Tương lai nào đang chờ đợi những người phụ nữ Afghanistan?

08:23 CH @ Thứ Hai - 23 Tháng Tám, 2021

Lời giới thiệu

Bài viết dưới đây được ( Dương Thắng) trích dịch trong cuốn “ Những Cấm Đoán Trong Hồi Giáo” (L'Islam des interdit) của Anne-Marie Delcambre. Chương 5 :” Hồi Giáo và Phụ nữ”. Tác giả là TS Luật, chuyên gia và một diễn giả, tác giả nổi tiếng về Hồi Giáo, giảng viên về “Ả rập học” tại Trung học Louis- le- Grand tại Paris. Đây là một trường trung học chuyên đào tạo tinh hoa ở Pháp ( cỡ như Amsterdam ở HN) . Trần Đức Thảo cũng đã từng học ở đây trước khi thi vào Cao Đẳng Sư Phạm phố Ulm)
Đầu đề do người dịch đặt.

Ba thiếu nữ đi dạo trên đường phố Kabul năm 1972


Năm 2013, nhà nghiên cứu người Ai Cập - Mansour Fahmy bảo vệ luận án tiến sĩ tại Sorbonne về "Tình trạng của phụ nữ trong đạo Hồi". Ông đã so sánh hai giai đoạn trong cuộc sống hôn nhân của nhà tiên tri của đạo Hồi. Trong thời kỳ đầu tiên của Mecca, Muhammad nghiêm túc trong quan hệ một vợ một chồng, nhưng ở thời kỳ thứ hai, tại Medina, trái lại, ông theo chế độ đa thê. Với kết quả nghiên cứu bị coi là “ báng bổ” này, Fahmy đã bị loại khỏi chức vụ giám đốc điều hành của trường đại học và sống trong sự khinh miệt của toàn xã hội.

Tuy vậy người ta không thể không nhận ra sự khác biệt rất lớn giữa thời kỳ ở Mecca nơi Khadija tự do buôn bán, tự do kết hôn với bất kỳ ai cô ấy muốn, và thời kỳ ở Medina, nơi Muhammad, theo lời khuyên của một số người bạn đồng hành như Omar độc tài, đã hạn chế tối đa quyền tự do của các bà vợ. Vì vậy, trong sura 33, v. 59, đã ghi lại lời Đức Chúa Trời phán: “Hỡi vị tiên tri, hãy bảo các bà vợ, các con gái của các ông và các vợ của các tín đồ hãy đeo những tấm mạng che mặt; nghĩa là họ phải được che đậy và thoát khỏi mọi hành vi phạm tội”.

Trong sura 24, v. 31, những quy tắc ứng xử sau đã được phán truyền: “Bảo những người phụ nữ cả tin phải hạ khóe mắt mình xuống, hãy thanh khiết, không được khoe những đường cong cơ thể, trừ những gì nổi lên, hãy dùng vải che đi những chỗ hở trên thịt da. Để được chiêm ngưỡng sự quyến rũ của họ, chỉ có thể là chồng, con của họ, cha đẻ, cha dượng, con trai, con riêng, cháu trai [...], phụ nữ trong cộng đồng của họ, những người tù, những nô lệ nam không có khả năng tình dục, các cậu con trai chưa có ham muốn gần gũi phụ nữ. Đừng để những người phụ nữ này đập chân xuống đất và tiết lộ những gì họ che giấu để tạo ra thú vui của những người đàn ông khác”.

Kinh Koran quy định tấm voan che mặt . Sunnah cũng vậy. Thật vậy, một ngày nọ, Asma, con gái của Abu Bakr, em gái của Aisha, đến gặp Nhà tiên tri trong bộ quần áo đẹp và trong suốt. Vị Tiên Tri quay mặt đi hướng khác và nói: “Hỡi Asma! Sẽ không thích hợp nếu một người có thể nhìn thấy bất cứ thứ gì trên cơ thể phụ nữ khi cô ấy bước vào tuổi dậy thì”. Đó là bởi vì người phụ nữ trẻ và xinh đẹp sẽ là một mối nguy hiểm cho người đàn ông, khiến anh ta chao đảo về mặt tình dục. Đây là lý do tại sao những giao tiếp khác giới bị cấm tại nhà thờ Hồi giáo. Ayatollah Mortadhâ Motahhari, trong cuốn sách “Những vấn đề Hijab” đã viết: “Vị Tiên tri cao quý đã ra lệnh rằng vào buổi tối, khi buổi cầu nguyện đã kết thúc, phụ nữ sẽ đi ra trước, đàn ông sẽ ra sau. Ông không muốn đàn ông và đàn bà đi đứng lẫn vào nhau . Để tránh chuyện này, nhà Tiên Tri ra lệnh rằng những người đàn ông sẽ đi giữa đường và những người phụ nữ đi ở hai bên. Chúng ta sẽ không ngạc nhiên khi tất cả các học giả Hồi Giáo, dẫu là Sunni hay Shiite, đều khuyên chống lại sự hòa trộn giữa nam và nữ trong đám đông - đó là makrûh (đáng ghê tởm) -. Ayatollah Sayyid Tabâtabâï Yazdi thì chỉ rõ hơn :"Không nên trộn lẫn nam với nữ ngoại trừ phụ nữ lớn tuổi. "

