Tương lai của bách khoa toàn thư mở Wikipedia
Đầu năm 2001 , bách khoa toàn thư mở trên mạng Wikipedia ra mắt trong bối cảnh Britannica đang xoay xở tính chuyện tài chính để số hóa. Sẽ là một kho chứa tri thức nhân loại lớn nhất từ trước đến nay? Một viễn cảnh đẹp trong tham vọng của những người dựng lên Wikipedia: một kho kiến thức của mọi người, do mọi người và vì mọi người. Nhưng thời điểm đó đã có người cảnh báo...
Theo thống kê hiện nay, Wiklpedia là một trong 10 trang web được nhiều người truy cập nhất trên thế giới. Với thế hệ những người trẻ hiểu biết và đam mê công nghệ, những tranh cãi kiểu như ai ghi bàn gỡ hòa trận chung kết Cúp FA năm 1993 là chẳng có gì phải to tiếng bởi chỉ cần truy cập Wikipedia. Hơn thế nữa, Wikipedian - cộng đồng của mạng từ điển này sẵn sàng đưa những thông tin mới nhất, hằng giờ, hằng ngày về những sự kiện nóng bỏng đang diễn ra, ví dụ cuộc tranh cử Tổng thống Mỹ và đường đến Nhà Trắng của ông Barack Obama.
Còn gì nhanh bằng công nghệ thông tin hiện nay khi mỗi người góp một tay, khiến moi việc trở nên dễ dàng. Ai cũng có thể cập nhật, chỉnh sửa những bài viết trên Wikipedia. Bởi thế mà Reid Priedhorsky thuộc trường Đại học Minnesota (Mỹ) nhận xét. "Đây là một trong những điều kỳ diệu nhất của thế kỷ 21". Còn một giáo sư đại học New York thì lắc đầu và thừa nhận ông phải từ bỏ ý định ngăn cản sinh viên của mình dẫn nguồn Wikipedia khi viết bài luận.
Thay vào đó, tuần nào ông cũng dành thời gian kiểm tra sự chính xác của những entry (bài viết trên Wikipedia liên quan đến môn học ông đang dạy.
Của chung
Đã là của mọi người và do mọi người thì không thể không nghi ngờ sự chính xác của tất cả các entry. Và giọt nước tràn ly của những tranh cãi xoay quanh quyền chỉnh sửa nội dung trên Wikipedia chính là "cái chết" của hạ thượng nghị sĩ Ted Kennedy và Robert Byrd vào ngày 20.01.2009 - ngày nhậm chức của ông Obama. Số là Ted Kennedy và Robert Byrd đã khiến nhiều người nghi ngờ tình trạng sức khỏe của họ khi cả hai rời buổi tiệc trưa tại điện Capital vì bị lên cơn tai biến. Ted Kennedy còn tệ hơn nữa là phải di chuyển bằng xe cấp cứu. Ngay lập tức tiểu sử của hai người này trên Wikipedia được bổ sung, họ chết ngày 20.1.2009.
Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra "tai nạn" khiến người sáng lập trang web Jimmy Wales phải "vỡ mặt". Cách đây không lâu, ca sĩ kỳ cựu Bruce Springsteen cũng là nạn nhân của những kẻ phá bĩnh. Sau màn trình diễn ấn tượng tại Superbowl XLIII, một thông tin về ca sĩ này được thay bằng diễn đàn thể hiện sự giận dữ của một blogger - kẻ bị nghi là fan trung thành của ca sĩ Janet Jacson . Bởi hình ảnh Jackson bị tuột áo lộ ngực khi diễn chung với Justin Timberlake tại Superbowl năm nào vẫn chưa phai nhạt. Rồi sau đó toàn bô entry về Springsteen lại tự dưng xuất hiện bằng tiếng Nhật. Chỉ đến khi một trong những thành viên thâm niên của Wikipedia quyết định "cấm cửa" những người sử dụng giấu tên tiếp cận trang về Springsteen thì mọi thông tin mới quay lại như cũ .
Nhiều ca sĩ nổị tiếng cũng chịu những "cái chết bất ngờ” trên Wikipedia. Năm ngoái, từ ca sĩ teen Miley Cyrus đến người dẫn chương trình danh tiếng Oprah Winfrey, thậm chí là người sáng lập hãng Apple Steve Jobs, đều được thông báo là “đã qua đời” trong thế giới Wiki. Dù sao thì kiểu chết nói trên cũng nhanh chóng được cải chính dễ dàng chứ những thông tin xuyên tạc, như trường hợp Robble Williams phải chịu đựng, thì khó mà xử lý. Trang Wikipedia của ca sĩ này đã kể lại chuyện Williams, trước khi lập nhóm Take That phải sống qua ngày bằng cách ăn thịt vật nuôi. Hay nhà văn Alan Titchmarsh thì được thông báo là đang viết một bộ Kama Suntra mới.
