TIME 100: Akio Morita

07:39 CH @ Thứ Sáu - 17 Tháng Hai, 2006

Ông là người đưa Sony thành một thương hiệu đáng tin cậy trên toàn thế giới. Ông đã điều hành một công ty có tầm hoạt động vượt ra ngoài biên giới của quốc gia, tốc độ tăng trưởng không có giới hạn.

Người đồng sáng lập và cũng là chủ tịch hội đồng quản trị công ty bị một cơn đột quị. Kể từ đó ông phải ngồi trên xe lăn. Điều đó thực sự là bất hạnh vì ông không còn có thể ngồi nghỉ ngơi được nữa. Vào tuổi 72, ông thường chơi tennis vào 7h mỗi sáng thứ Ba. Tôi biết rõ điều này vì tôi thường chơi ở sân bóng bên cạnh. Tuy nhiên khả năng của tôi về tennis không được như ông ta. Tôi được một huấn luyện viên hướng dẫn và khi mệt tôi nghỉ, ông ta thì không, ông đấu với mọi đối thủ, ngay cả những vận động viên trẻ.

Người sáng lập ra một trong những tập đoàn quốc tế đầu tiên ấy vẫn chăm chỉ tập luyện. Ông nhìn thấy trước rằng một nền đại sản xuất toàn cầu có thể đem lại những cơ hội lớn cho công ty nào mở rộng tầm hoạt động của nó vượt ra khỏi biên giới quốc gia cả trên lý luận và thực tiễn. Từ đó ông theo đuổi mục tiêu thực hiện ở các ngành năng lượng trên những thị trường, đặc biệt là Hoa Kỳ.Theo cuộc điều tra từ Harris, năm nay một trong những tin đáng chú ý là người tiêu dùng Mỹ đã chọn Sony là thương hiệu hàng đầu, đứng trên cả Coca Cola và General Eletric. Morita đã làm được điều phi thường là ngay sau khi đột quị ông lập tức thảo ra một bản kế hoạch trong thời gian hai tháng. Ông đã tiến hành những chuyến đi từ Tokyo đến New Jersey, Washington, Chicago, San Francisco, Los Angeles, San Antonio, Dallas, Anh Quốc, Bacelona và Paris. Trong hành trình đó, ông đã gặp nữ hoàng Elizabeth II, người đứng đầu của công ty General Electric, tổng thống Pháp tương lai Jacques Chirac, Isaac Stern và nhiều chính trị gia trong các tổ chức thương mại khác. Ông dự hai buổi hoà nhạc, một buổi chiếu phim, tiến hành bốn chuyến đi, tám cuộc tiếp đón, chơi chín trận golf, làm khách danh dự ở lễ cưới, đến làm việc trong mười bảy ngày tại trụ sở chính của Sony. Morita đặt ra kế hoạch này hơn một năm trước. Bất cứ khi nào có thời gian trống, ông lập tức sắp xếp để gặp người ông muốn có quan hệ tốt. Không giống như nhiều nhà quản trị khác không luôn trực tiếp quản lý tập đoàn, ông luôn luôn giải quyết các việc quản lý. Ông bắt đầu làm việc tại Sony với vai trò như người đứng thứ ba của tập đoàn và sau đó là người thừa kế của dòng họ đã hoạt động mười bốn đời trong lĩnh vực kinh doanh, khởi ngiệp từ một công ty chuyên sản xuất rượu. Tuy nhiên, trên tinh thần của một nhà doanh nghiệp thật sự, ông đã phải mạo hiểm để lập công ty. “C khí viễn thông Tokyo” trong hoàn cảnh nước Nhật thời hậu chiến còn nhiều khó khăn.

Từ khi bắt đầu lãnh đạo công ty, Morita đã đưa ra chiến lược kinh doanh làm cho thương hiệu của công ty trở nên nổi tiếng và tạo được tín nhiệm với khách hàng. Vì tên thương hiệu gắn liền với việc sản phẩm đó có chất lượng hay không. Ngày nay chiến lược kinh doanh này đang được áp dụng rộng rãi.