Chính sự sợ hãi về nhục dục, về sự khêu gợi mà các học giả Hồi Giáo theo chủ nghĩa chính thống, đều không cho phép những đàn ông và phụ nữ xa lạ với nhau được bắt tay nhau, trừ khi có một mảnh vải, chẳng hạn như một chiếc găng tay, được đan xen vào giữa. Người Hồi giáo luôn ghi nhớ câu này từ Sunna: "Một người đàn ông, một người phụ nữ và Satan ở giữa hai người!" Nói cách khác, đàn bà và đàn ông sẽ bị ma quỷ cám dỗ vĩnh viễn. Đàn bà là sự cám dỗ của đàn ông. Nhưng đàn ông chỉ được hưởng thụ phụ nữ trong khuôn khổ một cuộc hôn nhân. Tương tự như vậy, phụ nữ bị cấm trao đổi khoái cảm với nam giới, bên ngoài khuôn khổ hôn nhân hợp pháp . Đây là lý do tại sao người phụ nữ phải luôn che đậy bản thân. Cô ấy có luôn có khả năng gây bất ổn cho đàn ông bởi sự quyến rũ của mình! Lập trường thần học này của các học giả Hồi giáo cho phép chúng ta hiểu rõ hơn về một số sự kiện gần đây. Ở Angiêri, người ta đã từng chứng kiến những vụ thảm sát phụ nữ sống độc thân, bị coi là "vô liêm sỉ", "gái điếm". Những người phụ nữ này bị tấn công, đánh đập, hãm hiếp, cắt xẻo, vì họ bị coi là đe dọa trật tự đạo đức được ghi trong kinh sách và những lời tiên tri cấm cuộc sống độc thân và tà dâm. Những phụ nữ Hồi giáo không tôn trọng những điều cấm của Hồi giáo sẽ đe dọa tới cộng đồng và do đó không xứng đáng được sống. Nhân viên phục vụ một quán bar bị cắt cổ, xác của họ bị bỏ lại như "chất bẩn", "đống cứt". Chuyện này xẩy ra ở Tébessa, vào tháng 7 năm 2001, chỉ cách thủ đô của Algerie có 700 km !

Trên thực tế, đối với Hồi giáo chính thống, chỉ có tính trung thực trong cuộc sống hôn nhân mới cần chú ý tới, còn niềm đam mê hay tình yêu điên cuồng trong hôn nhân không bao giờ cần phải quan tâm. Sự dịu dàng và lòng thương xót là nền tảng của một sự kết hợp thành công trong hôn nhân , sura 30, v. 20/21 viết : “Trong số các dấu hiệu của Đức Chúa Trời là đã tạo ra cho anh em những người vợ từ anh em, để anh em được yên nghỉ với họ và đặt giữa anh em tình cảm và sự dịu dàng» . Người phụ nữ, phần còn lại của một chiến binh, là thiên đường hòa bình cần thiết cho con người. Tuy nhiên, có một sự khác biệt giữa đàn ông và đàn bà. Người đàn ông có thể sử dụng người phụ nữ như anh ta muốn, khi anh ta muốn: “Phụ nữ của bạn là một khu vườn dành cho bạn. Hãy đi tới đo khi nào bạn thấy phù hợp”, (God in sura 2, v. 223). Trong Đạo Hồi, người đàn ông luôn có ưu thế hơn người phụ nữ. Anh ta có thể buộc cô phải tuân theo, ra lệnh cho cô, ra lệnh cho cô dọn phòng, thậm chí đánh đập cô (sura 4, câu 38/34). 

Vai trò chủ gia đình, trách nhiệm tài chính, thuộc về người đàn ông; anh ta cũng được quyền chối từ người vợ của mình . Người phụ nữ vì thế hầu như chẳng có giá trị gì.Cô ta chỉ bắt đầu được coi trọng khi trở thành người mẹ. Vì thế người phụ nữ vô sinh sẽ luôn bị khinh thường. 

