Ngôn ngữ và văn hoá

03:00 CH @ Thứ Ba - 29 Tháng Chín, 2009

Cách đây vài hôm, tôi nói chuyện với một vị nữ tiến sỹ ở Viện nghiên cứu văn hoá nghệ thuật. Bà là một trưởng phòng nghiên cứu có thâm niên, rất thông thái về văn hoá. Trong lúc vui chuyện tôi nói rằng mình có ý định tìm hiểu về mối quan hệ giữa văn hoá và ngôn ngữ. Bà bảo không thể đặt vấn đề như vậy, vì ngôn ngữ là một thành tố của văn hoá, nó không độc lập với văn hoá, nên làm sao mà tìm được quan hệ. Tôi bảo vậy trái tim có quan hệ với sức khoẻ không, bởi vì trái tim cũng là một thành tố của cơ thể vậy. Bà im không nói gì. Tôi hỏi tiếp, vậy xin bà cho biết định nghĩa về văn hoá. Bà bảo có hơn 500 định nghĩa, anh muốn định nghĩa nào? Tôi xin bà nói cho biết định nghĩa của chính bà. Bà liền bảo “Văn hoá là tất cả những gì liên quan đến cuộc sống hoạt động của con người”. Đến đây thì tôi chịu, không hiểu. Vì tôi vẫn thấy nhan nhản khắp nơi các biển đề “Khu dân cư văn hoá”, “cụm văn hoá làng xã”, “văn hoá giao thông”, “văn hoá công sở”, “văn hoá phong bì”, “văn hoá ngón tay cái”,…

Vậy văn hoá là gì? Đặc trưng cơ bản nhất của văn hoá là gì? Và hơn nữa cái gì làm nên bản sắc văn hoá của nhân dân ta?

Trước hết, con người khác muôn loài ở ngôn ngữ. Nhờ ngôn ngữ mà con người đã xây dựng nhiều nền văn minh trên trái đất này. Nhưng ngôn ngữ của mỗi dân tộc khác nhau. Điểm khác nhau cơ bản trong ngôn ngữ là ở cách dùng danh từ, tính từ và đại từ. Quả vậy, người Việt nói “áo trắng” nhưng người Tầu không nói vậy. Người Tầu nói “Bái Yfu” (Bạch y phục). Người Nga, Ý, Mỹ, Anh, Pháp, Arập, Nhật, Hàn,… nói giống người Tầu hết. Họ đặt tính từ lên trước danh từ. Trong mối quan hệ đại từ và danh từ cũng có sự trái ngược tương tự: người Việt nói “Đất nước tôi”, người Pháp nói “Mon pays”(của tôi đất nước). Khi học ngoại ngữ chúng ta phải tuân theo ngữ pháp của ngôn ngữ đó và nhận thấy cái sự ngược đời ấy là bình thường. Nhưng khi nhìn nhận ngôn ngữ theo vật lý học hoặc/và văn hoá học ta có thể phân tích sự ngược đời ấy dưới các góc độ khác.

Vật lý học là môn nghiên cứu sự vận động có hướng của các vật thể trong không thời gian. Còn văn hoá học là môn nghiên cứu sự vận động của các khái niệm trong tâm hồn con người. Do vậy, có thể kết hợp hai môn này trong việc phân tích thứ tự danh từ, đại từ, tính từ trong các ngôn ngữ.

Dân Việt khi nói bao giờ cũng đặt danh từ lên trước, rồi mới đến tính từ. Người Việt mình nói “trời xanh, mây trắng, cờ hồng”, chứ không nói “Blue sky, white cloud, red flag” (xanh trời, trắng mây, đỏ cờ). Dân ta, ngàn năm bị lệ thuộc Tầu, lại gần ngàn năm dùng chữ Tầu trong thi cử và giao dịch hành chính vẫn không nói theo người Tầu và các dân tộc khác. Cách nói đó có sức sống mãnh liệt và là một đặc trưng cơ bản nhất của ngôn ngữ Việt. Có lẽ cụ Phạm Quỳnh đã nhìn thấy cái sức sống mãnh liệt của ngôn ngữ Việt, nên ngay trong những năm dài mất nước cụ đã viết “Truyện Kiều còn, tiếng Việt còn, tiếng Việt còn, nước Nam còn".

Vậy tại sao dân Việt mình khi nói lại đặt danh từ lên trước như vậy? Ngôn ngữ được hình thành gắn liền với thông tin về hình ảnh, âm thanh, mầu sắc... Nếu ta trông thấy một cái gì đó dài dài, hơi tròn, lại rỗng ở giữa, ta bảo đó là cái ống. Danh từ “ống” được hình thành và lưu trữ trong óc với những thông tin về hình ảnh và cấu trúc. Nếu ta nhìn thấy cái gì đó có cấu trúc gần như thế, ta sẽ bảo đó là cái “ống” đã. Sau rồi ta mới tả các đặc trưng thực tại của nó về mầu sắc, về chất liệu. Cuối cùng ta có một cụm từ “cái ống xanh bằng nhựa”. Còn người nước khác, khi nhìn thấy cái ống sẽ làm văn tả cảnh thực tại. Họ nói mầu sắc, rồi cấu trúc, sau chất liệu thành ra cụm từ “a blue tube by plastic”.

