Từ mơ đến thực
Mơ là… mơ - thực là…thực. Sự rành rẽ ấy ở trên đời và tới từng người một là…có thật - thật thế.
Mơ, mơ màng và cả ước mơ, ước mong, khát vọng, ai ai ít nhiều cũng có. Mơ nhỏ, mơ lớn, mơ gần, mơ xa…tất cả đều là mơ. Mơ là điều gì đó ta chưa có, sắp có hoặc chẳng bao giờ có được. Nhưng mà cứ mơ. Mơ là hướng về phía trước. Không ai mơ giật lùi. Khát vọng cũng là một dạng mơ - mơ mãnh liệt.
Giá như mọi điều mơ (mơ màng, mơ mộng, thoảng mơ, cứ mãi mơ) đều trở thành thật, thì cụ Nguyễn Du khi viết truyện Kiều đã không hạ một câu đúng đến muôn đời: Khi mơ những tiếc khi tàn..” . Và với tình yêu thì là “ Tình trong giấc mộng muôn vàn cũng không”
Bởi mơ ấy, mộng ấy không gắn liền với đời sống của con người, thực tế của cuộc sống, thực tế của thời điểm, lịch sử của xã hội đã, đang và sắp diễn ra.
Ấy nên con người ta dễ rơi vào tình huống: Mớ hão, mơ suông, mơ viển vông. Mơ đấy mà không thể có, không thực hiện nổi, không thực hiện được.
Đẹp sao, khi nhờ có ước mơ, khát vọng, không ít người đã như được chắp cánh bay lên, vùng vẫy rồi hạ cánh xuống nền hạnh phúc, đỉnh tài năng, vinh dự, vinh quang cho đời mình.
Vậy ra mơ, ước mơ…có kèm theo (đòi hỏi) một điều gì đó cho mỗi ai mang một nỗi mơ?
Có đấy.
Nếu là mơ suông (tựa yêu đơn phương, tài năng kém mà lại muốn đoạt đỉnh cao) thì mơ ấy - thứ mơ ấy, chỉ là mơ trong mơ mà thôi. Bừng tỉnh mắt, chẳng có gì cả. Là giữa mơ và thực có một khoảng cách ví như chặng đường - chặng người phải đi qua, phải có những điều kiện để thực hiện. Với tất cả các dạng mơ, ước mơ, ước muốn đều như thế. Khoảng cách ấy có thể gần mà cũng rất xa đều từ người có và mang mơ - ước mơ đến quyết định.
Con người ta sống mà không có ước mơ thì thực là buồn tẻ.
Hoài bão, chí tiến thủ, đều có sự đóng góp mạnh mẽ, sôi nổi thiết tha của ước mơ. Mơ - ước mơ, được hình thành hình thành trong suy nghĩ (nhận thức) và trí tưởng tượng của con người. Đấy là (mơ) mới chỉ là ánh hào quang, đỉnh cao của sự nghiệp, hương hoa thơm người đẹp chưa có thực, chưa nắm bắt, cầm lấy, nhận lấy được. Cho nên mọi người ước mơ ( mơ) của bất cứ ai đều phải dừng lại sau lúc bay bổng tâm trí để mà vượt qua một khoảng cách là vài câu hỏi không thể không trả lời:
• Ước mơ (mơ) điều gì đấy?
• Mơ, để làm gì?
• Làm gì để thực hiện ước mơ (mơ) ấy?
• Bản thân mình đã có hoặc chưa có, cần có các điều kiện gì rồi?
• Ta có đủ nghị lực, quyết tâm thực hiện hay không?
• Và một sự tỉnh táo tự thấy: Ước mơ ấy (mơ ấy) có chính đáng, trong sáng vừa “thích hợp” với khả năng, điều kiện mà ta đã có, rồi sẽ có hay không?
Nghĩa là: ước mơ ấy cần phải thực tế, thiết thực, không trước thì sau, không nhanh thì lâu, ta có thể thực hiện được. Thực hiện bằng chính tài năng của mình chứ không trông chờ, dựa dẫm vào ai, vào yếu tố bên ngoài một cách may rủi (cầu may) tựa như thứ “phép màu” nào đó mang lại cho ta, Không thể nào cứ mơ là có cứ mơ là được. Mơ rồi mà chẳng làm được gì cả, không nỗ lực, không rèn luyện, không trau dồi kiến thức, tri thức, thì chỉ là mơ để đấy.
