Tự học là yếu tố quyết định…

08:19 CH @ Thứ Hai - 02 Tháng Ba, 2015

Từ bỏ môi trường nghiên cứu khoa học nơi xứ người, TS GIÁP VĂN DƯƠNG cùng vợ con trở về để giúp cho giới trẻ “tự thân khai sáng”, để tìm đến tự do…

Chán học đang diễn ra ở mọi cấp học phải chăng bắt nguồn từ sự lạc hướng về các giá trị sống?

Không hẳn. Còn nhỏ, nên ý niệm về sự lạc hướng của các giá trị sống của học sinh rất mập mờ. Cái làm các em chán học là nội dung quá nặng, xa vời, còn cách dạy thì nhàm chán, nặng về học thuộc, áp đặt một chiều. Trẻ con đến trường, trước hết là phải vui. Rời khỏi trường thì phải nhớ thầy nhớ bạn. Nếu đến trường mà không vui, rời trường mà không quyến luyến thì thua.

Sự giả dối trong học đường cũng có ảnh hưởng xấu đến việc học, đặc biệt ở bậc đại học. Rồi cơ chế tuyển dụng sau tốt nghiệp không minh bạch, người có năng lực chưa chắc đã có việc làm, còn kẻ mua điểm do có tiền hoặc có quan hệ, thì lại thăng tiến dễ dàng, nên làm nản chí người học.

Chưa kể, toàn bộ hệ thống giáo dục phổ thông được thiết kế theo hướng học để thi. Đích đến là đỗ đại học. Đỗ rồi là xong, không cần học nữa. Đó cũng là một phần của lý do vì sao sinh viên chán học.

Anh suy nghĩ gì về những thế hệ người thầy anh đã gặp? Thầy nào thì trò ấy theo anh có đúng không?

Thầy có ảnh hưởng quan trọng đến trò. Điều đó không thể phủ nhận. Nhưng tôi không nghĩ là thầy nào trò nấy. Việt Nam cận đại trải qua nhiều đứt gãy, không có sự liên tục của lịch sử, do đó cũng không có sự liên tục thầy trò. Vì thế thầy và trò có thể khác nhau một trời một vực, đi theo hai lý tưởng khác nhau, thậm chí đối đầu nhau.

Ngoài ra, chặng đường mà Việt Nam đã đi trong hơn một thế kỷ qua là sự dồn nén cả thiên niên kỷ của nhân loại. Vì thế, không có thầy nào có thể tải hết được sức nặng lịch sử đó để truyền lại cho trò. Cả thầy và trò đều hứng các làn sóng văn minh, tri thức, chính trị, xã hội, nhân văn, thương mại, công nghệ… ào ạt tràn vào từ bên ngoài, nên mạnh ai nấy thích nghi. Ai có bản lĩnh thì trụ được và làm chủ được các làn sóng này, ai yếu sẽ bị đánh bạt, nên ở đây rất thường xuyên xuất hiện trò giỏi hơn thầy, vì trò trẻ hơn, năng động hơn, có điều kiện hơn và dễ tiếp thu cái mới hơn.

Những “kỹ năng mềm” nào anh muốn truyền cho giới trẻ qua những bài giảng trực tuyến của mình? Đề cao sự học, giáo trình với anh cũng là một trang sách mở, gắn liền với nhịp thở hàng ngày?

Tôi muốn các em biết cách tự học, cách suy nghĩ độc lập, cách xây dựng đường đi nước bước cho mình. Còn giáo trình thì một phần nhỏ là những kiến thức và trải nghiệm tôi đã thu thập được trong những năm qua, phần lớn hơn là những cuốn sách, những khoá học đang được sử dụng trong các đại học lớn trên thế giới.

Anh vừa tham gia toạ đàm về đổi mới giáo dục cấp tiểu học, điều mà anh lo lắng nhất về môi trường giáo dục tiểu học hiện nay, những mầm non trong trắng ấy rồi sẽ ra sao để hình thành nhân cách con người?