Tuy nhiên, vào thời điểm đó đa phần các công ty ở Nhật Bản thường sản xuất ra sản phẩm thương hiệu cho các công ty khác (gia công sản phẩm cho công ty khác). Ví dụ như Pentax làm cho Honey Well, Ricoh cho Savin và Sanyo làm cho Sears.

Chiến lược xây dựng thương hiệu của Morita được sự giúp đỡ đắc lực của người đồng sáng lập tài năng Mararu Jbuka, ông quản lý lực lượng kỹ sư và thiết kế sản xuất cho các phát minh của Sony. Hai ông đã cộng tác rất hiệu quả. Họ luôn tìm tòi và sáng tạo để cung cấp những sản phẩm có kĩ thuật và chất lượng cao cho người tiêu dùng. Linh kiện điện tử bán dẫn là một trong những sản phẩm đầu tiên của Sony được sản xuất năm 1955. Trong khi Bell Laps và Westerm Electric sản xuất thiết bị bán dẫn, Sony bước đầu sử dụng nó cho việc lắp ráp máy thu thanh bỏ túi năm 1957 và đã tạo nên một sản phẩm mới trên thị trường.

Thành công của máy thu thanh này tạo đà cho những sản phẩm từ linh kiện bán dẫn như tivi, đầu Video thu âm. Những tiến bộ kĩ thuật trong việc thiết kế, sản xuất và chiến lược kinh doanh của Sony đã làm thay đổi những thương hiệu của Nhật Bản, vốn bị coi là hàng nhái rẻ tiền thành những sản phẩm có chất lượng vượt trội. Theo lời của Morita, chúng biến Sony thành Cadillac điện tử.

Việc tạo dựng tên tuổi của Sony càng làm nổi rõ quyết tâm và trực quan của Morita là mở rộng phạm vi hoạt động của công ty. Ông muốn một cái tên dễ dàng được nhận ra: phải sáng tạo, theo hệ chữ La mã, ngắn gọn, bắt mắt. Morita và Ibuka đã nghiên cứu từ điển và tìm ra “Sonus” và tiếng la tinh nghĩa là Âm Thanh. Hơn nữa, từ “Sony” là một phần của loại hình nhạc Pop dùng ở Mỹ bấy giờ. Qua đó, họ cho rằng mọi người sẽ nhớ đến hình ảnh những người trẻ tuổi đầy năng lực. Sự kết hợp đó đã tạo tên “Sony”.

Chiến dịch toàn cầu của Sony được tiến hành đầu tiên ở Hoa Kỳ là nơi Morita và gia đình đến vào năm 1963. Bằng cách này, ông có thể hiểu được người Mỹ, thị trường, phong tục, nguyên tắc, qua đó sẽ khả năng thành công cao hơn. Đó là một quyết định khôn ngoan. Không nhiều nhà kinh doanh ngày nay có được một tính cách nhiệt tình và quyết tâm như vậy. Morita ở trong một căn hộ trên đại lộ số 5 của khu Manhattan. Ông xây dựng các mối quan hệ chặt chẽ và hiệu quả bằng việc giao tiếp trong xã hội, tổ chức các bữa tiệc. Điều này được ông duy trì trong suốt quá trình làm việc.

Morita làm việc hết mình và chơi cũng hết mình. Ông theo đuổi nhiều môn nghệ thuật và âm nhạc đồng thời đam mê thể thao. Vào tuổi sáu mươi, ông tập môn lướt sóng nhào lộn trên không và mùa đông đi trượt tuyết. Ông thích lướt ván và thậm chí còn chế tạo thủ công một micro thấm nước có tay cầm được nối với một dây vào ván trượt với người trên thuyền. Do đó ông có thể chuyển những mệnh lệnh tới vợ ông, Yoshiko. Ông rất hãnh diện về phát minh này. Đơn giản là khi có ý tưởng rồi ông sẽ sáng chế ra những sản phẩm như vậy.

Walkman là một sản phẩm như vậy. Morita đã theo dõi bọn trẻ nhà ông và thấy bạn bè chúng chơi với nhau từ sáng tới khuya. Ông nhận ra rằng chúng nghe nhạc trên ôtô, mang cả nhưng chiếc đài to tới bãi biển và công viên. Phòng kĩ thuật hãng Sony đưa ra ý tưởng về chiếc băng caset không có chức năng thu âm, nhưng Morita không đồng ý. Ông muốn sản phẩm đó phải có âm thanh như chiếc caset trên ôtô chất lượng cao, vẫn cho phép người sử dụng nghe nhạc trong khi đang làm việc. Do đó có tên là Walkman.

