Cha đẻ Wikipedia lập website cạnh tranh với "con"
Larry Sanger tuyên bố sẽ khai trương một trang từ điển có tên Citizendium để cạnh tranh với Wikipedia vào cuối năm nay. Ông chính là người đã cùng với Jimmy Wales sáng lập ra website từ điển toàn thư trực tuyến khổng lồ Wikipedia vào năm 2001.
Chỉ ít lâu sau khi xuất hiện trên mạng, Wikipedia đã nhanh chóng trở thành cuốn từ điển trực tuyến lớn nhất, với khoảng 1.4 triệu đề mục tra cứu. Nét đặc trưng, đồng thời cũng là lý do giải thích kích cỡ khổng lồ và sự nổi tiếng của Wikipedia, là bất cứ một ai cũng có thể viết hay sửa những thông tin đăng trên trang web này.
Nhà sáng lập Jimmy Wales tự hào nói rằng quá trình xây dựng từ điển hết sức dân chủ và mới mẻ đó thể hiện sự coi trọng “quyền cá nhân”: “Mỗi cá nhân đều có trách nhiệm hay quyền suy nghĩ, đánh giá và quyết định cho bản thân mình.” Nhưng trong suy nghĩ của nhiều người, một cuốn từ điển đáng tin cậy phải được tổng hợp và biên tập bởi những người có chuyên môn, ví dụ như các biên tập viên, chứ không thể để cho quần chúng thích viết gì thì viết một cách vô tội vạ.
Nhược điểm của Wikipedia bộc lộ rõ nhất ở những chủ đề chính trị nhạy cảm. Những đề mục này thường không chính xác hay khách quan, mà thấm đậm quan điểm chính trị của cá nhân người viết. Tuy nhiên, cho đến tận bây giờ, Jimmy Wales vẫn tránh dùng đội ngũ biên tập viên, có lẽ để bảo vệ nét dân chủ đặc trưng khiến Wikipedia khác các cuốn từ điển truyền thống.
Những gì Jimmy Wales cho là dân chủ thì Larry Sanger phê phán là hỗn loạn và thiếu chuyên môn. Larry Sanger nói ông rời khỏi Wikipedia chỉ một năm sau khi trang web ra đời cũng chính là vì quá trình biên tập thiếu tin cậy và không có trật tự của Wikipedia. Ông Sanger hi vọng cuốn từ điển đối thủ Citizendium sẽ khắc phục nhược điểm của Wikipedia.
Cụ thể là Citizendium sẽ sử dụng các biên tập viên có chuyên môn. Theo lời Larry Sanger, những ai tình nguyện làm biên tập viên sẽ phải trải qua vòng kiểm tra khả năng, dựa vào các tiêu chuẩn đánh giá truyền thống như “bằng cấp, hay tư cách hội viên tại những tổ chức chuyên môn.” Citizendum cũng sẽ thiết lập một đội ngũ “cảnh sát” tình nguyện để giải quyết tranh cãi giữa các cộng tác viên bất đồng quan điểm.
Theo kế hoạch, Citizendium sẽ ra mắt công chúng vào cuối năm nay. Nhưng “chỉ trong vài ngày tới,” một số lượng hạn chế các biên tập viên được mời và những người đăng ký trước có thể truy cập cuốn từ điển này. Trong thời gian đầu, Citizendium sẽ biên tập lại tất cả các bài viết của Wikipedia, một công việc mà ông Larry Sanger so sánh với việc thu dọn “những chuồng ngựa” bẩn thỉu khôn cùng mà chàng lực sĩ Héc Quyn trong thần thoại phải làm.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngTri thức có thúc đẩy quá trình tiến hóa hay không?
26/07/2006Đỗ Kiên Cường