Thành công bắt đầu với một giấc mơ
Walt Disney là một người đàn ông của những giấc mơ. Ông đã mơ những giấc mơ lớn. Và ông đã biến chúng thành hiện thực. Walt Disney đã chứng tỏ một điều rằng các giấc mơ có thể trở thành hiện thực. Ví dụ của ông tiết lộ rằng để biến giấc mơ thành sự thật đòi hỏi nhiều hơn những điều ao ước. Trong trường hợp của Walt, “sao” ở đây là chú chuột Mickey, và được rằng buộc với rất nhiều ảo ảnh, kế hoạch, và công việc nặng nhọc.
Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng Walt Disney chỉ là một hoạ sĩ phim hoạt hoạ, người “sáng tạo” ra chuột Mickey. Thực ra chính xác hơn ông là một người muốn tạo ra một điều gì đó kích động khán giả và làm cho họ cười. Walt là người có tài, và đã phát triển một khả năng thương mại sắc sảo hấp dẫn công chúng. Chỉ với vài dụng cụ vẽ, ông đã dung chúng để gây dựng lên một trường quay phim tạo ra những tác phẩm phim hoạt hình nổi tiếng, và phim hành động sống động.
Disneyland, Walt Disney World, và cuối cùng là các công viên giải trí Disney khác trên khắp thế giới tất cả xảy ra vì Walt Disney cố nài rằng ông có thể xây dựng một công viên ngoài trời hoàn hảo, tốt hơn tất cả các công viên ngoài trời khác. Theo sự quả quyết của ông thì nó có lẽ sẽ nằm ngoài sức tưởng tượng của mọi người.
Giấc mơ này đã diễn ra như thế nào?
Là một đứa trẻ ở thành phố Kansas, Walt nhìn qua kẽ hàng rào tại công viên Fairmont, ông muốn vào, nhưng không có đủ tiền để vào xem.
Là một bậc cha mẹ vào những năm 1930, Walt muốn đưa bọn trẻ vào các công viên ngoài trời. Nhưng ông cảm thấy không thích thú, tin tưởng rằng mình có thể làm tốt hơn nhiều. Vào năm 1937, tại buổi công diễn đầu tiên bộ phim Nàng Bạch Tuyết, Walt đã nói với Wilfred Jackson rằng một ngày nào đó ông sẽ “làm một công viên cho trẻ con, một nơi có kích thước thích hợp với chúng” Năm 1940 ông tiết lộ một kế hoạch giới thiệu các nhân vật của Disney ở xung quanh công viên ở bên phố đối diện với xưởng quay phim Disney tại Burbank.
Phiên bản một công viên ngoài trời hình thành trong óc của Walt khi ông đi khắp nước Mỹ, Châu Âu và tới thăm tất cả những nơi hấp dẫn du khách thuộc đủ loại. Ông đi thăm các hội chợ của tỉnh, của bang, các rạp xiếc, các ngày hội hoá trang, và các công viên. Ông lo lắng vì những hoạt động mà mọi thứ đi xuống và những người vận hành lại có thái độ thù địch. Ông yêu các công viên sạch sẽ như Công viên Tivoli ở Copenhagen, đầy ánh sáng, âm nhạc vui vẻ, thức ăn và đồ uống tuyệt vời, còn nhân viên thân thiện và nhiệt tình.
Walt tin tưởng rằng một công viên ngoài trời sẽ thành công tại Mỹ nếu nó cung cấp “một chương trình giới thiệu tốt” mà các gia đình có thể cùng nhau vui thú, và tất nhiên là công viên phải sạch, nhân viên phải là những người thân thiện.
Trong năm 1948 ông đã chia sẻ ý tưởng với những người bạn tin cậy, một công viên ngoài trời khiêm tốn với một ngôi làng trung tâm bao gồm một hội trường, một công viên nhỏ, một nhà ga, rạp chiếu phim, rạp hát và những cửa hàng. Những khu vực xa trung tâm có thể bao gồm một khu dành cho lễ hội hoá trang và một ngôi làng ở phía tây. Ngay sau đó ông bổ sung con tầu vũ trụ và tầu ngầm, tàu thủy chạy bằng hơi nước, và những khu trưng bày triển lãm.
