“Tâm tình sen trắng” cùng GS Cao Huy Thuần

09:44 CH @ Thứ Hai - 07 Tháng Tư, 2014

Vị giáo sư tuổi 70 Cao Huy Thuần sẽ dành một buổi trò chuyện tâm tình về tuổi 15 với 15 chủ đề trong tập sách Nhật ký sen trắng, vào lúc 9g ngày 23-2 tại phòng 204 Đại học Hoa Sen (số 8 Nguyễn Văn Tráng, Q.1, TP.HCM).

Sen trắng là nhân vật, mà cũng là hình ảnh tác giả vào cái thời mới lớn. Nay đã trải bao dông bão cuộc đời, “đóa sen Cao Huy Thuần” ngày xưa giờ đã là vị giáo sư cao niên với nhiều đầu sách quan trọng về lịch sử, văn hóa mà nội dung hun đúc tinh thần, đạo đức dân tộc luôn xuyên suốt trong các tác phẩm của ông.

Nhật ký sen trắng bắt đầu từ những ưu tư của tác giả về việc làm sao dạy đạo đức, lễ nghĩa cho trẻ nắm bắt một cách tự nhiên, kiểu học mà chơi, chơi mà học. Cũng vì lẽ đó, những chủ đề đạo đức, văn hóa, có cả triết học đều được khéo léo chuyển tải. Sự hấp dẫn còn được chăm chút ở chỗ cứ mỗi chủ đề như Thương yêu sự sống, Tranh luận và tranh cãi, Nói lời hòa ái, Cãi và im lặng, Cho, Nói xấu, Tiếng đồn, Trả thù, Công lý, Tâm hồn cao thượng, Khiêm tốn, Biết ơn, Bội bạc, Bền chí... tác giả lại kể một câu truyện cổ tiền thân Đức Phật với cách diễn đạt và ngôn từ “thế nào cho hợp với đạo đức của mọi gia đình không phân biệt tín ngưỡng”.

Chương trình dự kiến kéo dài đến 10g30, vào cửa tự do.

Nguồn:Tuổi Trẻ
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Hãy bay với hai cánh vào hiện đại

    10/03/2016Trong suốt bài nói chuyện của tôi, và nhất là trong phần kết luận, các bạn sẽ nhận ra rằng tôi nói chuyện phương Tây mà thật ra là tôi nói chuyện Việt Nam. Mở cửa nhìn ra thế giới, chính là để biết mình là gì và biết mình phải làm gì...
  • Giáo dục khai phóng- đâu phải nói cho "sang"

    07/03/2016Nguyễn Trọng BìnhỞ phương diện này, GD khai phóng phải làm sao trả cái đầu lại cho cái đầu của con người.
  • Từ bao giờ và bằng cách nào người Nhật thoát ra khỏi quỹ đạo tư tưởng của Trung Quốc?

    07/04/2014Cao Huy ThuầnNhật Bản đã chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc không thua gì Việt Nam. Cũng như ở ta, Khổng giáo đã từng là khuôn vàng thước ngọc chính thống trong tư tưởng của nước ấy. Nhưng người Nhật đã sớm ra khỏi quỹ đạo tư tưởng của Trung Quốc. Họ bắt đầu giải phóng tư tưởng của họ từ bao giờ? Bằng cách nào? Do trường phái nào? Bằng lý luận gì? Đó là câu hỏi mà tôi mong nhiều bạn sẽ cùng đặt ra với tôi, và bài viết này chỉ là một câu trả lời rất khiêm tốn.
  • Đi một ngày đàng

    20/03/2014GS. Cao Huy ThuầnCái đầu của người học trò được đúc trong không khí sống, không khí học ấy từ lúc bé. Không được phát triển tinh thần phán đoán, phân tích, tổng hợp từ khi còn nhỏ, người đi ra ngoài khó biết đâu là mình, đâu là người, đâu cần thu vào, đâu cần thải ra. Trên đường đi, cái gì "học" được không chừng chỉ là một mớ hổ lốn...
  • Gửi một đồng xu

