Tại sao văn học Việt Nam tụt hậu?

07:09 CH @ Thứ Sáu - 30 Tháng Mười Hai, 2016

Là một người cầm bút liên tục 50 năm, người viết bài này rất đau lòng khi phải mổ xẻ thực trạng văn học đương đại. Chúng ta viết bằng mẫu tự la tinh khoảng hơn 100 năm, thật sự phổ cập còn ngắn hơn một thế kỷ. Ai cũng nhìn thấy lợi ích bao trùm và công lao lớn của chữ Quốc Ngữ. Chữ Quốc Ngữ giúp giao tiếp thuận lợi hơn, tiếp cận khoa học kỹ thuật nhanh hơn, viết truyền đơn cách mạng thuận tiện hơn, xoá mù chữ dễ dàng hơn v.v… Tuy nhiên thử hỏi về lãnh vực văn học, chúng ta có bị thiệt hại gì không?

Mẫu tự La tinh gia cố thêm tính duy lý của ngôn ngữ, nó giúp phân tích tinh vi và tổng hợp giản lược -lượt bỏ chi tiết đa dạng - nên rất có ích cho truyền thụ, giáo lý, chủ thuyết, nguyên lý, định đề, định luật, quy luật , phạm trù…Chính vì vậy tính duy lý của chữ Quốc ngữ làm lu mờ thuộc tính tượng hình, tượng thanh… của chữ Nho (Hán Nôm). Chữ Nho ít nhất người Việt Nam cũng đã dùng được gần bảy trăm năm, nếu chỉ tính từ Hàn Thuyên. Dòng văn học đương đại vô tình không kế thừa thành tựu của từ ngữ Nho góp phần tạo nên ngàn năm văn hiến. Chính xác hơn dòng sông văn học đương đại bị mất đi 80% lượng nước trên nguồn. Thật đáng tiếc nhiều sinh viên học sinh nhầm tưởng La Martine; Puskin gần hơn, mới hơn Nguyễn Du; Cao Bá Quát…vì giáo trình xếp nguyễn Du; Cao Bá Quát là tác giả cổ văn. Thật ra, Cao bá Quát ít hơn 10 tuổi so với Lamartin, Nguyễn Du mất lúc Puskin 21 tuổi. Còn tử tưởng nhân đạo, tình cảm lãng mạn, ẩn dụ và hoán dụ trong thi pháp, cấu trúc cô đọng và hấp dẫn khó mà phân định ai hơn ai.

Hơn thế nữa, văn học mà trước hết là thơ luôn cần tượng hình, tượng thanh của lời chữ. Jean Paul Sartre nhấn mạnh: nhà thơ dùng chữ như dùng vật dụng không dùng như dấu hiệu ( les mots comme des choses et non comme des signes), vật dụng ở đây bao hàm thẩm mỹ, hữu ích trực tiếp, không phải là công cụ, phương tiện.( thưởng thức lời chữ của thơ, không phải ráo riết truy nả ý nghĩa của thơ). Phải chăng chữ Nôm nếu phát triển đến ngày này biết đâu văn học Việt Nam đặc sắc hơn? Nói như vậy không phải kêu gọi loại bỏ chữ Quốc ngữ mà để bỗ sung nhận thức, cần phải làm gì để lấp đầy khoảng trống ấy cho văn học đương đại.

Nhờ dùng chữ Quốc Ngữ mà chúng ta có một ít vốn cho văn học đương đại, tiêu biểu như tác phẩm của Trương Vĩnh Ký; Huỳnh Tịnh Của, Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, tiếp sau là Tự Lực văn đoàn, những nhà thơ trong trào lưu thơ mới như Huy Cận, Hàn mặc Tử; nhóm Xuân Thu nhã tập; sau năm 1954 nhóm Sáng tạo ở Sài Gòn và Hà Nội là nhóm Nhân văn giai phẩm…Sau 1975, còn chờ xem và cũng chưa có tác giả nào thật sự thoát ra khỏi từ trường văn học sau 1954.

Số vốn khiêm tốn nêu trên thật đau lòng mà phải nói thẳng rằng chỉ là vốn một hộ tiểu điền so với vốn của chủ nhà máy công nghiệp hiện đại, trong tương quan toàn cầu. Điều đó thật dễ hiểu, làm cậu học trò nhỏ của văn học phương Tây hồi thế kỷ 18, 19 làm sao giỏi bằng ông thầy thuở ấy, nói gì vói kịp văn học phương Tây cuối thế kỷ 20! Nguyên nhân sâu xa của văn học Việt Nam tụt hậu như đã nêu trên, những trói buộc trong sáng tác thơ và văn đương đại còn gì nữa?


