Tự học như thế nào?

03:01 CH @ Thứ Sáu - 21 Tháng Mười, 2016

Xem thêm: Tự học như thế nào?

Đã 30 năm rồi tôi mới được đọc lại quyển sách "Tự học như thế nào?" của nhà bác học Liên Xô Rubakin (1862-1946).



Lần đầu đọc khi tôi còn là sinh viên, tôi thấy nó hay nhưng vẫn chưa thấm. Lần này tôi đã thực sự cảm nhận được cái hay của nó. Tác giả đã có một quan điểm hết sức thực tiễn và biện chứng giống như quan điểm của Krishnamurti.

Ông cho rằng thực chất của việc đọc sách là cung cấp cho con người kiến thức để cải tạo cuộc sống và đưa cuộc sống đi lên, cung cấp cho con người khả năng phân tích các hiện tượng trong cuộc sống.

Sống có ý nghĩa là đấu tranh, không phải vì sự sống mà là vì sự hoàn thiện và tiến triển của nó, có nghĩa là phải biết gắn mình với cuộc sống và suy nghĩ vì nó; Phải hiểu được ý nghĩa của cuộc sống; biết hành động ứng phó trong cuộc sống hàng ngày.

Và như vậy, ông cho rằng việc tự học không chỉ đơn thuần bắt đầu từ sách vở nhưng bắt đầu từ cuộc sống. Và phải nhìn các hiện tượng trong cuộc sống từ nhiều mặt. Con người không được suy nghĩ bó hẹp trong một phạm vi nào đó nhưng phải hiểu biết toàn diện về cuộc sống, phải biết nhận xét đánh giá ý kiến của người khác và phải có ý kiến của riêng mình. Chạy theo ánh sáng của người khác chỉ đưa ta vào bóng tối.

Học tập thực chất ko phải ở chỗ phải đọc bao nhiêu cuốn sách mà phải đọc và nghiên cứu như thế nào. Mục đích của việc học là làm sao hiểu được bản chất của vấn đề chứ không phải phô trương, trích dẫn lời lẽ của người khác. Yếu tố chính của việc học là con người biết tư duy chứ không phải là sách vở hay trường học danh tiếng. Tôi thấy thật sai lầm khi cho rằng phải tốt nghiệp đại học Oxford hay Harvard... mới trở thành người danh tiếng hay bằng cấp danh tiếng. Nếu như vậy những tên trọc phú đều có thể bỏ tiền ra theo học các trường này, và lãnh đạo của Triều Tiên hình như cũng tốt nghiệp một trường nổi tiếng của Thụy Sỹ nhưng chỉ tỏ ra sự tàn bạo và dốt nát không hơn không kém.

Việc tự học không chỉ với mục đích phát triển khối óc nhưng phải phát triển những tình cảm lành mạnh, những rung động thuần khiết.

Và sẽ thật là hời hợt nếu chỉ đọc sách mà không so sánh đối chiếu với cuộc sống.

Hãy bắt đầu tự học từ những cái mình thích và cần thiết cho cuộc sống. Tôi muốn giới thiệu cuốn sách này đến những ai yêu mến kiến thức bằng con đường tự học nhất là đến các bạn thanh niên.

Tác giả cuốn sách không phải là tiến sĩ, không phải là viện sĩ, không tốt nghiệp tại trường Harvard nhưng là một bác học nổi tiếng của Liên Xô. Sách của ông mang lại cho tôi niềm cảm xúc trong tâm hồn và như thế kí ức sẽ ghi nhận được kiến thức một cách lâu dài so với sự đọc một cách hời hợt dễ chìm vào quên lãng.

(Hoàng Nguyễn)


Ghi chép còn lại từ thời sinh viên

Như thế nào là người có học thức ?