Điều lo nhất là các con không được thử và sai, không được phản biện, không được tự do diễn giải, không học được cách suy nghĩ độc lập… và trên hết là không được làm trẻ con. Trẻ con phải có quyền được làm trẻ con trước hết. Nhưng nhà trường dường như đã quên mất điều này. Trong bối cảnh ấy, chỉ còn một cách là bù đắp lại bằng giáo dục trong gia đình. Cha mẹ phải giành lại quyền dạy con, đặc biệt là dạy các giá trị và thái độ sống cho con em mình.

Con đường của GiapSchool rồi sẽ ra sao trong bối cảnh này? Những đốm lửa nhỏ từ nỗ lực của các tổ chức dân sự có là lực đẩy mạnh mẽ cho cải cách giáo dục?

GiapSchool sẽ vẫn cứ đi tới bằng cách này hay cách khác. Có thể đi nhanh, có thể đi chậm, nhưng đường đi đã rõ và định hướng không thay đổi. Suy cho cùng, GiapSchool cũng chỉ là một đốm lửa nhỏ nhưng tôi luôn tin những đốm lửa nhỏ như vậy, từ khu vực tư nhân hoặc dân sự, sẽ tạo ra sự thay đổi, trong mọi lĩnh vực chứ không chỉ trong giáo dục.

Vì sao anh chọn “Tự thân khai sáng” là phương pháp học cho ngôi trường của mình? Anh có nghĩ triết lý này sẽ gặp phải một lực cản rất lớn trong tư duy học trò?

Tôi khởi đầu việc làm giáo dục bằng cách xây dựng cổng giáo dục trực tuyến mở đại trà. Với hình thức giáo dục này, tự học là yếu tố quyết định để thành công. Vì thế, tôi chọn “Tự thân khai sáng” làm slogan cho ngôi trường nhỏ của mình. Phương châm này sẽ gặp lực cản lớn, khi sự thụ động đã ăn sâu và trở thành nếp sống của mỗi người nhưng điều đó không có nghĩa là không thể hoá giải nó. Cách tốt nhất là dùng giáo dục của gia đình để điền vào những khiếm khuyết của nhà trường. Có thể bắt đầu bằng cách, trong bữa tối, hỏi con những câu hỏi mang tính phân loại và kích thích tư duy độc lập của các con, như: “hôm nay ở trường con thấy có gì vui, có gì cần thảo luận thêm”, rồi trao đổi về một tình huống cụ thể nào đó ở trường để cho con có cơ hội nói lên ý kiến của mình. Sau vài tháng, các con sẽ hình thành được tư duy độc lập, biết phân biệt đúng sai tốt xấu với những vấn đề thông thường để từ đó hình thành nên các giá trị sống của riêng mình. Sau một hai năm thì sẽ hình thành văn hoá dân chủ trong gia đình, rất tốt cho sự trưởng thành của các con, mà cũng hợp với sự văn minh của xã hội.

Nếu không may mắn như thế, thì các bạn trẻ chỉ còn một cách duy nhất là mỗi ngày tự đặt ra một câu hỏi có nghĩa và tìm cách trả lời nó rốt ráo nhất có thể. Việc tự đặt câu hỏi và tự trả lời sẽ giúp người trẻ có tư duy độc lập để qua đó mà tự trưởng thành. Đó là kinh nghiệm của tôi, cũng chính là cách mà tôi khuyến khích các bạn trẻ thực hiện.

Con người tự do của anh được hình thành do đâu?

Đó là câu chuyện dài, là cả một quá trình nhận thức và trải nghiệm. Tôi hiểu ra bản chất tự do của con người khi đang ở nước ngoài. Lúc đó tôi đã ba mươi tư tuổi. Không rõ là sớm hay trễ nữa. Trong sâu thẳm của con người, có một tự do nội tại bất khả tước đoạt. Tiếc rằng cuộc sống quá bề bộn, và định kiến của văn hoá, giáo dục, thói quen… đã che mờ mất nên không mấy ai nhận ra.

Một số người Việt hiểu tự do như trạng thái lêu lổng, vô chính phủ, chứ không phải là lựa chọn cá nhân và không gian tinh thần bất khả tước đoạt bên trong mỗi người. Giáo dục cũng không có chút ý niệm nào về con người tự do, và do đó không có bất cứ chương trình nào bồi đắp con người tự do.

