Truy lùng tiền đen
Tiền, một mặt là máu tốt nuôi sống nền kinh tế nhân loại, mặt kia lại như thứ máu xấu, đầy virus phá hoại dần mòn cơ thể ấy, khi những đồng tiền bẩn cùng chảy chung trong hệ tuần hoàn tài chính. Cá thể giới đang lần theo dấu vết và thanh lọc những tội phạm “rửa tiền”.
Mùa hè năm nay, bắt đầu bằng cuộc vén bức màn bí mật Deep Throat của vụ Watergate năm nào khiến Nixon phải từ chức. Bất chợt, trong hồ sơ người ta gặp hai từ “rửa tiền”, lần đầu được dùng của phóng viên Bob Woodward. Những năm ấy, tội danh rửa tiền chưa được đưa vào các văn bản pháp lý nhưng đã xuất hiện trong khống ít vụ án hình sự. Trùm găngxtơ Al Capone chỉ bị kết án vì tội trốn thuế. Bruno, kẻ bắt cóc con trai phi công nổi tiếng Charles Lindberg năm 1932 sa lưới, do không rửa được số tiền đòi chuộc cho khéo. Kế tiếp là tiền “đen” của Nga nằm “sạch” trong ngân hàng Mỹ năm 1999, nhưng tất cả đều “chìm xuống” vì rửa tiền chưa khoác áo tội danh.
Khi đã thành hành vi phạm pháp, người ta vẫn không xếp nó vào loại tội phạm hiện đại, vì “rửa tiền” đã có từ rất lâu. 3000 năm trước các thương gia Trung Quốc, vì sợ lợi nhuận buôn bán của mình bị các vua chúa tiếm đoạt, đã biết biến tiền mặt thành tích sảndi động, đầu tư vào các của quý hiếm hay tuồn ra kinh doanh ở những nơi có thể chế tài chính lỏng lẻo.
Vào đến Mỹ, thuật ngữ “rửa tiền” (Money Laundering) manh nha tượng hình vòi bạch tuộc, với lợi nhuận được thi nhau chụp giựt từ buôn bán rượu lậu, các máy đánh bạc đến quản lý gái điếm... Đến khi, thế giới xếp “rửa tiền” vào hàng tội phạm thì nó đã trở thành đầu ra hoàn hảo.
Đã là tội phạm tất phải che dấu nên lượng tiền này là bao nhiêu chẳng ai dám chắc. Quỹ tiền tệ quốc tế đành dùng kiểu ước tính, từ 3,5% tổng doanh thu toàn cầu hàng năm. G7 đưa ra con số khiêm tốn hơn, khoảng 500.000 triệu USD. Còn Businiess Week chắc ăn chỉ khoanh gọn trong nước Mỹ với con số tròn 2 triệu triệu USD tiền được rửa.
Hệ tuần hoàn đen kín kẽ
Tiền ở khâu sắp xếp phải được chuyển đổi để che dấu nguồn gốc bất hợp pháp của cả tiền lẫn chủ sở hữu. Tiền bán ma tuý, đánh bạc, thu xâu, hoa hồng...đa phần được phù phép sang séc, tiền mặt thông dụng như nhà hàng, khách sạn, máy bán hàng tự động, sòng bạc, rửa xe....
Khâu chia nhỏ được áp dụng vào các vụ kiếm chác khổng lồ. Các băng đảng tội phạm muốn rửa số tiền lớn sẽ thành tội phạm muốn rửa tiền lớn sẽ thành lập các công ty buôn bán ở những nước có hệ thống tài chính ngân hàng thông thoáng, thiếu quy định bảo mật. Tiền bẩn sẽ được luân chuyển dưới những vỏ bọc này đến khi trở thành sạch sẽ.
Khâu pha trộn sẽ được ứng dụng để ngụy trang và “lấp lửng đánh lận” nằm lẫn trong hàng tỉ tỉ đô la giao dịch hợp pháp mỗi ngày.
Xã hội tiến bộ, tất nhiên cách rửa tiền cũng mặc áo mới. Giờ đây, tiền bẩn sẽ được “thanh tẩy” qua thị trường chứng khoán, giao dịch tiền tệ, các ngành bảo hiểm, giao dịch và thanh toán qua mạng. Câu “chỉ mất 45 giây gọi điện thực hiện một phi vụ rửa tiền nhưng phải mất đến 18 tháng điều tra” đã hàm ý kết sự ma mãnh và tinh quái của lộ trình mà tiền bẩn đi qua. Đường đi ấy, giờ đây, người ta có thể lập sa bàn mà những điểm nóng đang là những vùng thiên đường “rửa tiền” như
Lưới cá lóc tróc lòng tong
Peter Csonka, Vụ pháp chế Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra con số khoảng 1.000 tỉ USD đã được rửa tiền trên toàn cầu với ngụ ý: Chống rửa tiền...không dễ. Cái khó không chỉ nằm ở sự tổ chức và thủ thuật ngày càng tinh vi của các tập đoànphi pháp mà còn đến từ chính thế trận chống rửa tiền. Quốc gia nào cũng biết, chính những đồng tiền bẩn đã đẩy thuế lên cao, đẩy chi phí sinh hoạt và sản xuất nhảy vọt khiến lạm phát hoành hành nhưng nhiều lỗ hổng lẫn khiếm khuyết trong thể chế tài chính khiến cuộc truy quét như đang dùng lưới cá lóc bắt lòng tong.
