Ứng xử với thiên nhiên

09:10 CH @ Thứ Hai - 05 Tháng Sáu, 2006

Thật chưa đủ khi chỉ gọi rừng và thiên nhiên là những người bạn tốt của Chúng ta. Còn hơn thế, đó là những người bạn nhẫn nại. Họ sẽ chẳng phàn nàn với ai. Họ chỉ thầm lặng ra đi, thầm lặng biến mất nếu bị chúng ta coi thường những nhu cầu của họ.

Năm Ất Dậu vừa qua là một năm thiên tai ác liệt, gây hại nhiều vùng nước ta, đặc biệt ở dải đất miền Trung. Điều ấy vừa hợp với quy luật , vừa mang tính bất thường. Hợp với quy luật vì không ít thì nhiều, năm nào bão và áp thấp nhiệt đới, nước sông dâng, triều cường và lũ quét chẳng tàn phá không nơi này thì nơi khác. Cái bất thường là ở chỗ cường độ và tần suất xuất hiện bão lũ mỗi năm một mạnh hơn, mau hơn, sự tàn phá gây nhiều thiệt hại hơn. Một sự bất thường đã được cảnh báo. Một sự bất thường đang trở thành tai họa khó lường không riêng với dải đất hình chữ S mà cho toàn thế giới.

Thái độ ứng xử của người Việt Nam đối với thiên nhiên xưa nay bao giờ cũng là thân thiết. Thân thiết và trân trọng, với cảm khái ít nhiều thần phục trước sức mạnh và sự hào phóng của trời mây cho cuộc sống muôn loài.

Trông trời, trông đất, trông mây
Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm
Trông cho chân cứng đã mềm
Trời yên biển lặng với yên tấm lòng…

Thiên nhiên là người bạn tốt, thiên nhiên là tài nguyên. “Chỉ cần mưa gió thuận hòa…”, “Rừng vàng biển bạc…”, nơi đâu con người biết quý trọng thiên nhiên sẽ được thiên nhiên ưu đãi và cuộc sống nơi đó khắc dễ dàng.

Cách nhìn truyền thống bắt nguồn từ nền sản xuất nhỏ lấy tự cung, tự cấp tại chỗ là chính, dần dần trở lên nỗi thời trước sự phát triển của xã hội công nghiệp, khi dân số trái đất đông lên tới mức hầu như không thể kiểm soát nổi hậu quả, khi con người tham lam và mù quáng lạm dụng sự hào phóng của thiên nhiên. Lấy ví dụ quan niệm phổ biến của xã hội ta về nước dùng hằng ngày. Qua nhiều ngàn năm, suy nghĩ của tổ tiên chúng ta và cả thế hệ chúng ta hôm nay nữa, dựa trên ba định kiến:

Một là, “nước ra biển cả lại tuôn về nguồn”, “hạn to rồi thì mưa lớn’, nước của thiên nhiên, nước trên mặt đất xoay vòng không bao giờ cạn kiệt.

Hai là, “bẩn thì không lấy nước làm sạch”. Không ít người vẫn cho rằngnước tự nó không bẩn, nếu có bị làm ôuế thì tự nó khắc sạch sẽ , khắc trong xanh trở lại. Thảm trạng ô nhiễm nguồn nước kéo theo tật bệnh tràn lan khởi nguồn từ cách nghĩ ấy. Lại nữa, "nước là lộc trời ban", "mưa móc là ơn trời", lộc chẳng mất tiền mua, đâu sẵn nguồn lộctrời ban cho thì tha hồ dùng xả láng. Rất ít người biết, từ nhiều năm rồi, không hiếm vùng trên trái đất, giá nước sạch đắt hơn cả giá xăng dầu.

Khi rừng bị cư dân sinh sôi quá nhanh đẩy lùi không thương tiếc, khi chính con người lại giành giật không gian sinh tồn với rừng là đấng vẫn mang lại cái sống cho mình, khi con người khai thác thủy sản bằng những.thủ thuật mang tính diệt chủng, khi công nghiệp phát triển quá xô bồ, thì khái niệm rừng vàng biển bạc không còn đúng. Con người không còn là bạn của rừng, của biển. Chính vì vậy, thiên nhiên bắt đầu quay lưng lại với con người. Nhà văn Nga Leonid Leonov viết một câu thâm thúy: "Thật chưa đủ khi chỉ gọi rừng và thiên nhiên là những người bạn tốt của chúng ta. Còn hơn thế, đó là những người bạn nhẫn nại.Họ sẽ chẳng phàn nàn với ai.Họ chỉ thầm lặng ra đi, thầm lặng biến mất nếu bị chúng ta coi thường những nhu cầu của họ. Chính vì vậy chúng ta, những người làm chủ thiên nhiên, chúng ta phải có một thái độ biết điều sơ đẳng (đối với bạn bè)".

