Trò chuyện với Pháp Vương Drukpa

06:37 SA @ Thứ Năm - 10 Tháng Tư, 2014

Những câu hỏi là có thật, của người gọi là ( cây 'đa đề' trong vườn văn ) làm MC trong cuộc gặp với Pháp Vương… Tôi đã bỏ ‘những hạt sạn’ trong nội dung và cách hỏi , lọc lại cốt ý. Đức Pháp Vương trả lời sáng trong, gợi mở ý hướng cho mỗi chúng ta. Ngài không trả lời như bài tôi viết, chỉ là do tôi thẩm thấu được mà tự mình muốn bày tỏ thế… Như lời Phật dạy: Chúng sinh ai cũng có ‘chất Phật’ khi đắc ngộ được Giáo lý của Phật!


Hỏi: Thưa Đức Pháp Vương, Ngài có những dự định làm gì vào những ngày tới?

Trả lời: Tôi không nghĩ về điều bạn hỏi như thế, mà tập trung toàn bộ bản thân mình thực hiện được tốt cho những điều trong Hiện tại. Quá khứ dù bạn là ai, xuất thân như thế nào, đã làm gì, không phải là nguyên cớ chi phối điều bạn có thể làm tốt trong hôm nay của mình.

Ngày mai dù có thế nào cũng không phải là điều dẫn dắt mình làm khác đi những điều hôm nay đáng phải làm. Người có mưu cầu, điều đó sẽ hối thúc việc họ sẽ phải làm, người có cương vị thì sẽ đặt ra những điều phải làm cho những mục tiêu của tổ chức. Còn tôi có sứ mệnh Phật trao, thì Đạo Lý tự nhiên sẽ dẫn tôi đến điều sẽ làm, trong đó Lẽ Phải là lề lối , Đúng Đắn là cốt lõi, Thiện nguyện là kim chỉ Nam !


Hỏi: Ngài đã đến đây, Ngài có thể nói điều gì về tương lai của Đất nước tôi ?

Trả lời: Ai, sống ở xứ sở nào thì chính họ sẽ quyết định về tương lai của nơi đó, chứ không bởi người khác, dù là ai đến đây được ít ngày rồi đi mà buông lại vài câu cảm tính. Chúng tôi sống thuận với Tự Thiên, dùng Trí tuệ để hiểu Tự nhiên mà điều chỉnh cách sống hòa hợp và cân bằng chứ không dự đoán về những điều chưa xảy ra để phải sống với ám thị! Ngẫu nhiên là một trong những quy luật của Tự Nhiên và không biết trước! Điều đó thật là hay ở chỗ bảo cho chúng ta sống đừng rối loạn, tự nhiên như nhiên mà trật tự, hài hòa trong từng phút giây. Khoa học chính thống có thể dự đoán nhiều điều khá chính xác hơn là dự cảm của ít người nào đó, các bạn hãy tin vào lao động của những nhà khoa học chân chính đang làm những việc như thế, tôn trọng các dấu hiệu đang thể hiện trong hiện tại mà đoán định.

Tương lai không ngồi chờ đợi điều gì sẽ đến mà là ở hiện tại cộng đồng xã hội cùng nhau đã làm gì để sẽ có, để mọi người được hạnh phúc hay không



Hỏi: Thưa, Ngài quan sát, nhìn những con người đang có mặt ở nơi đây Ngài thấy những điều gì ở họ ? Ngài có thấy rằng họ đang có rất nhiều kỳ vọng ở buổi nói chuyện này không?

Trả lời: Dù họ đang là ai, đang mang những điều gì…thì tôi luôn có cách nhìn không chỉ bằng mắt mà hướng đến họ bằng tấm lòng nhân ái, với cư xử nhân văn mà không xét đoán bởi các định kiến, không phân tích bằng sự cao ngạo xa lạ, không phải cảnh giác hay kỳ thị với mọi điều thuộc về con người, cũng không bị hân hoan ảo bởi sự tung hô. Trước kia trong đám đông một sát thủ mặt đầy ám khí đường đột tiến đến trước Giáo Hoàng Giăng Paul , thì ông ấy cũng không mảy may tư thủ, mà hướng đến giang tay mở lòng Nhân Thiện. Dù các bạn là ai chúng tôi không bao giờ khác đi chính mình : dùng cách nhân từ của Con người để tiếp đón Con người.

