơn chữ “k”? Có rất nhìu trườg hợp khác nữa mà fải thay chữ xấu bằg chữ đẹp, rất tiếk mìn hôg có đủ thời jan để jải thík hít!

Kác nguyên và fụ âm ở trên được jải wyít xog, mìn sẽ bắt đầu tập trug vào việc viết tắt (vt). Bh cg~ n` ng noi’ rg vt wá n` k tốt lém. Nhưg thui – vđề k fai la vt co’ tốt h k, vđề la fai vt ntn!!!

Rùi có lẽ mìn nin cho mụt chút ja vị SG vô! Cg~ n` ng HN, đặc bịt là ng trẻ, cho rg ng SG sốg 1 kách rất dzui dzẻ. Vậy chuyện thanh nin HN bắt chước thanh nin SG hôg dzô dzuyên tí j!

Mún trở thành chatter VN thiệt thì lúi vít kủa mìn nên dc bày biện bởi nhiù kon số! Thay vì “chào” bạn, mìn sẽ “2” bạn thui! Thay vì chúc bạn ngủ ngon, mìn sẽ “g9” bạn thui!

Dù sao ngun ngữ kũg hôg fản ánh đc kảm xúc kủa con ng bằg hìn ảnh, và hôg có hìn ảnh nào fản ánh kảm xúc kủa kon ng như mụt gươg mặt! hihi! Sao? Bạn hôg tin hà? Bạn k tin Mr. Joe tội nghiệp hả? Bùn kừi wá nhỉ! Mìn hôg nói dzối đâu nhá!

kÁc bẠn cÓ bÍt FíM sHiFt hÔg? MiN sẼ dZùNg kÁi Fím Áy đỂ tRaG tRí vĂn KủA MìN mỤt ChÚt. FảI LuN LuN Cố gẮg Để cHữ kỦa MìN đẸp HơN ChỮ KủA nG` kHáC cHứ! gỌi Là Sĩ dZiỆn ĐiẸn tỬ đẤy!! Hihi!!!!


bẬc cÚi CùG Là tHêM mÀu SắC DzÔ!cHữ hÔg mÀu nHư Xe kHô dẦu(hihi!!!)vÀ Ai cG~ BíT xE kHô dẦu hÔg cÓ jÁ tRị j đÂu!!Huhu!!!nHìN mỤt đOạN n` mÀu SắC NtN tHì hOa HíT cẢ MắT!!!ĐẹP dzà mAn LuN!

XoG!Bh MìN đà BíT cHáT ChÍt NhƯ 1 Ng Vịt cHíNh GúC rÙi!DzUi wÁ, tHíK LéM!NhƯg MìN VẫN hƠi Lo, hÔg BíT tƯơNg lAi kỦa nGuN nGữ TiẾg VịT tHâN iU kỦa MìN sẼ Là nTn?ThUi kỆ! bh Là TK21 rÙi,Lo j mÀ vỚ VỉN tHế!

Kekekekekekekekekekekeke!!!!!”


Bài“Tiếng Việt thời @” trích từ blog của Joseph Ruelle (Joe)


Ưu điểm và hạn chế của viết tắt tự phát


Ưu điểm của viết tắt tự phát làkhi quen dùng thì cũng thành một quy luật nào đó cho một số từ thường dùng và ta viết được rất ngắn một số chữ thường dùng, như ví dụ“không” thành “0”, “ko”, “k”, “kh”.Giữa tôi và bạn A, ký hiệu 0, k, ko, kh hoặc kg sẽ mang ý nghĩa là "không", nhưng có thể giữa tôi và bạn B và C thì k lại có nghĩa là Ok, kk có nghĩa là "very good, …”.

Hạn chế củaviết tắt tự phát là:


-Chỉ viết tắt được một ít chữ thường dùng,chứ không áp dụng được cho tất cả các từ khác có vần tương tự nhưng ít thông dụng hơn.

-Ký hiệu riêng thường không thống nhất giữa các nhóm nên chỉ những người trong nhóm mới hiểu được nhau, người ngoài nhóm muốn hiểu cũng hơi khó và có thể hiểu lầm.


III.VIẾT TẮT THEO QUY LUẬT CHUNG


Ưu điểm của viết tắt theo quy luật chung làviết tắt được rất nhiều chữ. Ví dụ, nếu thuộc lòng 2 qui tắc chung là k thay cho kh”“bỏ bớt n ở phụ âmcuối ng”, tacó thể đọc ngay các chữ: “kôg, ká, ki, mag, trog, lòg, nhữg, v.v…”, là: “không, khá, khi, mang, trong, lòng, những, v.v…”.