    14/03/2014Cao Huy Thuần"May mắn nhất cho văn hóa của ta, trong lĩnh vực đạo đức, là cả dân tộc cùng san sẻ một niềm tin căn bản: tin ở phúc đức" - GS Cao Huy Thuần (Đại học Picardie - Pháp) trò chuyện cùng TTCT trong câu chuyện mà Bàn tròn văn hóa (TTCT số 1, ngày 1-1-2012) đã mở ra...
  • Suy ngẫm về chữ trí

    08/03/2014GS. Tương LaiĐó là chữ “trí” trong “phi trí bất hưng”, một đúc kết mang tính quy luật về sự hưng thịnh của một quốc gia. Nhưng liệu có đúng thế không nhỉ?
  • Khoan dung

    22/01/2014Cao Huy ThuầnĐây là một bài ngắn, rất ngắn và rất đơn giản, tôi vừa đọc trong tạp chí Le Monde des Religions vừa xuất bản, tháng 2 và 3-2013, tôi xin dịch nguyên văn dưới đây. Tác giả của bài viết, Alexandre Jollien, một nhà triết học Thụy Sĩ, thuật lại chuyến thăm viếng tu viện của nhà sư Matthieu Ricard ở Kathmandu, Nepal...
  • Bồi đắp văn hoá và bảo toàn những giá trị tinh khôi

    31/05/2013Lê Ngọc Sơn(Thực hiện)Nếu các tâm hồn trẻ không cồn cào sự lo lắng trước nguy cơ xuống cấp trầm trọng văn hóa của dân tộc thì còn ai thắp lửa để xua đuổi cái xấu?
    Tự các bạn hãy lấy sáng kiến để phản ứng với cái xấu và có hành động hợp
    lý để cải tạo cái xấu. Các bạn là cả một lực lượng lấp biển vá trời
    trên mặt trận văn hóa này. Hãy biết lo lắng!
  • Khai bút

    23/01/2013GS. Cao Huy ThuầnLớn lên, thành "trí thức", tôi biết là Phật ở trong tâm tôi, lạy Phật là hướng về đức Phật trong tâm tôi mà lạy. Bây giờ, tóc bạc cả rồi, đọc đoạn kinh trên, "Ta ẩn đi chỗ khác mà họ không biết", tôi rung động cả người. Không phải Phật chỉ ở trên bàn thờ, không phải Phật chỉ ở trong tâm tôi, Phật còn ở chung quanh tôi, Phật ở cùng khắp...
  • Hồn của nước

    30/01/2012Cao Huy ThuầnDù đêm tăm tối bao nhiêu, mặt trời vẫn lại mọc. Sự thực đó, thế giới đang thấy ở Myanmar. Nhưng có một sự thực khác nữa thế giới cũng vừa thấy qua con người của bà Aung San Suu Kyi: cường bạo đàn áp bao nhiêu, sức mạnh tinh thần vẫn thắng. Bà nói như thế từ lâu, nghe khó tin. Nhưng sự thực đã là sự thực. Ai cho bà sức mạnh đó? Cái hồn của nước bà. Cái hồn ấy, ai cũng biết: đạo Phật của bà...
  • “Phi trí bất hưng”

    11/08/2011GS. Tương Lai“Phi trí bất hưng”, điều ấy gắn liền với “phi nông bất ổn”, “phi công bất phú”, “phi thương bất hoạt” là sự khẳng định của Lê Quý Đôn khi bàn về quy luật thịnh suy của một quốc gia. Xuyên suốt lịch sử dựng nước và giữ nước, triều đại nào biết quý trọng trí thức, quy tụ và phát huy được sức mạnh trí tuệ trong tầng lớp tinh hoa của dân tộc, triều đại ấy hưng thịnh. N
  • xem toàn bộ

Nội dung khác