Hầu như không có tuần nào trôi qua mà không xảy ra chuyện chỉnh sửa nội dung đầy "sáng tạo” kiểu nói trên. Bởi suy cho cùng, theo lời của một nhà nghiên cứu các dự án liên quan đến mạng xã hội, đám đông nào cũng có những kẻ ngu ngốc và những kẻ phá hoại. Với Wikipedia, có kẻ cố tình thay đổi nội dung các entry vì ác ý nhưng cũng có người muốn mình là người đầu tiên đưa những thông tin mà họ cho là mới nhất lên mạng.
Của riêng ai?
Sau sự cố bẽ bàng Kennedy- Byrd, người sáng lập Jimmy Wales quyết định thử nghiệm một số hạn chế đối với việc chỉnh sửa. Theo đề xuất của ông Wales, việc chỉnh sửa tiểu sử của một người còn sống sẽ phải trải qua hai giai đoạn. Bất kỳ ai cũng có thể thay đổi nhưng mọi sự thay đổi phải được kiểm duyệt bởi một ai đó thuộc hàng cấp cao trong cộng đồng Wikipedian trước khi được lên mạng.
Thử nghiệm này được xem là mở rộng chính sách hiện hành cấm những người sử dụng giấu tên chỉnh sửa các entry liên quan đến các nhân vật chính trị. Chính sách này được áp dụng sau khi có một người phá hoại những trang thông tin về ông Tony Blair và George Bush thời gian sắp xảy ra cuộc chiến ở lraq. Những người phản đối đề xuất này của Wales lập luận rằng việc kiểm duyệt này sẽ cản trở dòng thông tin trên Wikipedla. Dẫn chứng là một quy định tương tự đối với phiên bản tiếng Đức của trang web này từ mùa hè năm ngoái đã khiến một thay đổi nhỏ về nội dung phải mất đến ba tuần mới được xuất hiện chính thức. Người sử dụng với nickname Katana0182 lên tiếng: "Quy định này sẽ xua đuổi những người lần đầu tiên truy cập trang web vì sự ùn đống những thay đổi khí phải xếp hàng chờ kiểm duyệt, rồi thế nào cũng xuất hiện nạn quan liêu, và sẽ nổ ra những mâu thuẫn liên quan đến chuyện "kiểm duyệt". Những người phản đối cũng lo sợ quy đinh mới này sẽ cản trở sự phát triển của Wikipedia trong tương lai và hơn thế nữa chặn đứng xu hướng mạng xã hôi đang lan rộng khắp thế giới.
Có người xây thì cũng có kê phá Có người phản đối thì cũng có người ủng hô Reid Priediorsky (Đại học Minnesota) cho rằng hiện nay đã có hơn 100.000 trang trên Wikipedia bị phá hoại và con số này đang tăng dần Trong khi đó, cứ 140người truy cập Wikipedia thì có một người đọc những trang bị phá hoại .
Do đó, khó mà đánh giá mức độ nguy hiểm của những trò phá hoại liên quan đến thông tin và kiến thức. Theo Priedhorsky, sự thật đáng chú ý nhất về Wikipedia vẫn là độ chính xác của thông tin như thế nào, chứ không phải là ít chính xác cỡ nào.
Ai sẽ qua mặt Wikipedia?
Quyết định kiểm duyệt của Wales là để phần nào gỡ gạc uy tín lâu nay của Wikipedia bởi trong tám năm qua Wikipedia phải hứng chịu vô số những trò chơi khăm rồi nội bộ ban giám đốc trục trặc, rồi còn khủng hoảng tiền bạc. Hơn nữa, một số gương mặt mới đang xuất hiện, có tiềm năng vượt qua Wikipedia trong tương lai.
Đối thủ đáng gờm nhất là cỗ máy tiềm kiếm khổng lồ Google với trang Google Knol. Chỉ trong vòng sáu tháng đầu tiên, Google Knol đã quy tụ được 100.000 bài viết. So với Wikipedia thời mở đầu thì Google Knol đi nhanh hơn. Google Knol còn dùng chiêu thưởng tiền mặt 1.000 USD cho bài viết mới hay nhất trước tháng 3 năm nay.
Ngoài ra, mối đe dọa khác của Wikipedia xuất hiện từ chính người nhà của Wikipedia trước đây. Đó là Larry Sanger - người từng chung vai sát cánh với Jimmy Wales lúc thành lập Wikipedia. Trước khi đường ai nấy đi, Sanger và Wales đã cãi cọ để tranh giành mình là người đầu tiên đưa ra ý tưởng thành lập cộng đồng Wikipedian. Sanger ra đi, trở thành người đứng sau của mạng Citizendium.
Liệu Wikipedia (wiki theo tiếng Hawali nghĩa là nhanh lẹ) tiếp tục có những bước đi thần tốc để giữ ngôi vị số một hay không? Câu trả lời còn phải đơl môt số quyết định sắp tới của Wales.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVề tật xấu của người Việt: Tre Việt Nam trong thế kỷ 21
09/05/2008Phong Doanh