  • Muốn sống tốt, cần có tầm hiểu biết và sự phát triển trí tuệ nhất định. Muốn trở thành nhà chuyên môn tốt phải có kiến thức chung, nhưng để phục vụ cho cuộc sống thì phải là nhà chuyên môn giỏi.
  • Một người thực sự có học thức là người hướng tri thức của mình tới cải tạo, thay đổi và đưa cuộc sống đi lên.
  • Hiểu cuộc sống xung quanh là nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của người có học thức. Phục vụ cuộc sống, tinh thần phục vụ là thước đo kiến thức. Phẩm giá con người là ở trong con người, ở thái độ đối với công việc.
  • Thực chất của học tập là đọc và nghiên cứu, suy nghĩ và nghiền ngẫm sao cho tất cả những gì đọc được đều có thể tiếp thu được.
  • Sống có ý nghĩa là đấu tranh, không phải vì sự sống, mà đấu tranh cho sự hoàn thiện và tiến triển của nó. Tuy nhiên, muốn đấu tranh phải có sức mạnh, phải có vốn của các sức mạnh khác nhau: sức mạnh của sự hiểu biết, của ý nghĩ, ý chí, của tình yêu; cần phải biết học tập trong bất cứ hoàn cảnh nào, không bao giờ được lùi bước trước khó khăn.
Yêu cầu đối với người tự học (kiến thức chung + kiến thức chuyên môn = tầm nhìn)
  • Phải biết gắn mình với cuộc sống và suy nghĩ vì nó;
  • Phải nghiên cứu để hiểu và biết ý nghĩa của cuộc sống;
  • Biết hành động trong cuộc sống hàng ngày.
Các nguyên tắc đối với tự học
  • Cần bắt đầu tự học từ sự tìm hiểu cuộc sống, tìm ra những vấn đề cần giải quyết trước. Sau đó mới tìm đến sách.
  • Phải biết nhìn các sự vật, hiện tượng trong cuộc sống từ nhiều mặt (bước đầu cần biết một số khái niệm cơ bản, những mặt chính của cuộc sống - những cái chính nhất, quan trọng nhất)
  • Phải biết rung động sâu sắc, suy nghĩ tinh tế. Việc tự học phải dạy con người biết sống một cuộc sống phong phú nhiều mặt, cả tâm hồn lẫn lí trí; phải trở thành con người nhạy cảm với cuộc sống xung quanh.
  • Nhất thiết phải biết cả kiến thức chuyên môn và kiến thức chung. Kiến thức chung về thế giới, về cuộc sống - đó là cơ sở của những hiểu biết về chuyên môn. Kiến thức chuyên môn là sự kiểm tra tốt nhất kiến thức chung; nó giúp đi sâu nhưng lại thu hẹp tầm nhìn, mà kiến thức chung lại mở rộng tầm nhìn.
  • Việc tự học tiến hành như sau: phải biết những vấn đề hoặc những lĩnh vực nào cần thiết thì nghiên cứu trước, còn các lĩnh vực khác sẽ nghiên cứu sau; từ đó đưa ra phương hướng nghiên cứu.
Sống một cuộc sống phong phú, nhiều mặt có nghĩa là phải sống thế nào để cho tất cả các mặt và tất cả sức mạnh của con người có điều kiện để xuất hiện và phát triển, để cho tất cả các sợi dây của tâm hồn đều có thể rung động.
Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Tự học là yếu tố quyết định…

    02/03/2015Kim Yến (thực hiện)Từ bỏ môi trường nghiên cứu khoa học nơi xứ người, TS GIÁP VĂN DƯƠNG cùng vợ con trở về để giúp cho giới trẻ “tự thân khai sáng”, để tìm đến tự do…
  • Cùng trao đổi kinh nghiệm về tự học

    08/09/2020Nhà báo Vũ KhánhHọc đại học khác với học phổ thông cấp 4. Đại học đòi hỏi sinh viên phải tự học, tự nghiên cứu thêm nhiều bên cạnh các giờ giảng và hướng dẫn của thầy. Song ai cũng biết thực tế Đại học của ta đang không phải như vậy. Phần trình bày dưới đây nhằm mời bạn đọc tham gia trao đổi quan niệm và kinh nghiệm thưc tế về cách tự học đạt hiệu quả cao.
  • Bàn về chuyện tự học