Vậy cách nói của dân Việt là so sánh trước, miêu tả sau. Người Việt so sánh vật thể thực tại với những khái niệm có sẵn trong óc, sau đó bổ sung thêm các tính từ mô tả tính chất, trạng thái của đối tượng. Trong khi đó, dân Tầu, Nga, Mỹ, Pháp, Nhật,…sẽ mô tả tính chất, trạng thái của đối tượng trước, rồi dần dần mới lột tả vật thể bằng một danh từ. Do đó, đối với các ngôn ngữ khác, danh từ để sau (trong đa số trường hợp). Nhưng để so sánh thì khái niệm phải có sẵn trong óc. Do đó, trong quá trình hình thành các danh từ, khi học nói, học chuyên môn, người Việt đã xây dựng các khái niệm, rồi lưu trữ vào bộ óc. Đó là cách tư duy “tổng thể trước, chi tiết sau”. (Danh từ là từ để chỉ tổng thể của khái niệm. Tính từ là từ để chỉ trạng thái tính chất, tức là các chi tiết). Mặt tích cực của tư duy theo phong cách “tổng thể trước, chi tiết sau” là coi trọng cái thuộc tính chung, coi trong cấu trúc tổng. Nhưng mặt tiêu cực của phong cách tư duy đó là định kiến, bảo thủ. Ví dụ, khi nói đến cái bàn, mà không thêm tính từ mô tả bổ sung, thì phần lớn người Việt sẽ hình dung về một vật thể có 4 chân, bằng gỗ, phía trên có một hình chữ nhật phẳng. Họ ít khi nghĩ ngay đến cái gì ba chân, có mặt hình ô-van. Nhưng khi nói theo ngôn ngữ Mỹ, ta phải đặt tính từ ô-van và số chân lên trước rồi mới đến danh từ “cái bàn” ở vị trí cuối cùng. Như vậy ít khi hiểu sai ý của người đối thoại.

Từ những phân tích ở trên, ta thấy ngôn ngữ ảnh hưởng mãnh mẽ đến phong cách tư duy. Nó là công cụ quan trọng nhất để tư duy. Có hai cách tư duy: đặt tổng thể lên trước hoặc là đặt chi tiết lên trước.

Nếu tư duy theo phong cách đặt chi tiết lên trước thì nhanh chóng tìm ra các thành tố, nhưng lâu đi đến khái niệm chung. Ngược lại, theo phong cách tư duy đặt tổng thể lên trước thì chóng tìm đến khái niệm, nhưng khái niệm lại có thể bị hiểu không nhất quán trong các bộ óc cá thể, như trường hợp thầy bói xem voi. Mỗi lối tư duy đều có điểm mạnh điểm yếu. Nhưng lối tư duy tổng thể khái niệm đặt trước, đôi lúc có thể đạt hiệu quả tập trung cực mạnh. Ví dụ, hồi thế kỷ 13, nếu bạn trông thấy trên cánh tay một thanh niên có chữ “Sát Thát”, thì chắc chắn bạn biết ngay đó là một chiến binh sẵn sàng hy sinh “vợ đẹp, con khôn, giọng hát hay, bầu rượu béo” quyết tâm đánh giặc Nguyên Mông. Hoặc hồi thế kỷ 20, đang đi trong rừng Trường Sơn mà gặp một cánh mũ “tai bèo” bạn cũng nghĩ như vậy. Mở rộng ra, cách nói, cách sử dụng ngôn ngữ theo kiểu “danh từ lên trước” là cách tư duy theo biểu tượng. Dân Việt Nam rất giỏi tư duy theo biểu tượng, bởi vì ngàn đời nay khi nói chúng ta đều đặt danh từ lên trước tính từ. Đó là di sản quý báu nhất của tổ tiên Lạc Hồng. Nếu xem ngôn ngữ là một cách sinh hoạt văn hoá, thì lối sinh hoạt văn hoá “danh từ trước tính từ” là một đặc điểm văn hoá qui báu nhất của dân tộc Việt nam. Tất nhiên, một số dân tộc khác cũng có lối sinh hoạt ấy. Ví dụ Thái Lan, Inđonesia, Ấn độ, nhưng thực tế các ngôn ngữ ấy đã biến thể theo các ngôn ngữ Á Âu khác đến 80% rồi. Có lẽ chỉ còn duy nhất dân Việt Nam là giữ được lối nói thuần Việt theo phong cách danh từ trước, tính từ sau. Mặc dù chúng ta du nhập nhiều từ tiếng Hán, tiếng Pháp, tiếng Anh,… nhưng khi vào tiếng Việt các danh từ ấy vẫn phải tuân theo qui tắc ngữ pháp Việt nam.