Còn hạn chế của viết tắt theo qui tắc chung thì có một số chữ thường dùng viết tắt không ngắn bằng cách viết tắt tự phát. Ví dụ, với viết tắt tự phát thì “k, kh, ko, kg,…” đều mang ý nghĩa là “không” trong khi viết tắt theo quy luật chung thì phải viết là “kôg” mới mang ý nghĩa là “không”.


A.VIẾT TẮT CHỮ KHÔNG DẤU


Cách viết tắt chữ không dấu theo quy luật chung sau đây thích hợp cho những ai thích tạo một “xì tin” mới trong tin nhắn hoặc chat.


Ta phải đọc các cách viết tắt theo thứ tự từ trên xuống dưới vì chúng liên quan với nhau.


1)Phụ âm đầu:


·f=phVd:fai= phai

·z=dVd:zu zi= du di,zo zự= do dự

·d=đVd:di dâu= đi đâu

·j=giVd:ju jn jay j= giu gin giay gi

·c=kVd: cim= kim,ce= ke

·k=khVd: ki ko kan= khi kho khan

·Bỏ bớthở:ghVd:ngi= nghi, nge=nghe

·Bỏ bớtuở: quVd:qe qan= que quan,qay qan= quay quan

2)Phụ âm cuối:

·Bỏ bớtnở phụ âm cuối:nhVd:bah= banh, hoah= hoanh, hueh= huenh

·Bỏ bớtnở:phụ âm cuối:ngVd:kog mog= khong mong, xoogchao=xoong chao

·Phụ âm cuối ch: k= chVd:sak= sach, nguek= nguech, hoak= hoach

3)Vần: ieu, yeu, uou, oao, oeo

Năm vần này, mẫu tự cuối là u hoặc o. Chúng được viết tắt theo cách:

Bớt 2 nguyên âm đầu còn 1 nguyên âm, đồng thời thay mẫu tự cuối bởi một mẫu tự khác.

·iw=ieuVd:nhiw diw= nhieu dieu(Khi iwvần)

=yeuVd:iw= yeu(Khi iw là một từ)

·uw=uouVd:ruw= ruou

·ow=oaoVd:ngow op= ngow op

·ew=oeoVd:ngew= ngoeo

4)Vần: uoi, oai, oay, uay


Năm vần này, mẫu tự cuối là ihoặc y. Chúng được viết tắt theo cách tương tự ở trên.

·uj=uoiVd:buj cuj= buoi cuoi

·oj=oaiVd:hoj= hoai

·aj=oayVd:laj haj= loay hoay

·=uayVd:kaj koa= khuay khoa

5)30 vần “Nguyên âm ghép đi với phụ âm cuối”:




Hình 1: bảng 30 vần“Nguyên âm ghép đi với phụ âm cuối”


30 vần này cũng được viết tắt theo cách tương tự ở trên: Bớt nguyên âm ghép ở đầu còn 1 nguyên âm, đồng thời thay phụ âm cuối bởi một phụ âm khác.



Hình 2 - Bảng tóm tắt quy ước viết tắt cho 30 vần“Nguyên âm ghép đi với phụ âm cuối”



Hình 3 - Ví dụ cho qui ước viết tắt30 vần “Nguyên âm ghép đi với phụ âm cuối”:


B.BẢNG TÓM TẮT VÀ VÍ DỤ CÁCH VIẾT TẮT CHỮ KHÔNG DẤU

• Bảng tóm tắt cách viết tắt chữ không dấu



Hình 4 - Bảng tóm tắt cách viết tắt chữ không dấu theo quy luật chung


• Vàí ví dụ viết tắt chữ không dấu


Sau đây là bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên được viết theo cách viết tắt chữ không dấu:

Mỗi năm hoa đào nở
Moi nam hoa dao no
Lại thấy ông đồ già
Lai thay og do ja
Bày mực tàu, giấy đỏ
Bay muc tau jay do
Bên phố đông người qua
Ben fo dog nguj qa
Bao nhiêu người thuê viết
Bao nhiw nguj thue vid
Tấm tắc ngợi khen tài
Tam tac ngoi ken tai
“Hoa tay thảo những nét
“Hoa tay thao nhug net
Như phượng múa rồng bay”
Nhu fuz mua rog bay”
Nhưng mỗi năm mỗi vắng
Nhug moi nam moi vag
Người thuê viết nay đâu?
Nguj thue vid nay dau?
Giấy đỏ buồn không thắm
Jay do bul kog tham
Mực đọng trong nghiên sầu
Muc dog trog ngil sau
Ông đồ vẫn ngồi đấy
Og do van ngoi day
Qua đường không ai hay
Qa duz kog ai hay
Lá vàng rơi trên giấy
La vag roi tren jay
Ngoài trời mưa bụi bay
Ngoj troi mua bui bay
Năm nay đào lại nở
Namnay dao lai no
Không thấy ông đồ xưa
Kog thay og do xua
Những người muôn năm cũ
Nhug nguj mul nam cu
Hồn ở đâu bây giờ?
Hon o dau bay jo?