Chế độ đa thê, theo các học giả Hồi Giáo vì thế được coi là phù hợp với bản chất sinh học và tâm sinh lý của nam và nữ. Người phụ nữ luôn bị coi là kém cỏi hơn nam giới. Khi lấy lời khai (Sura 2, câu 282) và khi hưởng quyền thừa kế (Sura 4, câu 12/1 1), người phụ nữ chính xác chỉ có giá trị bằng một nửa của người đàn ông. 

Về kinh nguyệt của phụ nữ , Kinh Coran nói những gì nó nghĩ: “Các tín đồ hỏi bạn về kinh nguyệt . Trả lời: đó là một điều xấu xa. Tránh xa phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt. (sura 2, câu 222)”.

Người phụ nữ có thể bị chồng chối từ, bị chồng đuổi ra khỏi cuộc hôn nhân, và lời từ chối sau khi được tuyên bố ba lần sẽ không thể thu hồi; cuộc sống của một người phụ nữ bị đuổi ra khỏi một cuộc hôn nhân hầu như là địa ngục, trừ khi cô ấy có thể tái hôn với một người đàn ông khác. 

Sút kém hơn đàn ông trong hầu hết mọi lĩnh vực, phụ nữ có " vinh dự" được bình đẳng với nam giới trong việc gánh chịu những hình phạt pháp lý như đối với các tội trộm cắp (sura 5, câu 42/38), ngoại tình (sura 24, câu 2).Còn một bình đẳng khác: bình đẳng giữa tín đồ nam giới và tín đồ nữ giới. Bởi trong lịch sử đã từng có một vài người vợ của nhà tiên tri nổi dậy chống lại việc ban hành một bài kinh chỉ dành cho nam giới. 

Đây cũng là lý do giải tích tại sao những người phụ nữ Hồi Giáo vẫn tiếp tục choàng khăn che mặt để có thể tận hưởng sự bình đẳng đó.

Phụ nữ ngoài xã hội Hồi giáo
Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Lịch sử ngày Quốc tế phụ nữ 8-3

    08/03/2020Minh BùiNgày 8 tháng 3 năm 1857, các công nhân ngành dệt chống lại những điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn của họ tại Thành phố New York: 12 giờ làm việc một ngày. Hai năm sau, cũng trong tháng 3, các nữ công nhân Mỹ trong hãng dệt thành lập công đoàn (syndicat) đầu tiên đã được bảo vệ và giành được một số quyền lợi...
  • Virginia Woolf: Chiến binh bất hạnh của phong trào nữ quyền

    09/03/2020Thụy OanhBằng ngôn từ nhạy bén và sắc sảo, nữ nhà văn Anh đã dành hơn nửa cuộc đời đấu tranh đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ. Với bà, năng lực của người phụ nữ phải được ghi nhận đúng đắn...
  • Chuyện về người phụ nữ trên tờ 10 bảng Scotland

    08/03/2020Đinh Hạnh Duyên lược dịchNăm 1834, nhà toán học Mary Somerville đã xuất bản cuốn sách Về Kết nối giữa các ngành Khoa học Vật chất, một công trình góp phần vào sự định hình ngành Vật lý học hiện đại, trở thành tác phẩm viết về khoa học kinh điển thời Victoria...
  • Tư tưởng của Simone de Beauvoir về vấn đề nữ quyền trong tác phẩm "Giới tính thứ hai"

    08/03/2020PGS.TS. Nguyễn Tấn HùngNguồn gốc của sự bất bình đẳng và con đường giải phóng phụ nữ đã được nhiều nhà triết học trong lịch sử nghiên cứu ít nhiều từ những góc độ khác nhau. Simone de Beauvoir là một trong những người nghiên cứu vấn đề này một cách khá sâu sắc. Beauvoir chỉ ra những thiếu sót trong các kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả trước đó, tuy nhiên vì đứng trên lập trường hiện sinh chủ nghĩa nên bà lại quá nhấn mạnh yếu tố tâm lý chủ quan...
  • ‘Girls Just Wanna Have Fun' - ca khúc biểu tượng nữ quyền

    08/03/2020Anh TrâmTừ phiên bản gốc là bài hát tán dương sự đào hoa của đàn ông, Cyndi Lauper đã thay đổi phần lời và tạo nên một nhạc phẩm kinh điển về tiếng lòng của mọi cô gái vào thập niên 1980...
  • Đừng mãi trói nhau bằng tư duy những ngày đã cũ

    06/03/2019Nhà báo Vũ Tiến Hồng“Đàn ông phải thế này”, “phụ nữ phải thế kia”, “con gái mà thế à”, “con trai thì không được khóc” … Tại sao chúng ta cứ phải “trói” nhau bằng những tư duy đầy định kiến giới?
  • Chúc mừng ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10