    15/11/2016Trước hết, cần phải nói rằng, tự học là một chuyện vạn bất đắc dĩ, vì ai cũng biết câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên”. Một câu hoàn toàn đúng, đúng hơn là người ta tưởng rất nhiều.
  • Nghĩ về tự học

    21/07/2016Đại tá, NGƯT Nguyễn Xuân QuỳnhTrước kia ta có thể ỷ vào số lượng kiến thức do nhà trường trang bị để dùng trong 15-20 năm. Nhưng ngày nay chỉ sau vào năm một nửa số kiến thức cũ đã lỗi thời. Ai cũng thấy tự học là cần thiết nhưng nhiều người chưa có ý thức, chưa biết cách tự học tốt...
  • Giáo dục Mỹ: Học để biết…tự học

    01/07/2016Hoa LưCác nền giáo dục văn minh thường hướng theo cách dạy trong trường sao cho đứa trẻ học để ra đời biết cách tự học…
  • 5 sai lầm bạn thường mắc phải khi tự học

    19/08/2015Đây là 5 sai lầm và hiểu nhầm lớn nhất khi bạn trẻ dấn thân tự học. Bạn sẽ hiểu rõ hơn về Đại Học Cá Nhân và trường học truyền thống để có thể tận hưởng tối đa từ trải nghiệm tự-học của mình...
  • Tôi tự học

    20/06/2010Thu Giang - Nguyễn Duy CầnTôi còn nhớ một câu chuyện ngụ ngôn Ả Rập rất ngộ nghĩnh sau đây do văn sĩ Anatole France thuật lại: Có một nhà vua gọi các bậc trí gia trong nước, bảo tìm tòi và mang lại cho ông sự khôn ngoan. Các nhà khoa học ấy sưu tầm tất cả sách vở hay nhất trong nước để chở đến cho nhờ vua.
  • Xây dựng khả năng tự học trong doanh nghiệp

    20/06/2006Trần Minh TrọngCác nhà quản trị doanh nghiệp thế giới gần đây cho rằng doanh nhân thế kỷ XXI phải có khả năng học tập và sáng tạo ra tri tứhc cho riêng mình. Hơn thế nữa, doanh nhân cần phải biết xây dựng doanh nghiệp của mình trở thành một tổ chức có khả năng tự học. Khả năng tự học của doanh nghiệp được xem là yếu tố giúp doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển được...
  • Tự học như thế nào?

    31/10/2005"Tự học như thế nào” là một trong những tác phẩm mà N. A. Rubakin để lại cho chúng ta. Cuốn sách viết về vấn đề rất cần cho tất cả mọi người đặc biệt là thanh niên. Nhiệm vụ của thanh niên là phải phấn đấu học tập nâng cao kiến thúc của mình trong nhà trường, sau khi ra trường. Thanh niên có thể nghiên cứu phương pháp học tập do N. A. Rubakin đưa ra để áp đụng, nâng cao vốn kiến thức và trở thành người thực sự có văn hóa, có chuyên môn giỏi....
  • Biết tự học và biết sáng tạo

    12/02/2003Quang DươngQua những sáng tạo được thể hiện từ thời Thomas Edison đến thời Bill Gates, giới khoa học kỹ thuật ngày càng nhận thấy giữa trí sáng tạo và việc tự học có một mối liên hệ nhân quả. Tạp chí Science et Vie (Pháp) đã viết :"Ai tự học mạnh nhất, người đó tích lũy được một tiềm năng sáng tạo dồi dào nhất. Ngược lại, ai có nhu cầu sáng tạo nhiều hơn, người ấy càng thôi thúc ý chí tự học cao hơn".
  • Điều cơ bản là phát huy nội lực tự học của người học

    10/02/2003Tôi đã đọc bài: "Giáo dục từ xa ở Việt Nam - Vấn đề và triển vọng", đăng trên Nhân Dân điện tử ngày 3-5-2000 của Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn ở Đại học New South Wales, Sydney, Australia (xin đừng nhầm với Giáo sư Phạm Quang Tuấn). Điều đáng mừng là tôi thấy có nhiều điểm nhất trí với tác giả. Tuy nhiên vẫn có những điều vênh nhau.
  • xem toàn bộ