Sony America nhận thấy tên tiếng Anh không được hay và đã đổi thành Soundabout cho khu vực nước Mỹ, Freestyle cho Thụy Điển và Stowaway cho nước Anh. Morita thận trọng khi sử dụng một cái tên khác cho từng nước và khi doanh thu giảm, ông đã đổi tên thành Sony Walkman. Kết quả là Sony Walkman nổi tiếng khắp thế giới và bây giờ còn xuất hiện trong những quyển từ điển chuyên ngành.

Người có công đưa Sony lên tầm cao mới này nhận định về tính dân tộc vừa mâu thuẫn, vừa tương đồng. Bạn có thể cảm nhận điều này khi đọc cuốn sách bán chạy nhất của ông “Made in Japan”, cũng như khi nói chuyện với ông. Khi tôi phàn nàn về sự pha lẫn tính cách trái ngược nhau, ông cười và nói “Ohmae_san” đó là sự khác biệt về thế hệ. Là một cựu chiến binh, ông mong muốn khôi phục lại nền kinh tế của Nhật Bản sau chiến tranh, do đó suốt một thời gian dài ông đã ấp ủ tinh thần của người Nhật. Mục tiêu hàng đầu là đóng góp vào công cuộc xây dựng đất nước từ đống tro tàn .

Nhưng suốt cuộc đời ông đã nhìn nhận một cách bao quát hơn, vào những năm 1960, khi bàn về lối thoát cho sản phẩm như khuyến khích phi mậu dịch bằng cách giảm thuế và những rào cản khác, ông tuyên bố thẳng thừng rằng nền kinh tế Nhật Bản, nền kinh đứng vị trí thứ 2 trên thế giới trong những năm 70, không lâu nữa sẽ bị lấn át bởi những nền kinh tế khác. Một vài cuộc tranh luận đã xẩy ra khi ông là đồng tác giả của cuốn sách vào năm 1989 “The Japan That Can Say No” - cuốn sách đề nghị rằng các nước không nên ngừng việc than phiền về Nhật Bản và hãy tự thúc đẩy việc kinh doanh của họ. Quan điểm của ông đôi chỗ bị hiểu sai bởi lỗi của nhà xuất bản. Ông đã thể hiện quan điểm của người Nhật Bản xa xứ khi nhận thấy sự bất đồng ý kiến và tranh cãi là không đi đến đâu và người Nhật có thể tranh luận với những đối tác làm ăn nước ngoài mà không lo ngại bị phá hỏng các mối quan hệ .

Khi Sony phát triển trên tầm quốc tế, Morita mở rộng tầm nhìn, bây giờ “suy nghĩ là vĩ mô, hành động là vi mô - nghĩa là có một hệ thống giá trị chung vượt qua ngoài mục tiêu quốc gia, phục vụ khách hàng quốc tế, những cổ đông và công nhân, không chú ý tới nguyên bản của công ty. Tôi thích cách ông lý giải cụm từ đến nỗi mà tôi đã dùng nó cho cuốn sách “Thế giới không biên giới “để miêu tả một công ty có mục đích toàn cầu hoá.

Năm 1993, Morita được đề nghị của Gaishi Hiraiwa sau đó là chủ tịch Keidanren làm người kế vị (Keidanren là một hiệp hội có uy tín ở Nhật và nhiều người đều muốn giữ vị trí ấy trong tổ chức). Morita chưa bao giờ công nhận Sony là một công ty nhỏ không xuất phát từ việc sản xuất thép cổ truyền tài sản chung và công ngiệp. Trong nền kinh tế Nhật Bản, trở thành chủ tịch của Keidanren được xem như người kế vị của một đế chế. Hoá ra ngày Morita bị đột quị năm 1993 là ngày tuyên bố quyền kế vị.