Trước hết, là do môi trường xã hội chưa đủ cung ứng năng lượng cho dòng văn học tạo bước ngoặt và cất cánh. Nền giáo dục nhiều thập kỷ qua vẫn duy trì nội dung cũ . Triết học bị giản lược vào một học thuyết; Vật lý hoá học vẫn dừng lại ở tầm nhìn Newton; môn văn, học sinh vẫn học thuộc lòng nhưng bài vè, không giới thiệu ngoại khoá những tác phẩm đa khuynh hướng, tập làm văn theo bài mẫu cứng ngắt, với nhân sinh quan công thức và giáo điều; Giữa thế kỷ 20, thế giới đã cập nhật thuyết tương đối mở rộng của Einstein và thuyết lượng tử của Marx Plant , dẫn đến thay đổi khái niệm vật chất chưa hẳn hoàn toàn là thực tại khách quan, và còn có phản vật chất nữa...v.v. nhìn chung tri thức và thẩm mỹ văn học trong nước bị cấp đông, trong lúc dòng chảy văn học thế giới không ngừng phong phú; sinh viên, học sinh chưa ai hướng dẫn chỉ ra được chỗ hay của đoạn thơ dưới đây của nhà thơ Thuỵ Điển Tomas Tranströmer được giải thưởng Nobel văn học 2011:

Spring lies deserted./The velvet-dark ditch/crawls by my side without reflections./All that shines/are yellow flowers./I’m carried in my shadow/like a violin in its black case./The only thing I want to say/gleams out of reach./like the silver/in a pawnshop.( April and Silence )

Mùa xuân nằm hoang vắng/.con rảnh tối om dịu êm/trườn bên tôi không phản chiếu/Tất cả tỏa sáng/là đám hoa vàng./Tôi đang mang trong bóng tối của tôi/giống như đàn vĩ cầm trong hộp màu đen của nó./Điều duy nhất tôi muốn nói’/ánh lập loá thoát ra/ gần như màu bạc/ trong một hiệu cầm đồ.( Tháng tư và thinh lặng)


Người viết bài này mạn phép chỉ vài chỗ hay của bài thơ:

câu 1: mùa xuân nằm, chữ nằm gợi đến già nua, bệnh tật, đến lúc chuyển giao cho mùa hạ. chữ “deserted”ngoài ý hoang vắng, còn làm liên tưởng đến sa mạc, hơi nóng, một dấu hiệu của vào hạ;

câu 2 - 4:dòng nước không còn dồi dào như vào xuân nữa, nước không đủ phản chiếu ánh sáng trời, tối om , , động từ “crawl”là bò; trườn, nghĩa là rảnh nước không chảy nỗi, chỉ lê lết chậm chạp, và chỉ có khóm hoa vàng toả sáng, cũng là dấu chiệu của mùa hẻ. Có thể đây là ẩn dụ chỉ tuổi trung niên, hoặc một sinh thể nào đó đã qua dậy thì, bớt sung sức.

Câu 5-6: đàn vĩ cầm (đã được kéo trong lễ hội mùa xuân )bây giờ nằm yên trong “case”màu đen (hộp đựng đàn), cũng như tôi “mang bóng tối của tôi”, một ẩn dụ khác về nỗi buồn,về một nỗi niềm u uẩn chẳng hạn…

Câu7-9: “gleam”chỉ ánh sáng lấp loá, ẩn dụ của niềm hoan lạc ngày xuân đã vuột ngoài tầm tay, như món đồ (trang sức) bằng bạc đã gửi vào tiệm cầm đồ, gợi lên không khí túng thiếu, bẩn chật.

Dù diễn tả bước vào mùa hạ, mùa hạ lặng im nhưng nói lên nhiều điều. Bài thơ gợi mở cho đọc giã liên tưởng đến vô cùng.Tomas Tranströmer không hô hào siêu thực hay hậu hiện đại, mà bay thơ vẫn mới và rất hay.

Xin tạm chuyển ngữ và cảm nhận như trên, bây giờ khá nhiều người biết Tiếng Anh, nên tự thưởng thức sẽ hay hơn. Nếu có trích dẫn thêm tác giả đương đại khác trên thế giới cũng gần cùng một lối diễn đạt này. Người ta dùng lời chữ như bắn từng chùm tia điện tử với hàng tỷ tỷ hạt hạ nguyên tử, mà màn hình là não người sẽ xấp xếp ra cấu trúc thoả đáng nhất để cảm thụ bài thơ. Tuy nhiên nó hoàn toàn xa lạ với lối viết của nhóm Dada, hoặc lối viết cố tình không cho ai biết gì.

