“Tội ác” lớn nhất của chúng ta chính là dùng ĐỊNH KIẾN để chỉ trích người khác

Theo Trí thức trẻ
05:19 CH @ Thứ Ba - 21 Tháng Năm, 2019

Khi nhìn thấy một cô gái xăm mình, phản ứng đầu tiên của chúng ta, của những người xung quanh và của cả xã hội là gì? Bình thường hay coi thường? Thông cảm hay đầy định kiến?

Tác giả tiểu thuyết trinh thám nổi tiếng của Nhật Bản là Higashino Keigo từng nói: "Trên thế giới này có duy nhất hai thứ không thể nhìn trực tiếp: Một là mặt trời, và hai là nhân tâm." Không muốn nhìn người khác sống tốt hơn mình, khác biệt với mình chính là một trong những tội ác lớn nhất của bản chất con người. Từ đó, con mắt chúng ta bị che mờ bởi những định kiến bề ngoài mà quên mất, chỉ có tính cách bên trong mới là giá trị cốt lõi làm nên một con người.

"Nghiện" chỉ trích người khác là một loại bệnh

Mạc Văn Úy là một nữ ca sĩ, diễn viên nổi tiếng người Hồng Kông, người mang vẻ đẹp lai giữa 4 dòng máu Trung Quốc, xứ Wales, Đức và Iran từng khiến "vua hài" Châu Tinh Trì say đắm. Mặc dù đã bước sang tuổi 48 nhưng Mạc Văn Úy vẫn giữ được vẻ xinh đẹp, gợi cảm của mình khi mặc trang phục diễn khoe lưng trần và đôi chân thon dài trong tour diễn vòng quanh thế giới kỉ niệm 25 năm hoạt động nghệ thuật. Sau khi những bức ảnh được đăng lên mạng Internet, cư dân mạng đã vô cùng kinh ngạc và không tiếc lời hâm mộ bí quyết ăn uống, phương pháp tập thể dục giữ dáng của cô.

Tuy những lời tán dương không thuộc số ít nhưng một bộ phận đông đảo không kém lại liên tục tỏ vẻ khó chịu:

"Tại sao có chồng rồi mà cô ấy còn ăn mặc kiểu này?"

"Gần 50 tuổi rồi mà mặc hở hang vậy không thấy xấu hổ hay sao?"

"Biết là dáng cô đẹp rồi, có cần thiết phải cố tình khoe ra vậy không?"...

Nói trong nói ngoài đều tỏ ý: Cô lớn tuổi rồi thì đừng có ăn mặc hở hang gợi cảm nữa. Nhưng ai là người quy định độ tuổi giới hạn cho phép phụ nữ thể hiện vẻ đẹp và sự gợi cảm của mình vậy? Quá độ tuổi đó thì nhất định phải biến bản thân trở thành một người xấu xí hay sao?

Điều đáng sợ nhất của bộ phận số đông duy trì cái nhìn định kiến chính là chỗ: Họ luôn coi định kiến của mình là thường thức, là suy nghĩ phổ thông, phổ biến với tất cả mọi người. Sau đó, họ tự cho mình cái quyền được phán xét, chỉ trỏ về hành động của người khác một cách đương nhiên.

Khi nhìn thấy một cô gái xăm mình, phản ứng đầu tiên của xã hội là gì?

Những lời nhận xét phổ biến nhất vẫn là:

"Con gái gì mà xăm hình, chắc là hư hỏng, chơi bời lắm"

"Chắc là cái thứ chẳng chịu làm ăn gì đâu"

"Con gái con đứa chắc toàn chơi với bọn mất dạy"...

Biết bao người chỉ vì sở hữu những hình xăm nên đã phải nhận không ít ánh mắt kỳ thị từ người khác. Không chỉ bố mẹ không thích, mà bạn bè, hàng xóm và rất người chẳng quen biết gì xung quanh cũng sẽ nhìn mình với ánh mắt đầy định kiến và coi thường. Nhiều trường hợp gia đình, bạn trai, thậm chí chồng phát hiện vợ xăm hình, đã chia tay ngay lập tức. Đa phần xã hội sẽ thẳng thừng đánh giá và phán xét ngay cả khi họ chưa kịp nhìn những hình xăm mà không hay biết đó có thể là dấu mốc kỷ niệm gắn bó cuộc đời của ai đó.