Sau đây là một đoạn đầu trong “Truyện Kiều” của đại thi hào Nguyễn Du được viết theo cách viết tắt chữ không dấu:

Trăm năm trong cõi người ta

Tram nam trog coi nguj ta

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau

Chutai chu meh keo la get nhau

Trải qua một cuộc bể dâu

Trai qa mot cus be zau

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

Nhug diw trog thay ma dau don log

Lạ gì bỉ sắc tư phong

La j bi sac tu fog

Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen

Troi xah qen thoi ma hog dah gen

Cảo thơm lần giở trước đèn

Cao thom lan jo trus den

Phong tình có lục còn truyền sử xanh

Fog tih co luc con tryl su xah

Rằng năm Gia Tĩnh triều Minh

Rag nam Ja Tih triw Mih

Bốn phương phẳng lặng hai kinh vững vàng
Bon fuz fag lag hai cih vug vag

Có nhà viên ngoại họ Vương

Co nha vil ngoj ho Vuz

Gia tư nghĩ cũng thường thường bậc trung

Ja tu ngi cug thuz thuz bac trug

Một trai con thứ rốt lòng

Mot trai con thu rot log

Vương Quan là chữ, nối giòng nho gia

Vuz Qan la chu, noi jog nho ja

Đầu lòng hai ả tố nga

Dau log hai a to nga

Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân

Thuy Cìw la chi, em la Thuy Van

Mai cốt cách, tuyết tinh thần

Mai cot cak, tyd tih than

Một người một vẻ, mười phân vẹn mười

Mot nguj mot ve, muj fan ven muj


C.VIẾT TẮT CHỮ CÓ DẤU


Bài này không trình bày cách viết tắt chữ có dấu vì khi viết tin nhắn hoặc chat chúng ta ít dùng chữ có dấu.


Những ai thích tạo một phong cách mới khi viết tắt chữ có dấu thì xin đọc bài Cách ghi nhanh chữ Việthttp://vietpali.sourceforge.net/binh/CachGhiNhanhChuViet.pdf . Cách viết tắt chữ có dấu cũng theo phương thức tương tự như cách viết tắt chữ không dấu.


IV.KẾT LUẬN


Ngôn ngữ viết tắt đã và sẽ được tiếp tục sáng tạo nhiều kiểu mới lạ để thích nghi với thời đại bùng nổ thông tin internet. Hy vọng bài viết này góp một phần nhỏ trong việc sáng tạo ngôn ngữ viết tắt.


Việc người dùng thường xuyên sử dụng ngôn ngữ viết tắt trong tin nhắn, chat, IM (Instant Messaging) không gây tác động tiêu cực đến kỹ năng ngôn ngữ cơ bản của họ, nghiên cứu mới nhất tại Canada kết luận.


Trong công trình nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí American Speech số mùa xuân 2008, dưới tiêu đề Linguistic Ruin? LOL! Instant Messaging and Teen Language(tạm dịch: Phá hỏng ngôn ngữ? Ha ha! Nhắn tin nhanh và ngôn ngữ tuổi Teen), hai chuyên gia Sali TagliamonteDerek Denis, sau khi phân tích hơn 1 triệu từ thường gặp trong giao tiếp IM (Instant Messaging) - được sử dụng bởi 72 người trẻ trong độ tuổi từ 15 đến 20, đã kết luận:


“…Tin nhắn IM không hề phá hỏng khả năng ngôn ngữ của thế hệ trẻ, mà là một trải rộng mới cho sự phục sinh của ngôn ngữ.


Thật ra, công việc nghiên cứu ngôn ngữ IM này có vẻ đã lạc hậu và đề cập chỉ một phần rất nhỏ những gì hiện đang sinh sôi nảy nở. Sự bùng nổ của thế giới thông tin hiện đại thì luôn luôn phát triển. Từ khi chúng tôi tiến hành việc khảo cứu này, các phương thức mới hơn để giao tiếp trực tuyến đã được mở rộng, bao gồm các trang mạng có tính tập thể mọc lên như nấm (vd: MySpace, Facebook), những game trực tuyến nhiều người chơi một lúc (vd: World of Warcraft), và nhiều cách thức thông tin trực tuyến mới lạ khác chưa được kể đến. Đồng thời, việc dùng tin nhắn trên điện thoại di động hiện đã rất phổ biến ở Bắc Mỹ, cũng tạo ra một phương thức liên lạc sẽ làm thay đổi bản chất của thông tin….