Những thành tựu bước đầu của Nhà nước ta trong đối đãi với thiên nhiên mấy chục năm gần đây thật đáng trân trọng. Mặc dù hiệu quả chưa đồng đều, nhiều chính sách lớn như trồng cây, phủ xanh đất trống đồi trọc, bảo vệ rừng đầu nguồn, phòng chống thiên tai, tôn trọng đa dạng sinh học, cải thiện môi trường sinh thái, tham gia cùng cộng đồng quốc tế bảo vệ bầu sinh quyển… đã thành công một bước. Không phải quốc gia nào cũng làm được như vậy, kể cả những nước giàumạnh hơn ta. Nhưng tại sao, bên cạnh mặt sáng ấy, triền miên diễn ra cảnh người dân phá rừng không thương tiếc, và có tệ nạn ấy? Tại sao một số cấp ủy Đảng bộ, đảng viên ngang nhiên tiếp tay cho chính quyền nhiều nơi vẫn thờ ơ trước tình trạng suy thoái tự nhiên ở quê hương mình? Có nhiêu nguyên nhân, như đời sống bức xúc, lợi nhuận hấp dẫn, quản lý lỏng lẻo, phẩm chất cán bộ sa sút, luật pháp chưa nghiêm... (tất cả đều đúng), truy cho tận ngọn nguồn, rốt cuộc phải chăng ở thái độ ứng xử không biết điều, kém văn hóa của con người đối với tự nhiên?

Một vấn đề then chết tự nó đặt ra trước mắt xã hội từ những nghịch lý nói trên: Phải nhanh chóng thay đổi một cách cơ bản thái độ ứng xử của con người, trước hết những người có trách nhiệm lớn - tức cán bộ, đảng viên - đối với tự nhiên. Phải xây dựng mộtthái độ văn hóa mới đối với tự nhiên.

Có điều chớ nên ngộ nhận. Không phải kinh tế càng phát triển, con người sống càng sung túc khắc có thái độ ứng xử càng đúng đắn với thiên nhiên, bởi sẵn có trong tay phương tiện vật chất, kỹ thuật và tiền của. Đôi khi ngược lại. Các nhà khoa học trên thế giới đều nhất trí, sở dĩ trái đất đang nóng dầnlên, hệ quả lồng kính ngày càng rõ rệt biểu hiện, hiện tượng tần suất và cường độ của thiên tai ngày càng mau hơn, mạnh hơn, băng giá vĩnh cửu ở hai địa cực đang tan mòn với nhịp độ đáng lo; tất cả những hiện tượng ấy đều cảnh báo một thảm họa được nhìn thấy trước. Mà thủ phạm gây ra hiện tượng toàn cầu ấy chính là sự phát triển vô hạn độ của công nghiệp. Có nghĩa các nước càng giàu có, càng phát triển thì tội vạ càng to. Thế nhưng có một số quốc gia, tiêu biểu nhất là siêu cường quốc Hoa Kỳ, lại thoái thác nghĩa vụ của mình bảo tồn nền sinh quyển, quay lưng lại cộng đồng quốc tế với một thái độ vô trách nhiệm thật lạ kỳ.

Âu cũng là điều có thể hiểu được. Thái độ ứng xử văn hóa của con người đâu có tùy thuộc vào cấp độ sở hữu tài sản của người đó. Về phần mình, chúng ta không chờ đến khi đời sống khấm khá hơn lên nữa, mà ngược lại, ngay từ bây giờ cần khẩn trương giáo dục và phổ cập một thái độ văn hóa mới đối với tự nhiên.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Hệ sinh thái che chở chúng ta

    08/04/2006Sự vận hành của các hệ sinh thái và vai trò của tính đa dạng sinh học trong những hệ này vẫn còn là điêu bí ẩn. Tuy nhiên, chúng ta biết rằng chúng cung cấp miễn phí cho loài người những dịch vụ vô giá.
  • Triết lý môi trường

    01/11/2005Trần Quốc Vượng, Trần Thúy AnhĐịnh nghĩa hay nhất về con người xưa nay vẫn là câu nói của cổ nhân: Nhân thân: tiểu vũ trụ. Không gian Euclide là không gia ba chiều. A.Einstein đã “cắm” thêm vào không gian Euclide một chiều nữa là “chiều thời gian” (cũng là chiều lịch sử) và hình thành nên quan niệm triết học - khoa học “không gian - thời gian liên tục”. Quan niệm “Vũ trụ”, “Không gian thời gian liên tục” như thế thì con người là một “Tiểu vũ trụ” đã thống nhất, hòa đồng với “Đại vũ trụ”, thống nhất hòa đồng thế giới vĩ mô và thế giới vi mô. Đấy chính là tiền đề để ta triết lý về môi trường thời hiện đại...
  • Nhân học triết học hiện đại với vấn đề tồn tại người

    12/09/2005Đỗ Minh HợpTriết học thế kỷ XX đã trôi qua dưới khẩu hiệu "sự phồn vinh của nhân học". Những biến đổi trong cách tiếp cận nghiên cứu con người đã gắn liền với sự hình thành nhân học triết học. Con người trở thành trung tâm của vũ trụ, là chiếc chìa khoá để mở ra mọi vấn đề...
  • Triết học và cuộc sống

    07/09/2005Lê ThiTrước đây, C.Mác đã nói: "Vũ khí vật chất của triết học là giai cấp vô sản cũng giống như vũ khí tinh thần của giai cấp vô sản là triết học" (1). Vấn đề đặt ra cho chúng ta ngày nay là làm sao cho triết học Mác - Lênin thật sự trở thành vũ khí tinh thần của nhân dân...