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Cùng trao đổi kinh nghiệm về tự học

    08/09/2020Nhà báo Vũ KhánhHọc đại học khác với học phổ thông cấp 4. Đại học đòi hỏi sinh viên phải tự học, tự nghiên cứu thêm nhiều bên cạnh các giờ giảng và hướng dẫn của thầy. Song ai cũng biết thực tế Đại học của ta đang không phải như vậy. Phần trình bày dưới đây nhằm mời bạn đọc tham gia trao đổi quan niệm và kinh nghiệm thưc tế về cách tự học đạt hiệu quả cao.
  • Người Việt trẻ tự đốt đuốc mà đi

    04/05/2019TS. Giáp Văn DươngĐất nước cần vượt lên. Vì thế, với người Việt trẻ, một cuộc vượt lên chính mình là cần thiết. Khi còn mò mẫm trong sáng tối, khi còn chao đảo giữa muôn vàn xô đẩy của cuộc đời, thì không còn cách nào khác là phải tự đốt đuốc cho mình, phải tự mình vạch đường mà tiến bước...
  • Bàn về chuyện tự học

    15/11/2016Trước hết, cần phải nói rằng, tự học là một chuyện vạn bất đắc dĩ, vì ai cũng biết câu tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên”. Một câu hoàn toàn đúng, đúng hơn là người ta tưởng rất nhiều.
  • Nghĩ về tự học

    21/07/2016Đại tá, NGƯT Nguyễn Xuân QuỳnhTrước kia ta có thể ỷ vào số lượng kiến thức do nhà trường trang bị để dùng trong 15-20 năm. Nhưng ngày nay chỉ sau vào năm một nửa số kiến thức cũ đã lỗi thời. Ai cũng thấy tự học là cần thiết nhưng nhiều người chưa có ý thức, chưa biết cách tự học tốt...
  • Giáo dục Mỹ: Học để biết…tự học

    01/07/2016Hoa LưCác nền giáo dục văn minh thường hướng theo cách dạy trong trường sao cho đứa trẻ học để ra đời biết cách tự học…
  • 'Con người tự do' là đích đến của giáo dục

    15/06/2015Chi Mai thực hiệnMở trường trên mạng, TS Giáp Văn Dương theo đuổi triết lý "trên một mệnh đề duy nhất: Con người tự do là đích đến của giáo dục"...
  • Tôi đơn giản chỉ gọi đúng tên sự vật

    29/01/2015Thanh Như (thực hiện)"Học không biết để làm gì, học vì người khác bảo học, học như một cỗ máy… là hiện trạng thật của giáo dục hiện thời. Nếu không dám gọi tên ra bệnh của mình thì làm sao có thể chữa bệnh được?” – TS. Giáp Văn Dương trò chuyện cùng phóng viên báo Đại Đoàn Kết về câu chuyện triết lý giáo dục mà ông cho rằng vẫn rất cần đặt ra với những gì đang diễn ra trong xã hội ngày nay...
  • Khi một nền giáo dục không còn khả năng tự cải hóa tự thay đổi

    30/06/2014Vương Trí NhànTrong bài viết Làm sao cứu vãn nền giáo dục phi chuẩn mực này được? tôi đã nói tới tình trạng đang ngại nhất của nền giáo dục hiện nay – nó tiên thiên bất túc, bất thành nhân dạng do đó vô phương cứu chữa.
  • Tin ở con người

    05/06/2014Kim Yến thực hiệnRời bỏ cuộc sống đủ đầy nơi xứ người để dấn thân vào sự nghiệp cải cách giáo dục ngay trên đất nước mình, TS Giáp Văn Dương cho ra đời kênh giáo dục trực tuyến GiapSchool với tuyên ngôn “Tự thân khai sáng”...
  • Học để làm gì?