Nếu thiếu vắng cách nhìn đó lại chỉ thấy bao nhiêu điều khác ở nhiều người chẳng vốn giống nhau thì rơi vào tạp niệm. Kỳ vọng của mỗi người là Khí, chúng ta gặp nhau là Duyên. Phải chăng nếu chúng ta có thể tự Ngộ một chút gì đó để sáng lên hơn niềm sống thiện thì đó là Chân Phước rồi. Các bạn đến đây cùng tôi gọi là Tao Ngộ với ý đó vậy !

Hỏi: Ngài có thể bật mí về những cảm xúc mà Ngài sẽ lưu bút ở nơi trang trọng này của Đất nước chúng tôi không?

Trả lời: Bạn không cần phải nóng lòng về điều đó khi bạn đang nói chuyện với tôi. Bạn có thể cảm thấy ró ràng điều muốn biết với cảm xúc của một người bình thường, vì bản chất tôi không dấu diếm, không nói và nghĩ khác nhau, không gây bất ngờ hoặc cố tạo ra những gì đặc biệt, không đem theo đem về điều gì gọi là bí mật như bạn hỏi. Luôn luôn giữ cho mình và nuôi dưỡng trong mình những cảm xúc tốt lành chân thiện.

Các bạn cũng không vì những gì tôi sẽ viết mà sẽ tự hào hơn hay phải buồn lòng đi, ngoài chính những cảm xúc cần có của những người tự tin vào sự thành tâm khi làm mọi việc.Ở nơi trang trọng này của các bạn hay bất cứ nơi nào khác chúng tôi đến, dù thế nào, đều được tôn quý, từ nghi lễ và thái độ tôn kính của chúng ta về tất cả những gì chúng ta bày tỏ, chia sẻ và lao động


Hỏi: Động cơ nào thúc đẩy Ngài làm những việc như trồng cây, nhặt rác, hoặc cứu trợ nhân đạo ?

Trả lời: Câu bạn hỏi nên gửi đến những cá nhân và cơ quan có trách nhiệm vì dân vì nước và có thể vì họ nữa ! Việc tôi làm vì tình yêu Thiên nhiên, yêu sự sạch sẽ và hài hòa, từ tình yêu thương và tôn trọng mọi sự sống và mọi lẽ của Tạo Hóa chứ không xuất phát từ động cơ. Bạn hay ai có đủ nhận thức tốt cũng như năng lực hành động tốt thì cũng thế như tôi, theo cách của mình mà không phải nhìn quanh xem ai có thế không, họ đang vì gì hay phải cố tạo nên một động cơ đặc biệt để làm những điều bình dị. Chúng tôi làm những điều ấy trong hành động hướng đến sự sống tốt lành hơn, cân bằng hơn cho tất cả từ cái cây, muông thú đến con người. Khi hiểu rằng chúng ta sống mà làm cuộc sống xung quanh và của mọi loài được tốt hơn thì đó là Thái Phúc vô biên

Hỏi: Thưa Ngài, tâm linh là một giá trị sống, nên hiểu như thế nào và làm sao để vận dụng đúng trong cuộc sống ?

Trả lời: Mỗi người chúng ta là một Tiểu Vụ Trụ và tinh thần của chúng ta kết nối bản thân mình vào Vũ Trụ lớn lao mà chúng ta trong đó, cảm nhận lại nó và củng cố lại cách sống của mình để hòa vào sự Vĩnh Tồn.

Chúng ta biết những thiên thạch , từng cái cây cũng có ‘tinh thần’ của nó nghĩa là mang ‘cái lý’ của sự tồn tại và biến chuyển theo cách của nó trong sự tương tác của Thế giới bên ngoài, thì con người chúng ta cũng thế nhưng cao hơn là ý thức được và có khả năng điều chỉnh được theo nghĩa ‘chuyển hóa giá trị’ sao cho ‘thoát được’ những xung đột nội thân hoặc với Thế khác, bởi trái quy luật do quá chủ quan vào lý trí và theo đuổi mưu cầu lớn hơn hằng số Vũ Trụ của chính mình, hoặc bất chấp lẽ sinh tồn của Thể khác mà sẽ bị suy vong theo Nhân Quả. Tâm linh đúng là như vậy. Sự mê tín bởi thiếu hiểu biết lại làm mình tự rơi vào những ‘cái bẫy tâm tưởng’ lại càng làm hành động của mình cực đoan, sai lầm thêm mà thôi.


- Vâng. Cùng Kính cảm tạ Đức Pháp Vương !

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Còn bao nhiêu con đường phải qua...?