Người xưa có câu: "Chiếc áo cà sa không làm nên thầy tu", và hình xăm không làm nên một con người. Xăm trổ không có nghĩa "hổ báo", điều đó chỉ đúng trong một vài trường hợp. Con người có xấu hay không, chỉ có thể đánh giá qua "gỗ" bên trong. Đánh giá con người qua diện mạo rất khó chính xác. Đơn giản nó chỉ là vỏ bên ngoài của mỗi chúng ta. Tính cách quyết định con người chứ không phải hình xăm trên cơ thể.

Những người mang định kiến ​​thường chỉ sống trong vốn kinh nghiệm và nhận thức hạn hẹp của chính mình. Họ chỉ nhìn một khía cạnh của sự vật nhưng lại nghĩ rằng mình nhìn thấu toàn bộ bản chất. Trong xã hội, nếu chỉ đánh giá người khác qua định kiến, như định kiến về hình xăm chẳng hạn, thì hệ quả đầu tiên là chúng ta đánh giá không đúng về họ, từ đó sẽ dẫn đến những hành xử hoặc quyết định sai, gây tổn hại đến lợi ích vật chất và tinh thần của người khác, của chính mình và của tất cả mọi người xung quanh. Người bị hiểu nhầm nặng thì bị ức chế, thui chột tài năng... Còn với người đánh giá sai về người khác thì không thể nào giao tiếp tốt với người khác được, từ đó các mối quan hệ xã hội sẽ có nguy cơ bị rạn nứt hoặc đổ vỡ.

PSG-TS Huỳnh Văn Sơn, Phó chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Việt Nam cho rằng: Để đánh giá một con người cần dựa vào cách người đó thể hiện thế nào. Không chỉ là hình thức mà sâu sắc hơn là lời nói, hành động và sự cư xử cũng như việc làm của họ. Đặc biệt hơn, chính là hành động có văn hóa và đạo đức của họ song song với khả năng đích thực. Tất cả điều đó dựa trên một quá trình chứ không phải là việc của một giờ, một ngày.

Vì thế, hãy bớt đi sự đánh giá nếu không cần thiết. Con người cần biết người khác là ai với mình, mình là ai với họ và mối quan hệ này nên ở mức nào để cuộc sống nhẹ nhàng, thanh thản, bao dung nhằm hướng đến hạnh phúc cho cả nhiều phía. Bớt đi một chút đánh giá, một chút chủ quan, khắt khe, thì sự thoải mái sẽ tới. Những ai đã và đang bị ảnh hưởng bởi những định kiến sai lầm đừng để tư duy người khác tiếp tục áp đặt cuộc sống của mình. Mỗi người có quyền sống và quyết định cuộc sống của chính mình.

Nguồn:Cafe F
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Chấp nhận cái khác biệt để hòa hợp, hòa giải

    01/05/2019Ly Lam"Tôi hình dung nước ta trước năm 1975 giống như một ngôi nhà lớn, dột lỗ chỗ khắp nơi, khiến nhiều người sống trong đó bị dột. Những người trong nhà chia làm hai nhóm, một bên đòi phá nhà đi để xây cái mới, bên kia cho rằng "không cần, dột chỗ nào thì che chỗ đó lại là được rồi".
  • Tinh thần cầu học: sự khác biệt giữa Việt Nam và Nhật Bản

    12/03/2019Sông HànTâm tính và tinh thần cầu học của quốc gia sẽ đưa lại những ngã rẽ khác nhau, hoặc phú cường hoặc tụt hậu...
  • Bài học về Tư duy khác biệt

    20/06/2018Theo Khánh Ly, Tri thức trẻThành công không nằm ở việc bạn dốc hết sức vào công việc nào đó, mà là cách bạn làm như thế nào để mang lại hiệu quả cao nhất...
  • Bộ ảnh thú vị về sự khác biệt giữa phương Đông và phương Tây