Nếu trước thời Galilei, có ai viết câu thơ ; “tôi đứng trên trái đất xoay quanh mặt trời” sẽ bị cho là siêu thực vì tri thức nhân loại lúc đó cho rằng trái đất là trung tâm, theo thuyết địa tâm phủ nhận thuyết nhật tâm. Cũng vậy nếu bây giờ viết “ tôi đang đứng trên ánh sáng cứng chắc”, nhiều người sẽ nói câu thơ đó siêu thực. Thực ra câu thơ đó rất hiện thực, vật lý hiện đại đã chứng minh trên nền cứng chắc là do chuyển động của các photon ( hạt ánh sáng).

Ngoài tri thức hiện đại, muốn có được năng lực diễn đạt không tụt hậu, phải thoát hẳn khỏi lối thơ bằng văn nói và kể chuyện có vần. Nó đòi hỏi người viết, người đọc đều phải có trình độ thẩm mỹ khác. Tương tự như thoát ra lối văn biền ngẫu và thơ Đường luật những năm 40 của thế kỷ 20, dẫn đến phong trào thơ mới, phải chăng lúc ấy nhiều nhà nho bảo thủ khó thừa nhận thơ mới hay?

Về phía người cầm bút, tài năng chưa kịp vun đấp đã thui chột, vì luôn tự kiểm duyệt mình, hoặc viết chiều theo thị hiếu tư tưởng, tình cảm của một tờ báo ( mà tổng biên tập bao giờ cũng có tínhđại diện độc tôn) để được đăng bài… Trong khi quy luật của xác suất là hàng ngàn người cầm bút viết hết tâm tư và bản năng của mình, thử nghiệm đủ loại bút pháp, trong nhiều thập kỷ, thậm chí hàng bao thế kỷ mới bật ra được một nhân tài đích thực. Không thể phong nhà văn như phong cấp tướng được (ở đây không bàn đến những người viết sách bán chạy, kể cả ở Pháp, Mỹ hay Nhật)

Vì vậy, vai trò nhà cầm quyền rất lớn để tạo ra môi trường cho văn thi sĩ sáng tạo. Ngay dưới chế độ phong kiến hà khắc, cũng có nhiều vị hoàng đế ý thức được chính sách này. Thời nhà Đường ở Trung Hoa, dù Lý Bạch cho thôi làm quan, nhưng vẫn được đặc ân là uống rượu bất kỳ hàng quán nào thì ngân khố triều đình sẽ trả tiền. Dưới thời Napoléon đệ tam, Victor Hugo quyết liệt chống hoàng đế với những lời lẽ miệt thị cùng cực, nhưng ông vẫn được Napoléon III ân xá, dù dứt khoát không thoả hiệp, khi mất Victor Hugo vẫn được tổ chức quốc tang trong điện Panthéon . Rõ ràng chưa có chế độ nào vì chủ trương tự do sáng tác mà bị suy yếu, hay sụp đổ, ngược lại nếu có tự do, nhà nước đó sẽ lập công với lịch sử nhân loại vì tạo ra môi trường làm xuất hiện nhân tài văn học.

Cuối cùng, dòng năng lương tâm linh được hiểu ra sao? Tâm linh là khái niệm chỉ những năng lượng ở ngoài năng lượng vật chất, nghĩa là nhà vật lý không tìm thấy electron, notron, proton và những hạt hạ nguyên tử khác, kể cả photon trong dòng năng lượng ấy. Năng lượng ấy do tương tác của: Những vũ trụ (tạm gọi là vô hình) khác với vũ trụ mà con người đang sống và quan sát được; Ý thức tối của vật chất tối; Ý chí, khát vọng, đam mê của con người còn lại sau khi thân xác đã mất đi; Và còn nữa mà lời chữ của loài người không mô tả hết được, có thể nhận biết được bằng trực cảm hay thiền quán.

Khái niệm tâm linh không giống với quan niệm của hữu thần về tâm linh; nghĩa là tất cả không phải do một đấng toàn năng (Thượng đế) tuyệt đối chi phối; mà là sức mạnh của năng lượng dấu mặt chi phối tấm lưới vũ trụ, trong đó có vũ trụ của loài người (3 chiều không gian + 1 chiều thời gian) chỉ là một mắc lưới mà thôi.

