Trông người lại ngẫm đến ta

07:47 CH @ Thứ Tư - 24 Tháng Mười Một, 2010

Không có sự phẫn nộ của dư luận, không có sự cạnh tranh, thì chắc ông Bộ trưởng Hàn Quốc cũng chẳng phải từ chức. Đáng tiếc các điều kiện về dư luận, dân trí và cạnh tranh như ở Hàn Quốc chưa có ở Việt Nam.

Vụ con gái Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Ngoại thương Hàn Quốc, Yu Myung-hwan, được tuyển vào làm việc tại Bộ, đã khiến ông Bộ trưởng phải chính thức xin lỗi và sau đó một ngày, 4/9/2010, đã phải đệ đơn từ chức, dù người ta cho rằng con gái ông đủ năng lực và quá trình tuyển chọn là công khai, minh bạch.

Hàn Quốc và Việt Nam đều chịu ảnh hưởng của văn hóa và các tập quán cổ xưa khá giống nhau. Và nếp nghĩ “con vua thì lại làm vua, con sãi ở chùa lại quét lá đa” chắc cũng ăn sâu vào nếp nghĩ của người dân. Thế mà, sau năm - sáu mươi năm phát triển và hội nhập với thế giới người Hàn Quốc đã có rất nhiều thay đổi, từ nếp nghĩ của người dân đến các quan chức. Hiện tượng kể trên và nhiều vụ từ chức khác của các quan chức cấp cao ở Hàn Quốc là những minh chứng cho sự thay đổi và hội nhập đó.

Người và Ta.


Cũng trong thời gian ấy, chúng ta tự hào đi tiên phong trong một trào lưu tự nhận là nhân bản nhất. Thế nhưng sự thay đổi tư duy chắc chưa được bao nhiêu. Riêng tàn dư của văn hóa và các tập quán “phong kiến” vẫn còn đầy rẫy, kể cả (và có lẽ nhất là giữa) các quan chức có trọng trách cao.

Hãy thử đếm xem có bao nhiêu người trong số họ tự nhận là “con cháu các cụ”. Họ đã được cha anh “sắp xếp” từ ngày đầu tiên. Kể cả khi nhìn thấy có việc sắp xếp cũng không có ai lên tiếng? Chuyện cựu thứ trưởng Bộ Thương mại hay ông cựu Chủ tịch Vinashin bổ nhiệm con mình cũng phải rất lâu sau dư luận mới biết.

Việc người nhà của các quan chức có thể có điều kiện hơn để phát huy “truyền thống” gia đình là chuyện dễ hiểu, nhưng chỉ khi tạo ra môi trường cạnh tranh thì mới có thể lựa chọn ra những người thực sự xứng đáng. Nếu không có cạnh tranh thì "con cháu các cụ” khó có thể trở thành lãnh đạo giỏi.

Không có sự phẫn nộ của dư luận, không có sự cạnh tranh thì chắc ông Bộ trưởng Hàn Quốc cũng chẳng phải từ chức.

Đáng tiếc các điều kiện về dư luận, dân trí và cạnh tranh như ở Hàn Quốc chưa có ở Việt Nam.

Nguồn:Bee
LinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Từ chức: sao khó vậy?!

    18/04/2014Mạnh Cường - Hồng Hạnh“Tôi xin từ chức”- một câu nói rất đỗi ngắn gọn. Hàng ngày, hàng tháng có biết bao những sai phạm của các vị lãnh đạo ở nhiều cơ quan, đơn vị, gây ra hậu quả không nhỏ. Thế nhưng, câu nói ngắn gọn ở trên nghe vẫn cứ... “lạ tai” làm sao.
  • Áp lực để khó từ chức?

    24/11/2010Lương Bích Ngọc - Ngọc NhungRất nhiều người cảm thấy khó khăn trước sự lựa chọn: NÊN hay KHÔNG từ chức? Vậy đâu là những lực cản chính? Làm thế nào để việc từ chức được coi là bình thường từ phía người phải từ chức và dư luận xã hội?
  • Lại chuyện văn hoá từ chức

    04/11/2010Hà Văn ThịnhChuyện ở xứ Hàn. Vì điên khùng bất chợt, một anh lính rút súng bắn chết 8 người. Ông bộ trưởng quốc phòng từ chức. Ông bộ trưởng không hề biết người lính ấy thuộc ông quản lý, có thể bị điên. Nhưng ông ta nghĩ, nhất định mình phải chịu trách nhiệm...
  • Văn hóa từ chức

    29/04/2009Nguyễn Đăng TiếnHuyện H có nhiều ưu thế nổi trội, vậy mà ba năm liền bị tỉnh xếp vào loại yếu kém, riêng công tác cán bộ thì rất trì trệ. Ông Ph., là Phó giám đốc sở, được Tỉnh ủy luân chuyển về làm Bí thư huyện với lời hứa danh dự là trong vòng hai năm sẽ “giải” được những yếu kém.