    20/10/2018Người phụ nữ là tuyệt phẩm kỳ diệu nhất mà tạo hóa đã ban cho nhân loại, là biểu tượng của cái Đẹp, của Tình yêu. Và người phụ nữ Việt Nam với tấm lòng đôn hậu, trái tim yêu thương, với thiên chức làm mẹ, làm vợ đã trở thành ngọn lửa tình thương sưởi ấm gia đình, sưởi ấm tâm hồn mỗi chúng ta. Ngày Phụ nữ Việt Nam 20-10 là một dịp...
  • Siêu lý đàn bà nhìn từ góc độ nữ giới

    19/10/2017Trần Huyền SâmLịch sử của nữ giới là một lịch sử câm lặng và giông bão. Tính từ thời điểm mà nhà Nữ huyền học người Italia - Catherine de Sienne ở thế kỷ XIV, đã lên tiếng đòi nhân quyền cho nữ giới, bằng cách viết 381 bức thư gửi các nhân vật quyền lực nhất trong Giáo hội, đến thời điểm 1960, với phong trào giải phóng nữ giới ở phương Tây, đó là một hành trình dài để gắn vấn đề nữ quyền với nhân quyền.
  • Thử bàn về biểu hiện của tôn giáo

    24/10/2014Đặng Nghiêm VạnLà sản phẩm của xã hội, tôn giáo tồn tại và thay đổi với xã hội loài người. Con người có nhu cầu vật chất, cũng có nhu cầu tinh thần trong đó có nhu cầu tôn giáo. Đã có một thời, mỗi một thị tộc, bộ lạc, một dân tộc đều có tôn giáo riêng của mình. Về sau, qua sự giao lưu văn hoá trong từng khu vực hoặc trên khắp toàn cần, bằng phương pháp hoà bình hay vũ lực, nảy sinh hiện tượng có nhiều tôn giáo phổ cập trên toàn cầu hoặc trong từng khu vực trên nhiều quốc gia, ngược lại có hiện tượng một quốc gia có nhiều tôn giáo...
  • Một thế kỷ nhìn lại

    06/03/2010Ngự BìnhVào những năm 80, 90 của thế kỷ 19, trung tâm công nghiệp Chicago (Mỹ) tập trung hàng vạn lao động phụ nữ và trê em. Họ luôn phải làm việc trong điều kiện thiếu thốn, bị coi rẻ, đồng lương thấp kém. Ngày 8/3/1899, nữ công nhân ngành dệt và ngành may. Ở Chicago đã tiến hành bãi công, đòi tăng lương, giảm giờ làm. Họ buộc chủ lao động phải chấp nhận yêu sách nhằm cải thiện đều kiện lao động và sinh hoạt. Từ Chicago, phong trào đấu tranh đòi quyền bình đẳng của phụ nữ đã lan rộng khắp nơi, ngày càng mở rộng trên nhiều lĩnh vực. Đó chính là tiền đề cho sự ra đời của Ngày Quốc tế Phụ nữ 8/3.
  • Đạm Phương nữ sử - nữ kí giả Việt Nam tiên phong đấu tranh vì sự tiến bộ của phụ nữ

    28/11/2009TS. Đỗ Hằng- ThS. Phương HàĐạm Phương Nữ Sử là một phụ nữ xuất thân từ hoàng tộc, một công nương của nhà Nguyễn, với rất nhiều tác phẩm có giá trị, bà không chỉ là gương mặt nổi bật trong lĩnh vực văn chương báo chí, mà còn giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX.
  • Đối mặt với nữ quyền

    06/03/2009Chung Nhi thực hiệnMột người phụ nữ đẹp nói về quyền phụ nữ để đàn ông nghe. Có vẻ như là một sự quá đỗi bình thường. Bình thường đến độ, có thể, đàn ông sẽ tặc lưỡi, lại là chuyện đàn bà đòi quyền lợi. Hoặc giả là, gớm chết những bà, những cô, suốt ngày nhảy tưng tưng lên đòi đấu tranh, đòi bình đẳng giới. Chả ra cái thể thống gì, đàn bà cứ học đòi giống đàn ông... Nhưng hình như người đàn bà này có khác.
  • Phê bình văn học nữ quyền

    04/03/2009Lý LanTrong nửa thế kỷ qua, các học viện trên khắp thế giới, nhất là ở Âu Mỹ, đã chứng kiến những chuyển biến quan trọng liên quan đến giới tính. Chẳng những số lượng nữ giáo sư và nữ sinh viên tăng nhanh trong các học viện, mà học thuyết nữ quyền còn ảnh hưởng đến nhiều bộ môn học thuật khác, từ triết học, lịch sử, đến ngôn ngữ học, xã hội học, nhân chủng học, truyền thông đại chúng, kinh tế, luật…
  • xem toàn bộ