Năng lượng tâm linh tương tác vào thiên hà, vào hệ mặt trời ,vào trái đất; tương tác vào hạt hạ nguyên tử, vào tế bào, vào thân xác, vào tinh thần của mỗi người. Tương tác tâm linh cũng không liên tục mà theo những bước nhảy lượng tử, đầy tính xác suất. Vì vậy, con người không chỉ là thân xác có ý thức mà còn bao bọc bởi tâm linh, năng lượng tâm linh mạnh hơn vật chất và ý thức, nhưng không đồng đều cho mỗi cá thế. Tâm linh sẽ can thiệp đúng lúc vào sáng tác của văn thi sĩ, quyết định phút xuất thần của thiên tài cho ra những tác phẩm hay, độc đáo, tối ưu.

Bài viết ngắn gọn sơ lược này, là một nguyện vọng gửi đến những ai lãnh đạo văn học nghệ thuật cần tu sữa mình để hậu thế biết ơn. Đồng thời mong muốn những mầm non cầm bút nên tránh vết xe đỗ phía trước, mà nâng tầm vóc văn học Việt Nam, có thể sánh vai cùng văn học thế giới.

Gia Định, ngày 01-01-2012
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Khoảng trống ai lấp được trong tư tưởng nhà văn

    18/04/2014Nguyễn Huy ThiệpMột nhà văn, một người sáng tác phải coi lý luận phê bình như sự tự ý thức của anh ta. Tính chất khoa học trong công việc của nhà văn là ở chỗ này. Chỉ có những "nhà văn - nhà khoa học - nhà bác học" mới hòng xây dựng được những tác phẩm thiên tài...
  • Nhà văn mang lại cuộc sống thứ hai

    02/10/2018Nguyễn Duy BìnhTrong một xã hội cởi mở, dân chủ, nhà văn là người cho bạn đọc sống cuộc sống thứ hai. [...] Mặc dù ngày nay có sự cạnh tranh của truyền hình, internet, nhưng tôi không hề bi quan về tương lai của văn học. Bởi vì cuộc sống thứ hai mà văn học ban cho chúng ta không chỉ giới hạn ở khía cạnh giải trí. Văn học mang lại cho chúng ta ước mơ, cho phép chúng ta lánh xa đời thường nhưng cũng đặt ra cho chúng ta một số câu hỏi...
  • Vì sao nhà văn lại không được coi trọng?

    16/04/2015Nguyễn Mạnh HàNhà văn, tất nhiên phải là những nhà văn đích thực, xưa nay, là những
    người sáng tạo và đem lại cho xã hội những giá trị tinh thần lớn lao.
    Nhà văn đem lại những giá trị góp phần làm hoàn thiện tính người cho
    nhân loại. Thế nhưng không phải ở đâu, thời đại nào, thể chế nào các
    nhà văn cũng được coi trọng và tôn trọng mà họ dáng được bởi các giá
    trị mà họ có, họ đem lại cho cộng đồng...
  • Tính chuyên nghiệp của Nhà văn Việt Nam: Có hay không?

    04/12/2008Hoài NamMột cách hết sức sòng phẳng, chúng ta liệu có thể khẳng định được rằng văn chương Việt Nam đương đại có bao nhiêu tác phẩm được thế giới biết đến bởi chính giá trị tự thân của chúng?
  • “Tôi ngờ khả năng tưởng tượng của nhà văn ta”

    27/12/2005Thạch LinhNhà văn Trần Thanh Hà, vừa bảo vệ thành công Luận án thạc sĩ Nhận diện tiểu thuyết trinh thám Việt Nam trò chuyện...
  • Nhà văn Đỗ Chu: “Cô đơn được càng tốt !”

    24/11/2005Hồng Thanh QuangNhà văn là người có quyền lật đi lật lại vấn đề mà anh ta quan tâm. Và phải biết lật đi lật lại! Chả có gì mâu thuẫn trong việc này. Thì suốt cuộc đời, người ta ai mà chẳng phải trăn trở, nghĩ ngợi. Đâu phải nhất nhất mọi việc, mọi chuyện đều bất biến... Trong quá trình nhận thức của một đời người, quan trọng là xác lập cho được những câu hỏi lớn, chứ không phải là thuộc lòng vài ba câu trả lời lớn. Biết đặt ra những câu hỏi mới khó!
  • Sự dễ dàng đã bóp chết nhà văn

    13/11/2005Nhà văn ThuậnTiểu thuyết Việt Nam ì ạch trên cái mặt bằng không chuyên ấy của văn học Việt Nam. Đến bây giờ vẫn loay hoay tìm cách kể chuyện làm sao để vừa ê a, vừa hấp dẫn; làm sao cho thơm mùi trí thức, mùi đương đại...
  • xem toàn bộ