Trẻ con thời xưa, cái gì cũng thiếu nhưng "sướng" hơn thời nay
Những đứa trẻ còng lưng đeo cặp sách, mở khóa Iphone, Ipad nhoay nhoáy nhưng không biết xới cơm, buộc dây giày. Đó chính là sự khác biệt giữa trẻ con thời nay và những đứa trẻ thời xưa.
Nếu ngày nào bạn cũng ra rả điệp khúc: "Trẻ con chúng mày thời nay sướng, thời xưa của bố mẹ khổ lắm" với con cái của mình thì làm ơn nghĩ lại đi. Thời xa xưa thiếu thốn thật, nhưng chưa chắc trẻ con thời xưa đã khổ bằng đám trẻ thời nay đâu.
Thời xưa, tối đến là đám trẻ chạy như giặc ra đường. Một góc chơi đồ (một trò đuổi bắt), một góc chơi trốn tìm, góc khác thì ô ăn quan, banh đũa, nhảy dây, song phi… Đường xá thời đó tối đến là vắng hoe, dựng gạch đá bóng giữa đường thi thoảng lắm mới có chiếc xe chạy qua.
Chơi xong, về tới nhà là đứa nào đứa nấy mồ hôi mồ kê toát rã, mệt nhưng vui. Sau này lớn lên, chính những trò chơi tuổi thơ lại là chất keo gắn kết những đứa trẻ năm xưa mỗi khi chúng có dịp gặp lại nhau.
Ô ăn quan - trò chơi "huyền thoại" một thời
Hơn thế nữa, trẻ con thời xưa chơi toàn môn vận động nên sức khỏe đứa nào cũng tốt. Có dính tí mưa, tí gió máy, thậm chí đá bóng sứt chân, dẫm phải mảnh thủy tinh thì cũng vài ngày là liền.
Trẻ con thời nay tối đến là ngồi chết dí trong nhà, nếu không phải è cổ học hết môn trên lớp tới môn phụ đạo, thì cũng cắm mặt vào Iphone, Ipad chơi điện tử hoặc xem hoạt hình.
Hàng xóm láng giềng ít giao lưu, trẻ con chỉ biết duy nhất bố mẹ hoặc cùng lắm thì họ hàng, bạn cùng lớp. Lớn lên, những ký ức tuổi thơ của chúng sẽ là gì đây?
Thi thoảng bố mẹ cho ra công viên chơi, lỡ gặp hôm trái gió trở giời thì y rằng mũi họng lại tậm tịt. Nhẹ thì sổ mũi, viêm họng, nặng thậm chí còn viêm phổi.
Sức đề kháng của trẻ con thời nay kém rất xa so với trẻ con thời xưa một phần vì chúng ít vận động, phần vì các đô thị lớn đều ô nhiễm nặng.
Thời nay, cả thế giới của trẻ thu nhỏ vừa bằng cái Ipad
Trẻ con thời xưa chạy đâu cũng có chỗ chơi. Đường phố bình yên, bố mẹ có thả con ra đường chơi cả tối cũng chẳng cần lo lắng nhiều. Trẻ con thời nay biết chơi ở đâu?
Công viên thì xa, lắm tệ nạn. Đường xá thì xe cộ chạy suốt ngày, vỉa hè bị chiếm dụng, ra đường ngay ngáy lo bị bắt cóc. Quanh đi quẩn lại cũng chỉ chui vào trung tâm thương mại, đi một vòng ăn cái xúc xích, ngắm ít quần áo, chơi game rồi về.
Trẻ con thời nay tí tuổi đầu mà cái gì cũng biết. Iphone của mẹ, Ipad của bố mở nhoay nhoáy, tự tìm vào Youtube, tự tìm phim ngồi xem vài tiếng.
Trẻ con thời xưa ngố đặc. Đầu phố có ông mua được cái tivi màu, cả lũ kéo đến xem Tôn Ngộ Không. Ông già rồi nên đi ngủ sớm, dặn lũ trẻ xem xong thì tắt tivi hộ ông. Cả lũ ngố tàu xem xong không biết tắt thế nào, cứ ngồi đực ở đó đến khuya bố mẹ sang gọi mới về.
Ngày ấy, già trẻ lớn bé xem chung chiếc TV là chuyện... bình thường
Nhưng trẻ con thời xưa được bố mẹ dạy kỹ năng sống rất tốt. 5, 6 tuổi là tự biết buộc dây giày, biết dọn mâm phụ bố mẹ, biết xới cơm, biết tự tắm rửa, tự đánh răng. Bố mẹ đi làm cả ngày, ở nhà tự chăm sóc bản thân, không mè nheo.
Trẻ con thời nay Iphone biết mở, nhưng đôi giày không biết buộc dây. Đi học lớp 1 mà cơm vẫn chưa tự xúc. Đọc vanh vách các kiểu tóc hợp mốt, nhưng tóc thậm chí còn không biết chải, biết buộc.
Trẻ con thời xưa được bố mẹ mua cho món quà gì thi coi như báu vật.
Trẻ con thời nay dư thừa vật chất, đồ chơi mới dùng được 3 bữa là vứt, đòi cái mới hơn.
Trẻ con thời xưa đến Tết mới có quần áo mới mặc. Quý lắm, ôm bộ quần áo đi ngủ, mặc mãi không chịu thay.
Trẻ con thời nay quần áo đẹp mặc quanh năm. Tết đến có mặc đồ mới hay cũ cũng chẳng quan trọng nữa.
Trẻ con thời xưa thiếu thốn, nhưng cuộc sống luôn đầy màu sắc và những niềm vui đi theo suốt cuộc đời.
Trẻ con thời nay năng động hơn, thông minh hơn, đẹp hơn, nhưng học hành cũng vất vả hơn, hiểu biết về giá trị cuộc sống cũng thấp hơn.
Ai nói thời xưa khổ hơn nào?
Theo Thời Đại
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiBệnh sùng bái thần tượng và sự rối loạn của giáo dục
05/04/2019Hư học hư làm, hư tài
16/04/2014Có khi bi quan khi nhìn vào thực trạng văn hóa
12/04/2016Hồng Thanh Quang (thực hiện)7 nguyên tắc sống bất di bất dịch của Đại bàng
24/12/2015Bài học cuộc sống từ "Vua hề Sác-lô"
07/12/2015