Bốn năm sau, tức là năm 1952, ông quyết định đặt tên là “Disneyland” hình thành nên một công ty để phát triển công viên đó. Anh trai của Walt là Roy, là người chịu trách nhiệm về tài chính của trường quay, phản đối việc đầu tư vào Disneyland. Các chuyên gia ngành ngân hàng và ngành giải trí dự báo về sự sụp đổ. Đó là điều vì sao Walt bước ra khỏi tổ chức trường quay để phát triển ý tưởng của mình. Cuối cùng Roy cũng đồng ý giúp đỡ và trường quay Disney trở thành một lĩnh vực hoạt động của công ty.
Năm 1953 Walt vạch một kế hoạch táo bạo kết hợp sản xuất truyền hình với sự phát triển công viên. Chương trình truyền hình Disneyland trên đài ABC đã mang lại một nguồn lợi kép. Nó xúc tiến việc xây dựng các công viên mới thông qua một chương trình hàng tuần, và nó trở thành một phần của công việc giao dịch nơi mà mạng lưới đã đầu tư nửa tỉ USD cộng thêm khoản bảo lãnh đáng kể để hoàn trả 35% quyền sở hữu thuộc công viên Disneyland. Cùng năm ấy ông thu nhận Viện nghiên cứu Stanford để kiểm tra viễn cảnh kinh tế của Disneyland (dường như nó sẽ mang lại lợi nhuận) và để tìm kiếm vị trí lý tưởng (Anaheim).
Họ bắt đầu động thổ vào tháng 7 năm 1954, và một năm sau đó, vào ngày 17 tháng 7 năm 1955, Disneyland bắt đầu khai trương. Trong vòng 7 tuần, một triệu khách đã đến thăm quan Disneyland, làm cho nó trở thành một trong những điểm thu hút du lịch lớn nhất Mỹ. Số người tham dự vượt 50 % so với dự tính và khách đã tiêu pha nhiều hơn con số 30% mong đợi.
Walt đã kết hợp tài năng của mình với ý thức về điều mà công chúng mong đợi những công trình đòi hỏi sự công phu. Ngày nay chúng ta có thể gọi ông là một “tham công tiếc việc”. Công trình của ông đã được tiến triển không phải vì những kế hoạch, hay sự thay đổi nào đó … nó được bắt đầu từ một giấc mơ. Như ông đã kể với một nhà báo trong năm 1955: “Mọi người có thể biến giấc mơ của họ thành sự thật. Hãy nắm lấy giấc mơ. Hãy trung thành với nó... và hãy làm tất cả vì nó. Nhưng như thế vẫn chưa đủ vì còn có rất nhiều điều thú vị mà bạn khó có thể nhận ra.”
Trong một bữa tiệc tại nhà của Herb Ryman vào năm 1960, một số người nhận xét rằng Walt có thể được bầu làm tổng thống nếu ông ta muốn. Ông đã trả lời như thế nào? “Tại sao tôi lại muốn làm tổng thống của nước Mỹ? Tôi là vua của Disneyland!” Trong năm 1960, sau 37 năm ở Hollywood, với một loạt những thành công lớn và và những thất bại gây nản lòng, Disney đã tạo ra một điều gì đó mà sự thành công của nó còn vượt ra ngoài giấc mơ của Walt.
(Trích đoạn từ cuốn “Phép kỳ diệu của Disney: Chiến lược kinh doanh mà bạn có thể sử dụng trong công việc và ở nhà.”)
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc Hiếu“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần BạtThấy gì qua lối sống sinh viên thời nay?
21/10/2003Trương HiệuBa yếu tố làm nên thành công của doanh nhân
29/07/2005Nguyễn Trần Bạt