Đây lẽ ra là kỷ niệm đẹp với nước Nhật vào năm 1993, khi đất nước chuẩn bị thoát khỏi suy thái kinh tế. Morita đã suy nghĩ rất lâu về việc khôi phục nước Nhật. Ông tổ chức hội thoả bàn về những việc cần làm, người ta nói rằng hoàn cảnh kinh tế gần đây có thể khác được nếu có những người như Morita đứng ra lên tiếng.Tôi cũng tin đây là cơ hội. Thảm hoạ lớn nhất là nước Nhật không có nhiều những người như Morita, cuộc đời ông giành được nhiều thành công hơn cả mong đợi. Nếu ông có thể đọc bài báo ca ngợi Sony như một thương hiệu hàng đầu do người tiêu dùng Mỹ bình chọn, chắc ông sẽ mỉm cười từ khu nhà nghỉ và nói “Dĩ nhiên! Tôi đã nói vậy mà. Rút cuộc Sony đã được sản xuất tại Mỹ”

Kenichi Ohmae, tác giả cuốn “Thế Giới không biên giới” là một nhà tư vấn điều hành và là người sáng lập ra kênh truyền hình vệ tinh về kinh doanh. (Viết cho TIME 100)

Nguồn:Tầm nhìn
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Alibaba.com - hình mẫu e-Commerce thành công

    04/10/2005Nguyễn Tuyết MaiCuối thập niên 90, được một vài người bạn giới thiệu, Sol Kee Chung, giám đốc điều hành hãng sản xuất quần áo Fuka, Hàn Quốc đã có một quyết định quan trọng khi chính thức đưa địa chỉ web cùng các hình ảnh giới thiệu sản phẩm của công ty lên mạng Internet tại địa chỉ Alibaba.com
  • Mô hình Dell hấp dẫn nhưng khó bắt chước

    27/09/2005Minh Bích (lược dịch)Michael Dell đã phát minh ra một mô hình kinh doanh mà cả thế giới muốn học hỏi. Thế nhưng sau nhiều năm, không một ai có thể sao chép hoàn toàn mô hình này. Tại sao lại như vậy? ...
  • Tỷ phú trẻ Michael Dell

    27/09/2005Ông ta đó, một người đàn ông bảnh bao với gương mặt sáng sủa, gọn gàng trong chiếc áo sơ mi là thẳng và thắt caravat. Bạn nên tự nhắc với bản thân rằng người đàn ông 34 tuổi này là một nhà kinh doanh "lão luyện", giám đốc kiêm chủ tịch hội đồng quản trị, người đã phát triển công ty máy tính Dell Computer trở thành một trong những công ty sản xuất máy tính cá nhân hàng đầu thế giới. Trong ngành công nghiệp máy tính đầy rẫy những câu chuyện về các nhân vật " tuổi trẻ tài cao", ông là một điển hình của sự thành công. ...
  • TIME 100: Walt Disney

    20/08/2005Đế chế truyền thông đa phương diện đầu tiên này được xây dựng trên cơ sở nghệ thuật hoạt hoạ. Những hình ảnh vui nhộn đã che khuất đi tâm hồn u ám của người sáng lập ra nó. ...
  • TIME 100: Henry Ford

    23/08/2005Ông ta đã sản xuất ra một loại ôtô, trả lương cao và đã giúp tạo ra một tầng lớp trung lưu. Điều đó không phải là tồi đối với một nhà chuyên quyền. ...
  • Con đường thành công của vua máy tính Bill Gates

    26/04/2003Với tư tưởng mạnh bạo của người đi chinh phục, người đàn ông này đã biến Microsoft, một công ty nhỏ trong lĩnh vực kinh doanh khá mới mẻ trở thành một trong những tập đoàn có ảnh hưởng lớn nhất trong thế giới công nghệ. Ông được đánh giá là một doanh nhân kiệt xuất và không bao giờ khoan nhượng trên thương trường...
  • 12 kinh nghiệm thành công của Microsoft

    26/04/2003Khởi đầu chỉ là hai người bạn cùng làm việc chung trong một căn phòng nhỏ tại ký túc xá. Rồi từng bước, Bill Gates đã đưa Microsoft nhanh chóng trở thành một trong những công ty máy tính hàng đầu ở Mỹ. Bí quyết của Microsoft là gi?
  • xem toàn bộ