    28/01/2018Bích NgọcPhương Đông và phương Tây vốn luôn chứa đựng nhiều quan niệm khác biệt. Bộ ảnh đồ họa dưới đây sẽ đề cập tới sự khác biệt đó dưới góc nhìn gắn gọn, hài hước, thú vị, đầy tính chiêm nghiệm.
  • “Tôi thích sự khác biệt… đương nhiên sự khác biệt đó phải đầy tính sáng tạo và hướng thiện”

    07/01/2018Ngọc Hồ thực hiệnThời cạnh tranh toàn cầu, tồn tại đã khó, để không chìm nghỉm trong một rừng doanh nghiệp lại còn khó hơn. Trong kinh doanh tôi chú trọng khai thác sự khác biệt. Một ví dụ nhỏ, khi đát còn là đất tôi thấy đất là vàng; khi đất là vàng, tôi lại thấy đất là đất. Tôi thích sự khác biệt...
  • Sự khác biệt về giáo dục giữa Phần Lan và Việt Nam

    11/09/2017Nguyễn Uyên PhượngHiểu biết về hệ thống đào tạo của đất nước Bắc Âu này, thì đề nghị họ "chuyển giao" chương trình, sách giáo khoa của họ là điều thật sự phải cân nhắc...
  • Sự khác biệt giữa đức tin và lý trí

    15/04/2017Người ta luôn luôn viện dẫn kinh nghiệm, lý trí hoặc đức tin để hậu thuẫn cho những điều họ tin tưởng. Tôi hiểu lý trí và kinh nghiệm là gì, nhưng còn đức tin? Nó có phải là một bột phát cảm tính hoặc cơn dâng trào của tình cảm? Nó có đi ngược lại, hay có thể hòa giải được, với tất cả lý trí và kinh nghiệm? Các nhà tư tư tưởng lớn nói gì về đức tin?
  • Chấp nhận sự khác biệt

    09/03/2016Trần Thị Thanh HươngMột trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của H.G.Well (1866-1946), nhà văn khoa học viễn tưởng, là truyện ngắn “Xứ Mù” (The Country of the Blind-1904). Trong câu chuyện, Nunez, một người leo núi, bị rơi xuống một thung lũng không có lối ra của một xứ sở chỉ toàn người mù.
  • Sự khác biệt mới làm giàu có tâm hồn

    16/10/2015Hà Anh (thực hiện)“Người đọc có tìm những “khác biệt” để đọc hay còn có những yếu tố khác nữa? Người kinh doanh có quan tâm đến giá trị tinh thần khi lựa chọn “kinh doanh” tác phẩm văn học? Điều gì tạo nên giá trị của tác phẩm văn học Việt Nam?”- đó là những nội dung nhỏ trong buổi trao đổi giữa phóng viên báo điện tử Tổ Quốc với nhà văn Ngô Tự Lập, một nhà văn tiếp xúc nhiều với văn học nước ngoài...
  • Đông và Tây- khác biệt về văn hóa và tư duy

    01/08/2014Nguyễn HòaSau hàng nghìn năm lịch sử, bằng bàn tay và khối óc, con người đã xây dựng nên điều hôm nay chúng ta vẫn gọi là văn hóa. Và văn hóa đã trở thành bệ đỡ, là bệ phóng đưa con người đi từ dã man tới văn minh...
  • Giải mã khác biệt trong giao tiếp giữa nam và nữ

    27/09/2013Hoàng Vy Ân (theo MSN)Khi làm việc, phụ nữ và nam giới sử dụng những chiến thuật khác nhau trong giao tiếp và không phải lúc nào cũng được phía bên kia thông hiểu trọn vẹn. Điều này có thể làm ảnh hưởng đến tiến độ công việc và thậm chí là quan hệ đồng nghiệp. Hiểu lầm có thể bị xóa bỏ nếu các hành vi giao tiếp của nam và nữ được giải mã thỏa đáng...
  • Một ví dụ về sự khác biệt Đông - Tây

    09/06/2013Văn hóa tính dục của bất cứ dân tộc nào cũng bị chế ước và chịu ảnh hưởng của nền văn hóa lớn trong vùng văn hóa bản địa. Nhà nghiên cứu Đàm Đại Chính (Trung Quốc) đưa ra một ví dụ dưới đây...
  • xem toàn bộ