…Tìm kiếm và nghiên cứu những trạng thái muôn màu của ngôn ngữ mới lạ, đang biến động một cách hấp dẫn, sẽ cho thấy những phát triển này sẽ là một cổng vào để hiểu được sự thông tin của nhân loại trong tương lai và ngay cả có thể là sự thấu hiểu sâu sắc hơn về tính năng của ngôn ngữ”*.

_____________

(*) “…IM is not the ruin of this generation at all, but an expansive new linguistic renaissance.

Indeed, this study of IM language is likely already behind the times and taps only a very small part of what is even now developing. The insurgence of new media into the contemporary world of communication is always expanding. Since we conducted this study, newer and trendier ways to interact online have developed, including mushrooming social-networking Web sites (e.g. MySpace, Facebook), multiplayer online role-playing games (e.g. World of Warcraft), and undoubtedly untold other newfangled ways to communicate online. Simultaneously, the use of text messaging on mobile phones has gained in popularity in North America, providing yet another medium that will shape and reshape the nature of communication…

... To seek out and study the intriguingly new and still evolving linguistic varieties that will emerge from these developments will be a gateway to understanding the future of human communication and perhaps even greater insights into the language faculty itself.”

http://americanspeech.dukejournals.org/cgi/reprint/83/1/3.pdf(American Speech, Vol. 83, No. 1, Spring 2008 doi 10.1215/00031283-2008-001, page 27).

© Trần Tư Bình ( Email: [email protected] )

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tháp Babel và sự hỗn loạn về ngôn ngữ

    22/12/2015N.B (theo History)Sách Sáng thế, cuốn đầu tiên trong Kinh Cựu ước, có nói đến tháp Babel khi kể về thuở hồng hoang của thế giới loài người. Cuốn sách giải thích vì sao loài người lại nói nhiều ngôn ngữ khác nhau...
  • Lộn xộn tiếng Việt thời giao lưu văn hóa

    10/10/2015Vương Trí NhànVới một niềm tin dai dẳng, các phương tiện thông tin đại chúng ở ta thường không mệt mỏi trong việc nhắc nhở mọi người là phải giữ gìn bản sắc dân tộc, hoặc trong ngôn ngữ thì nhắc nhau là phải giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Vậy mà mọi chuyện cứ diễn ra theo hướng ngược lại, tại sao lạ vậy?
  • Ngôn ngữ và văn hoá

    29/09/2009Thu San Nguyễn Thế HùngVăn hoá là gì? Đặc trưng cơ bản nhất của văn hoá là gì? Và hơn nữa cái gì làm nên bản sắc văn hoá của nhân dân ta?
  • Tiếng Việt có chính xác không?

    22/08/2009Ngô Tự LậpCó một nhận định được lan truyền rộng rãi và hình nó cũng được nhiều người chấp nhận, cho rằng tiếng Việt không chính xác, hay nói đúng hơn, ngữ pháp tiếng Việt không chính xác bằng ngữ pháp tiếng Pháp, tiếng hoặc tiếng Nga..., tuỳ theo người đưa ra nhận định biết thứ tiếng nào. Theo tôi, nhận định nói trên phản ánh một định kiến, hay thậm chí là mặc cảm tự ti, rất không nên có.
  • Sách dạy tiếng Việt và tiếng Việt thật

    05/08/2009GS. Cao Xuân HạoĐến bao giờ sách giáo khoa tiếng Việt mới dạy thứ tiếng Việt mà hơn 70 triệu người Việt đang nói hàng ngày, chứ không phải thứ “tiếng Việt” giả tạo sao chép một cách máy móc từ sách cũ dùng để dạy tiếng Pháp cho dân thuộc địa?
  • Cái tất yếu thời toàn cầu hóa

    14/05/2009Minh NhânCó thể những người chủ trương “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” sẽ vô cùng bất bình, thậm chí phẫn nộ khi đứng trước những biểu hiện 100% tiếng nước ngoài hay nghe, xem đâu đó những từ vay mượn từ tiếng Anh như: festival ( liên hoan), bulding, villa ( nhà cao tầng, biệt thự), sale off ( hạ giá), fair play (chơi đẹp),… Song đối với số khác, hiện tượng này đơn giản chỉ là một phần tất yếu trong thời toàn cầu hóa.
  • Phản biện PGS. Hà Quang Năng

    10/01/2009Trần Quang ĐạiTrước hiện tượng những từ “lạ” xuất hiện ngày một nhiều, PGS Hà Quang Năng cho rằng đó là sự “sáng tạo” làm giàu thêm vốn ngôn ngữ, là một hiện tượng bình thường, “dễ thương” và không nên “từ chối”.
  • xem toàn bộ