Bắt đầu là những mắt lưới về luật chống tội phạm. Xét toàn cầu, theo tỉ lệ con số các quốc gia đang dùng luật để dàn trận tuyến, thì đúng là “mất bò mới lo làm chuồng”. Cho đến nay, luật chống rửa tiền chưa có tên trong bộ luật của ba phần tư các quốc gia trênhành tinh này. Trầm trọng hơn, khi những nước ấy lại đang phát triển kinh tế theo đà thuận lợi cho rửa tiền hoành hành như tham nhũng, hệ thống tài chính yếu, khu vực tài chính phi chính thức quá lớn cộng thêm kiểu di căn suy nghĩ an toàn thực dụng dạng nhà nghèo, “cố sống chết” với nền kinh tế tiền mặt...khiến càng khó cho tác vụ kiểm soát thu nhập.
Quan tâm đến cơ sở pháp lý chống lại hoạt động rửa tiền sẽ hiệu quả hơn tấn công trực tiếp vào các hoạt động tội pham, nhưng tiến trình làm luật lại không bằng phẳng như hoạch định. Cứ nhìn vào Mỹ và châu Âu, những nước đã có luật hoàn chỉnh, rất rõ. Chúng chậm chạp bò từng bước, đôi khi dậm chân làm ngáng trởcả hoạt động tiền sạch khiến thế giới ngầm lại thêm cơ hội. Luật bảo mật ngân hàng Mỹ năm 1970 là cơ sở pháp lý tiền đề chống rửa tiền lại không hình sự hoá ngay được loại tội phạm này. Mãi đến khi thấy hiểm hoạ ma tuý hoành hành “rửa tiền” mới bị đặt ngoài vòng pháp luật năm 1984 với nhiều quy định bổ sung, những hổng vẫn hổng: bọn tội phạm cứ “lách luật” bằng quyền thêu nhiều người mở tìa khoản ký quỹ dưới 10000 USD. Mãi đến năm 1992, mới chính thức ra đời Đạo luật chống rửa tiền Annuzio – Wylienhằm vào các ngân hàng và được kè thêm bằng bằng Đạo luật ngăn chặn rửa tiền năm 1994 và Chống khủng bố năm 1996 với những hình phạt khắt khe hơn như mức phạt tù có thể tới 20 năm hay mức phạt tiền lên tới 500.000 USD.
Chỉ khi đạo luật về Bắt giữ Tài sản Dân sự năm 2000 có mặt thì các ô lưới mới có vẻ kín kẽ hơn. Có điều e rằng, khi phối hợp để thực thi cho đúng luật một trường hợp, thì “Con cá” cũng đã sổng ở khâu nào đó. So sánh vài con số sau cũng đủ thấy ngay tại Mỹ, luật này đã có đủ, những hiệu quả không cân xứng: Từ 1987 – 1996, các ngân hàng đã lập 77 triệu hồ sơ báo cáo về giao dịch tiền tệ mà chỉ phát hiện được 3.000 vụ chỉ có 580 nguời bị tuyên án!
Dệt giăng mẻ lưới toàn cầu
Trước sự thật đó, mọi người nhất trí, chỉ hợp tác quốc tế toàn cầu mới hy vọng có hiệu quả trong cuộc chiến rửa tiền. Năm 1989, các nước G7 đã thành lập Lực lượng đặc nhiệm về hoạt động tài chính (FATF) để phát triển chiến lược chống rửa tiền. 40 khuyến nghị đã được tổ chức này đưa ra để các quốc gia thành viên tương trợ liên kết với nhau trong phát hiện rửa tiền, ngăn ngừa ban hành những đạo luật tréo cẳng ngỗng.
Bắc Mỹ, châu Âu, châu Á đã vào cuộc sàng lọc các quốc gia “nhiễm độc rửa tiền” nặng để khoanh vùng làm áp lực cắt nguồn sữa của các thế lực rửa tiền qua sự tiếp tay của IMF và Ngân hàng thế giới. Đầu tiên là thanh lọc và tạo các chốt chặn ngay tại các hệ thống ngân hàng mỗi nước.
Những công tác của FATF chỉ hiệu quả khi vừa phát hiện rộng thêm mạng lưới ấy ra các quốc gia còn lại, vửa phải điều hành chiến dịch quây lưới từng địa bàn cho dứt điểm. Mà cả 2 điều ấy, FATF đều chưa thể thực sự hoan hỉ lúc này do thiếu cả tài lẫn nhân lực. Thập niên 40 – 50, rửa tiền chỉ là chuyện của nước Mỹ. Đến thế kỷ 21 này, nó đã là ung nhọt toàn cầu.
So với tội phạm ngày nay thì hào quang của Al Capone các trùm mafia xưa chỉ như ánh đèn leo lét. Mức độ toàn cầu hoá của “nghệ thuật rửa tiền” khiến chi phí và thời gian để chặt đứt các vòi đen này càng cao. Chuyện khó khăn ấy, chỉ có thể thực hiện được với tấm lưới quy mô đồng bộ và mắt lưới nào cũng phải bền chắc và xít xao như nhau.
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpCái tâm đời thường
20/10/2005Phan Chí Thành“Gã nhà quê làm thương hiệu”
25/04/2005Văn hóa đọc cho thiếu nhi - cần không?
09/07/2005Phan ĐăngCon người hiểm độc
01/01/1900Phạm QuỳnhCơ hội thứ tư - toàn cầu hóa
18/04/2004Nguyễn Trần Bạt