Ngày nay, để phát huy di sản này chúng ta cần có biểu tượng cho mỗi công ty, xí nghiệp, mỗi trường học, mỗi tỉnh thành. Ví dụ, cán bộ và chiến sỹ công ty Viễn Thông quân đội Viettel có câu “Viettel, hãy nói theo cách của bạn”. Đó là một biểu tượng ngôn ngữ. Biểu tượng này, gắn liền với logo hai cánh cung đỏ xanh nằm ngang đã tạo nên sức mạnh hành động chung của Viettel. Sức mạnh ngôn ngữ (hay đúng hơn sức mạnh văn hoá) ấy đã biến Viêttel từ một công ty điện thoại nhỏ thành một tập đoàn viễn thông hùng mạnh trong vài ba năm.

Hiện nay, nhiệm vụ chính của nhân dân ta là chung sức xây dựng một xã hội phồn vinh và công bằng. Cần phải tạo ra biểu tượng ngôn ngữ, hay tạo ra khái niệm và danh từ cho công cuộc ấy. Sao cho mỗi khi nói ra mọi người cùng hiểu rõ, hiểu đúng toàn bộ nội dung của quá trình hành động chung. Biểu tượng ngôn ngữ ấy sẽ chảy trong huyết mạch Lạc Hồng và chẳng mấy dân ta, nước ta sẽ tiến lên đài vinh quang, dám sánh vai với bạn bè năm châu.

LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Quốc học với quốc văn

    01/07/2019Phạm QuỳnhBàn về quốc học không thể không nói đến quốc văn. Quốc học với quốc văn vẫn có quan hệ với nhau rất mật thiết. Nước ta sở dĩ không có một nền quốc học chân chính, phần nhiều là bởi không có một nền quốc văn xứng đáng.
  • Bồ Đào Nha và công trình sáng chế chữ Quốc ngữ

    20/04/2016Roland JacquesLàm sao quên được công trình vĩ đại mà các vị tiên phong của công cuộc truyền giáo tại Việt Namđã thực hiện? Những điều mà các vị truyền giáo dòng Tên đến từ Bồ Đào Nha, do Bồ Đào Nha gửi đi, đã thực hiện trong phạm vị ngữ học kỳ cùng là những công trình có tính cách quyết định cho tương lai văn hóa Việt Nam...
  • Dịch giả Nguyễn Văn Vĩnh - chiếc cầu nối văn hóa Đông Tây

    28/07/2009Hoàng TiếnNền văn hóa phương Tây, ta chỉ mới làm quen độ hơn trăm năm nay. Những người có công bắc chiếc cầu nối để ta hiểu phần nào nền văn hóa phương Tây, cũng như để người phương Tây phần nào hiểu nền văn hóa Việt Nam, là lớp trí thức hồi đầu thế kỷ, mà ông Nguyễn Văn Vĩnh là người đáng được ghi công đầu.
  • Ngôn ngữ mới của nước Nam

    03/07/2009Phạm QuỳnhKhông thể chối cãi là hiện giờ đang có một ngôn ngữ mới của nước Nam đa dạng hơn, uyển chuyển hơn, đủ khả năng hơn cho sự diễn tả các tư tưởng mới và các quan niệm trừu tượng so với ngôn ngữ đó cách đây mười lăm, hai mươi năm.
  • Nói nhiều ngôn ngữ khác nhau

    30/06/2009Cao Việt DũngTuần qua, đời sống bình lặng của văn chương Việt Nam bỗng trở nên sôi động với một “vụ án” được gọi tên là “đạo thơ”. “Đạo”, mạo danh… vốn không phải chuyện mới, nhưng lần này nó lại liên quan đến giấc mơ đưa văn chương Việt Nam ra thế giới.
  • Một nền văn hóa dân tộc

    08/05/2009Phạm QuỳnhMột cuộc bàn cãi sôi nổi đang diễn ra ít lâu nay trong một số anh em đồng nghiệp báo chí nước Nam chúng tôi. Đó là về việc nước Nam có một nền văn hoá dân tộc không. Một dân tộc nổi danh hiếu học, tự hào về các bậc túc nho, qua bao thế kỷ có sản sinh ra được một nền văn hoá dân tộc mang bản sắc riêng không? Hay rốt cuộc nó chỉ là một cậu học trò, dù đôi khi là một học trò xuất sắc nhưng vẫn là một học trò của nước Trung Hoa, người mẹ của toàn bộ văn hóa và văn minh, cô giáo duy nhất của tất cả các dân tộc Viễn Đông?
  • Cuộc tiến hóa của tiếng nước Nam (*)

    09/04/2009Phạm Quỳnh (1)Thưa quý ngài, khi hai người không hoà thuận với nhau, các ngài bảo đó là họ không nói cùng một thứ tiếng. Chúng tôi thì nói: ngôn-ngữ-bất-đồng (không có cùng một ngôn ngữ). Đối với các cá nhân đã vậy; đối với các dân tộc càng như vậy. Để đi sâu vào tâm thức của một dân tộc, để có thể thiện cảm với nó, không gì bằng sự hiểu biết ngôn ngữ.
  • xem toàn bộ