Mơ cũng cần tự thấy: mình có thể thực hiện được hay không. Với tình yêu, mơ lọt vào “mắt xanh” người đẹp, thì ít nhất cũng cần nghĩ” người ấy có “để ý” đến mình hay không. Mình có xứng đôi, có đủ tài năng, tài hoa, phẩm chất để “chinh phục được người đẹp rồi trở thành đôi bạn đời…tuyệt vời hay không? Ta với “người ấy” có gì so le, chênh lệch không nhỉ?...
Thêm nữa: Hiếm có thứ ước mơ (mơ) nào mà người mơ đạt (đoạt) đươc một cách dễ dàng như vào vườn hái hoa quả do người khác trồng đã có sẵn trên cây.
Khoảng cách từ mơ đến thực là cuộc thử thách đối với ý chí, trí thông minh- trí tuệ đối với bất cứ ai có ước mơ (mơ).
Ước mơ là bước đi ban đầu của sự nghiệp, tình yêu, đời người bất kể là tuổi tác là bao nhiêu, là nam hay là nữ. Tuổi trẻ thường có nhiều ước mơ hơn. Mơ hồn nhiên, có khi nhuốm vẻ ngây thơ, thế mà rồi thành sự thật, bởi người có ước mơ ấy đã thật sự, quả cảm, bền gan thực hiện ước mơ của mình.
Trong giới văn chương (nhà văn, nhà báo) tôi có biết không chỉ vài người mang ước mơ trở thành nhà văn. Có người học văn giỏi. Có người môn văn chỉ trung bình hoặc kha khá, song ước mơ lại rất cao. Tất cả các nhà văn ấy theo cách và điều kiện giống nhau là: lăn ra viết, miệt mài viết, không nản chí. Viết rồi gửi đi, mãi không được in. Năm bài, mười bài, thậm chí vài chục bào cứ…im ỉm. Vân cứ viết. Vừa đọc vừa tự nhìn lại mình, bài đac viết và…viết nữa. Có nhà văn thành danh theo sự say mê, chỉ năm, bảy năm sau. Có nhà văn lặng lẽ, mãi hai chục năm sau mới chính thức là nhà văn, nhà thơ được kết nạp vào hội Nhà văn Việt Nam. Có một nhà nữ ( ở Hà Nội) yêu thơ, làm thơ, có bài được đăng báo từ năm 20 tuổi. Vậy mà hơn hai mươi năm sau, với hàng mấy trăm bài thơ đã đăng báo, in sách, chị mới là Hội viên Hội nhà văn Việt Nam. Đến giờ, thờ của chị ngày một đằm thắm hơn. Mà thủa hỏ chị chỉ là cô thiếu nữ, con của một gia đình nghèo, vất vả nhưng giàu ước mơ là làm thơ.
Còn có thể kể ở nhiều lĩnh vực khác, nhiều người khác mang ước mơ quá năng lực của mình mà đã thành công ngay ở tuổi 30. Ước mơ càng cao, càng đẹp, càng cần có nỗ lực lớn lao.
Với tình yêu, tôi được biết một câu chuyện vui có thật. Hồi học năm cuối trường Sư phạm, lớp tôi có anh bạn bị chế là “đụt” và gần như bị một nửa bạn khác “rủa”. Đứa nào ế chồng mới lấy mày. Ngay lập tức cậu “đụt” cười ngay: “Tao sẽ lấy cô vợ đẹp hơn chúng mày!” Chàng “đụt” ấy không giỏi tán gái nhưng học ra học, lại hiền lành và quyết chí bằng tài năng và phẩm chất của mình để có vợ đẹp. Không ngờ cậu ta có vợ đẹp thật và hiền thảo. Hóa ra từ mơ đến thực ai quyết tâm, lòng trong sáng thì người ấy tới đích
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà ĐoáCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí ThànhVề tật xấu của người Việt: Tre Việt Nam trong thế kỷ 21
09/05/2008Phong Doanh“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005