Một ví dụ về sự khác biệt Đông - Tây

06:24 CH @ Chủ Nhật - 09 Tháng Sáu, 2013

Văn hóa tính dục của bất cứ dân tộc nào cũng bị chế ước và chịu ảnh hưởng của nền văn hóa lớn trong vùng văn hóa bản địa. Nhà nghiên cứu Đàm Đại Chính (Trung Quốc) đưa ra một ví dụ dưới đây

Trong chương trình học của sinh viên lưu học tại Mỹ, nhà trường bố trí giờ thảo luận tỉ lệ rất cao nhằm nâng cao năng lực khẩu ngữ của sinh viên. Trong sách học có câu chuyện thế này: Ở một vùng nọ có con sông đầy cá sấu, trên sông chỉ có một chiếc cầu nhỏ. Trên hai bờ sông đối diện có một cặp tình nhân, cô gái và chàng trai mỗi ngày phải gặp nhau một lần. Một hôm nước lũ tràn về kéo sập mất cầu.

Cô nàng nhớ người yêu chạy khắp nơi nhờ người đưa nàng qua sông, nhưng đều bị từ chối, chỉ có một chàng trai tên Fan nói: “Nếu nàng chịu ngủ với tôi một đêm, tôi sẽ đưa nàng qua sông”. Bài học “quy định”, nếu cô không đồng ý với Fan thì ngoài ra không có cách nào khác để sang sông. Cô gái băn khoăn lắm, suy nghĩ 8 ngày, cuối cùng phải đồng ý. Nhưng khi người yêu biết được nàng đã qua sông bằng cách nào, chàng đã nổi giận tát nàng và ném nàng xuống con thuyền của Fan. Fan thấy vậy, lập tức lên bờ tìm chàng trai đánh cho một trận. Cuối cùng bài học nêu câu hỏi: “Trong ba người này, bạn phục người nào nhất? Đồng tình với ai nhất? Căm ghét ai nhất?”.

Sinh viên bốn nước phương Đông: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam nhất trí đồng tình với người tình của cô gái, vì chàng vô ý bị “cắm sừng”. Họ đều căm ghét Fan, vì hắn thừa lúc người ta gặp khó khăn mà lợi dụng, lại còn đánh người nữa. Đồng thời, họ cho rằng cô gái không nên dùng hạ sách này.


Nhưng các sinh viên đến từ các nước phương Tây: Pháp, Tây Ban Nha, Hy Lạp thì phản đối kịch liệt. Họ khâm phục nhất là Fan, cho rằng Fan dám nghĩ, dám làm, Fan yêu cô gái nên thẳng thắn đề ra yêu cầu của mình. Khi cô gái bị người tình bỏ rơi, Fan không do dự trả thù cho nàng – đó chính là hành vi của đấng nam nhi. Họ nói, họ cũng khâm phục cô gái, cô dám hy sinh mọi thứ cho tình yêu. Họ căm ghét nhất là người tình của cô gái, bao nhiêu thời gian trôi qua mà anh ta không dám qua sông mà để cho người yêu phải tự mạo hiểm, và anh ta đã bỏ cô gái vì cái gọi là lòng tự tôn. Anh ta thực sự là một thằng hèn.

Điều khác nhau này do cách nhìn của hai nền văn hóa Đông – Tây đối với hành vi của 3 nhân vật, liên quan đến quan niệm về quan hệ giữa cá thể với quần thể và quan niệm về giá trị nhân sinh khác nhau.

Văn hóa phương Tây từng trải qua chủ nghĩa cấm dục tôn giáo thời Trung cổ, nhưng phong trào Phục hưng đã giáng cho thế lực phong kiến mà đạo Cơ Đốc làm đại biểu một đòn hủy diệt. Tình dục là nhân tố làm cho con người yêu cuộc sống, là thứ đẹp đẽ và cao thượng, đặc biệt các dân tộc Latinh Tây Âu theo đuổi những thú vui cuộc đời “rượu tinh, người đẹp, ca vui”, thường biểu lộ tình cảm mãnh liệt cao độ, xem những hành vi lãng mạn trước hôn nhân và ngoài hôn nhân “là việc bình thường của con người”. Đến nay, người phương Tây càng xem tình cảm lãng mạn giữa trai gái là “mục tiêu có giá trị nhất của đời người”.

Trong khi đó, ở phương Đông thường không cho trai gái tự do tiếp xúc, không cho cơ hội giao lưu tình cảm mà nhấn mạnh “nam nữ thụ thụ bất thân”. Với phụ nữ còn nhấn mạnh “trinh tiết”, “một gái không lấy hai chồng”, “chết đói việc nhỏ, thất tiết việc to”. Hầu như con người không phải sống vì mình mà sống vì những nguyên tắc đạo đức nào đó, trên vấn đề tình yêu-tình dục, nam nữ không có quyền quyết định độc lập mà phải do sắp đặt. Âm hồn của văn hóa phong kiến vẫn tồn tại, ẩn náu trong các tầng nấc sâu nhất, chi phối quan niệm tình dục của con người.
Nguồn:Lao Động
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Luận giải triết học Đông Tây vào cuộc sống

    05/07/2017Nguyễn Tất ThịnhTôi trình bày ngắn gọn về Ngũ Hành - Một tư tưởng triết học Cổ điển nhưng vô cùng tinh tế khúc triết của cả Hai Nền Triết Học Đông Tây để luận giải thêm quan niệm về Cuộc Sống với quá trình nội tại của nó và với Thế Giới. Mọi luận thuyết thực sự trở nên có ý nghĩa với Con Người khi mỗi người có thể hiểu đúng, tích cực về nó trong Cuộc Sống của mình...
  • Bàn phiếm về văn hóa Đông Tây

    26/01/2016Phạm QuỳnhTừ ngày Đông phương và Tây phương giao tiếp nhau thân mật đến cảm hóa lẫn nhau về đường tinh thần, đường tri thức, những bậc đại trí trong thiên hạ để ý nghiên cứu về vấn đề ấy cũng đã nhiều. Nhưng vì cái phạm vi nó to rộng quá, nên chửa ai xem được khắp và xét đến cùng. Đem Đông phương và Tây phương đối nhau, tựa hồ như hai cái khối hồn nhiên đem ra so sánh...
  • Đạo đức và luân lý Đông Tây

    13/06/2014Phan Châu Trinh (1925)Bài diễn thuyết của Cụ Phan Chu Trinh diễn tại nhà hội Việt Nam ở Sài Gòn, đêm 19.11.1925
  • Dịch giả Nguyễn Văn Vĩnh - chiếc cầu nối văn hóa Đông Tây

    28/07/2009Hoàng TiếnNền văn hóa phương Tây, ta chỉ mới làm quen độ hơn trăm năm nay. Những người có công bắc chiếc cầu nối để ta hiểu phần nào nền văn hóa phương Tây, cũng như để người phương Tây phần nào hiểu nền văn hóa Việt Nam, là lớp trí thức hồi đầu thế kỷ, mà ông Nguyễn Văn Vĩnh là người đáng được ghi công đầu.
  • Trương Vĩnh Ký, người mở đầu cho cuộc đối thoại Đông Tây

    14/07/2009Đỗ Lai ThúyTrong văn hóa, đối thoại không phải để giành trọn phần thắng về mình mà để nhận thức sâu thêm về mình, về người nhằm đạt tới một chân lý cao hơn cho cả hai bên. Ở Việt Nam, có thể nói, Trương Vĩnh Ký là người mở đầu cho cuộc trò chuyện Đông - Tây.