    12/07/2016Phạm Văn NgaChúng ta thường khó quy trách nhiệm cụ thể cho ai khi sự phân công mang tính tập thể dựa vào danh xưng ủy ban, phân ban, hội đồng... Cho nên trước một thất bại hay thiếu sót, chúng ta hay nghe nói rằng: Hội đồng... (hay có thể cao hơn như Bộ... chẳng hạn) nhận là có những quyết định chưa đúng, chưa kịp thời...
  • “Chúng ta đều phụ thuộc vào nhau”

    17/06/2016Kim Yến thực hiện, chân dung hội hoạ Hoàng TườngTin giáo sư Trịnh Xuân Thuận, người Việt Nam đầu tiên được trao giải thưởng cao quý Kalinga của UNESCO về Phổ biến khoa học năm 2009 đã như ngọn gió lành làm nức lòng giới khoa học và tất cả độc giả đã từng yêu quý ông qua những tác phẩm viết về vũ trụ với cái nhìn tinh tế, giàu mỹ cảm, thấm đẫm tư tưởng triết lý của đạo học Phương Đông.
  • Hãy bay với hai cánh vào hiện đại

    10/03/2016Trong suốt bài nói chuyện của tôi, và nhất là trong phần kết luận, các bạn sẽ nhận ra rằng tôi nói chuyện phương Tây mà thật ra là tôi nói chuyện Việt Nam. Mở cửa nhìn ra thế giới, chính là để biết mình là gì và biết mình phải làm gì...
  • Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa: Hãy sống cân bằng và hiểu biết

    08/04/2014Mở đầu chuyến thăm Việt Nam lần thứ 5, Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa- bậc thầy giác ngộ tâm linh quốc tế- vừa có cuộc trò chuyện với các đại diện Hội Nhà văn VN tại Văn Miếu Quốc Tử Giám. Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều chọn và đọc câu hỏi...
  • “Tâm tình sen trắng” cùng GS Cao Huy Thuần

    07/04/2014Lam ĐiềnSen trắng là nhân vật, mà cũng là hình ảnh tác giả vào cái thời mới lớn. Nay đã trải bao dông bão cuộc đời, “đóa sen Cao Huy Thuần” ngày xưa giờ đã là vị giáo sư cao niên...
  • Chào cuộc sống

    06/04/2014Nguyễn Tất ThịnhBài thơ này vốn sẵn có trong tôi hàng ngày, bây giờ chỉ là viết ra thôi. Cuộc sống không bao giờ là dễ dàng cả…rất nhiều điều phức tạp khó khăn như mọi người từng thấy dù mới là học sinh đến trưởng lão….Nhưng thế mới là Cuộc sống, nhưng cách thức là tại ta, từng người biết nên như thế nào mà thôi...
  • Từ bi cội nguồn của hạnh phúc

    24/03/2014Đức Đạt Lai Lạt MaHạng giống của từ bi và tình cảm không phải là điều gì đến từ tôn giáo: nó đến từ sinh học. Mỗi chúng ta đã đến từ bào thai của bà mẹ chúng ta và mỗi chúng ta sống còn qua sự săn sóc và tình cảm của bà mẹ chúng ta.
  • Khoan dung

    22/01/2014Cao Huy ThuầnĐây là một bài ngắn, rất ngắn và rất đơn giản, tôi vừa đọc trong tạp chí Le Monde des Religions vừa xuất bản, tháng 2 và 3-2013, tôi xin dịch nguyên văn dưới đây. Tác giả của bài viết, Alexandre Jollien, một nhà triết học Thụy Sĩ, thuật lại chuyến thăm viếng tu viện của nhà sư Matthieu Ricard ở Kathmandu, Nepal...
  • Phật giáo và những Dòng chảy Tư tưởng Hiện đại

    13/08/2010Quán Như Phạm văn MinhSau thế kỷ ánh sáng, thái độ trịch thượng và độc tài của khoa học không phải chỉ đối với tôn giáo mà còn đối với các khoa học ‘nhân văn’ khác. Những môn học nào không dùng lý trí và phương pháp thực nghiệm đều bị chê là ‘thiếu khoa học” hay khoa học ‘nửa vời’. Các nhà khoa học đắc thắng biến phương pháp khoa học thành ‘chủ nghĩa’ duy vật khoa học.
  • Cái vô hạn trong lòng bàn tay

    09/07/2005Minh BùiĐề cập đến hai cuộc đời, một của nhà vật lý thiên văn sinh ra đã là Phật tử - người mong muốn đem những hiểu biết khoa học của bản thân đối chiếu với những nguồn gốc triết học của mình, và một của nhà khoa học phương Tây trở thành nhà sư - người mà những kinh nghiệm cá nhân đã kích thích ông so sánh hai con đường nhận thức hiện thực khách quan đó.
  • xem toàn bộ