    06/05/2014Giáp Văn DươngTrọng tâm của giáo dục là việc học, chứ không phải là việc dạy hay nội dung chương trình. Vì thế, mọi hoạt động của giáo dục theo tôi đều phải xoay quanh việc học.
  • 'Giáo dục đang vỡ trận'

    21/04/2014Hoàng Thùy"Đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục lần này được ví như một trận đánh lớn. Nhưng chưa đánh, đã rơi vào thế vỡ trận", TS Giáp Văn Dương nêu quan điểm...
  • Trí thức cận thần và trí thức độc lập

    08/04/2014Giáp Văn DươngBài học lớn nhất mà chúng ta học được từ Nguyễn Trường Tộ chính là sự thất bại của ông trong việc kiến nghị những giải pháp canh tân đất nước với tư cách một trí thức. Từ đó thấy rằng, chỉ khi nào người trí thức tự giác tránh con đường cụt mang tên "Trí thức cận thần" để đi trên con đường mới - con đường trí thức độc lập, trí thức dấn thân - thì đất nước mới có thể tránh được nguy cơ trở thành "đất nước cận thần" và giữ được nền độc lập đúng nghĩa...
  • Giáo dục số: cơ hội mới cho phát triển

    06/02/2014Giáp Văn DươngGiáo dục đã được nhiều lần đề cập đến như một vấn đề sống còn của đất nước, không phải chỉ ở Việt Nam và bởi người Việt Nam. Tuy nhiên, với một nước đi sau như Việt Nam thì nâng cao giáo dục lại càng cấp bách hơn. Điều này ngày càng được coi là hiển nhiên không cần bàn cãi...
  • Đánh hay vun trồng?

    30/01/2014Giáp Văn DươngĐầu năm, tôi viết bài này về giáo dục, với đầy rẫy sự băn khoăn về một cuộc cải cách giáo dục lớn, được kỳ vọng là toàn diện, triệt để đang được triển khai, với quan niệm như ‘một trận đánh lớn’. Vậy nội hàm của ‘trận đánh’ này là gì?
  • Hy vọng những đốm lửa nhỏ, cần mẫn

    15/01/2014TS Giáp Văn DươngCả một thành phố bảy, tám triệu dân, hơn cả một nước người ta, vậy mà nhàm chán một cách không thể tưởng tượng được. Cuộc sống trở nên tầm thường và vụn vặt không thể tả...
  • Tôi tự học

    20/06/2010Thu Giang - Nguyễn Duy CầnTôi còn nhớ một câu chuyện ngụ ngôn Ả Rập rất ngộ nghĩnh sau đây do văn sĩ Anatole France thuật lại: Có một nhà vua gọi các bậc trí gia trong nước, bảo tìm tòi và mang lại cho ông sự khôn ngoan. Các nhà khoa học ấy sưu tầm tất cả sách vở hay nhất trong nước để chở đến cho nhờ vua.
  • Tự học như thế nào?

    31/10/2005"Tự học như thế nào” là một trong những tác phẩm mà N. A. Rubakin để lại cho chúng ta. Cuốn sách viết về vấn đề rất cần cho tất cả mọi người đặc biệt là thanh niên. Nhiệm vụ của thanh niên là phải phấn đấu học tập nâng cao kiến thúc của mình trong nhà trường, sau khi ra trường. Thanh niên có thể nghiên cứu phương pháp học tập do N. A. Rubakin đưa ra để áp đụng, nâng cao vốn kiến thức và trở thành người thực sự có văn hóa, có chuyên môn giỏi....
  • Biết tự học và biết sáng tạo

    12/02/2003Quang DươngQua những sáng tạo được thể hiện từ thời Thomas Edison đến thời Bill Gates, giới khoa học kỹ thuật ngày càng nhận thấy giữa trí sáng tạo và việc tự học có một mối liên hệ nhân quả. Tạp chí Science et Vie (Pháp) đã viết :"Ai tự học mạnh nhất, người đó tích lũy được một tiềm năng sáng tạo dồi dào nhất. Ngược lại, ai có nhu cầu sáng tạo nhiều hơn, người ấy càng thôi thúc ý chí tự học cao hơn".
  • Điều cơ bản là phát huy nội lực tự học của người học

    10/02/2003Tôi đã đọc bài: "Giáo dục từ xa ở Việt Nam - Vấn đề và triển vọng", đăng trên Nhân Dân điện tử ngày 3-5-2000 của Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn ở Đại học New South Wales, Sydney, Australia (xin đừng nhầm với Giáo sư Phạm Quang Tuấn). Điều đáng mừng là tôi thấy có nhiều điểm nhất trí với tác giả. Tuy nhiên vẫn có những điều vênh nhau.
  • xem toàn bộ