TIME 100: Walt Disney

10:29 SA @ Thứ Bảy - 20 Tháng Tám, 2005

Đế chế truyền thông đa phương diện đầu tiên này được xây dựng trên cơ sở nghệ thuật hoạt hoạ. Những hình ảnh vui nhộn đã che khuất đi tâm hồn u ám của người sáng lập ra nó.

Ông ấy tạo ra Chuột Mickey, bộ phim hoạt hoạ hoàn chỉnh đầu tiên. Ông xây dựng nên ý tưởng về công viên và đặt nền móng cho tập đoàn truyền thông đa phương hiện đại này. Dù tốt hay xấu, những ý tưởng của ông đã định hình thế giới và cung cách mà chúng ta tri nghiệm nó. Nhưng điều quan trọng nhất mà Walt Disney đã tạo nên được là sự nổi tiếng cho bản thân ông. Tên của ông dĩ nhiên đã được chuyển thành tên hiệu nổi tiếng từ lâu, và liên tục được làm cho trở nên quan trọng, được bảo vệ dữ dội, trước tiên là bởi Disney, bởi những người cộng tác kế nhiệm và cuối cùng là những người được ông chỉ định. Phục vụ như một miếng thịt nướng cho các bậc cha mẹ muốn tìm kiếm một phương tiện giải trí lành mạnh cho con em mình, biểu tượng của Disney - một phiên bản được cách điệu hoá từ chữ ký của người sáng lập ra nó - đã cam kết với mọi người rằng bất cứ cái gì xuất hiện với biểu tượng này đều rất an toàn và lành mạnh và trên hết là theo phong cách hài hước kiểu Mỹ, đúng theo định nghĩa sách vở cũng như trong thực tế.

Biểu tượng trên cũng là điểm phân biệt của một tập đoàn có thu nhập hàng năm lên đến 22 tỷ đô la và qua đó trở thành tập đoàn truyền thông lớn nhất thế giới. Tập đoàn cung cấp những sản phẩm mà người sáng lập ra nó chưa thể tưởng tượng ra nổi vào thời của ông, một vài sản phẩm còn có thể bị coi là vật bị nguyền rủa đối với ông …

Ý tưởng của Walt Disney, một tâm hồn ít vui tươi sẽ không ngừng rung lên trong tâm trí của thế hệ những người Mỹ đi trước vốn đã quá quen với việc nghĩ về Disney như “một người đàn ông ít nói và dễ chịu mà họ có thể bắt gặp 2 lần một ngày trên đuờng”, cộng thêm một hồi chuông và đưa ra một khẩu hiệu quảng bá ngắn gọn mang tính hợp tác - một người đàn ông với nhiệm vụ giản dị nhất, đơn giản chỉ là “đem lại hạnh phúc cho hàng triệu người khác”'. Cùng với một câu bông đùa, ông thầm ám chỉ đó là một nhiệm vụ đơn giản đối với ông bởi ông luôn huýt sáo khi làm việc: “Tôi không hề chán nản thất vọng. Tôi hạnh phúc, chỉ rất, rất hạnh phúc”'.

Chắc chắn là thế. Bạn có thể đánh cược như vậy. Điều đó nghe rất đáng hoan nghênh vì nếu như có ai đó có vẻ như xứng đáng với những niềm tự hào có được trong những năm cuối đời mình thì người đó chính là Walt Disney. Chẳng phải là thành công của ông đã góp phần công nhận giá trị của những điều cơ bản nhất trong ước mơ của người Mỹ sao? Chẳng phải ông đã xây dựng nên hình tượng chú chuột tốt hơn và cả thế giới đã phải nỗ lực để tiếp cận được với những gì ông tạo ra đó sao? Chẳng phải ông đã làm nên sự nổi tiếng và cơ nghiệp của mình theo một cách rất mẫu mực, trở thành một người Bác tạo nên huyền thoại, đáng được lưu truyền trong sách vở đó sao? Không một thành công nào thời nay đi cùng với sự căm phẫn hay sợ hãi của công chúng. Henry Ford đáng lẽ đã may mắn như vậy. Bill Gates đáng lẽ ra cũng may mắn như vậy.

Sự thật về Disney, người được mô tả bởi một tác giả tinh ý như là “một người đàn ông cao, luôn mã đạm như đang chịu sự trừng phạt của ma qủy”? lại là một người khá lành tính và rất thú vị. Mặc dù ông có thể thu xếp để có được thiện cảm từ phía những người xa lạ, trong thực tế ông là một người lãnh đạm, hay nghi ngờ và trên hết là luôn biết tự kiềm chế. Và luôn có những lý do tốt hay dù gì thì cũng có thể giải thích được.

Ông sinh ra trong hoàn cảnh khó khăn, về mặt tình cảm nhiều hơn là mặt kinh tế. Cha của ông, Elias, là một kẻ tắc trách, luôn lang thang tìm kiếm thành công ở nhiều loại nghề nghiệp khác nhau nhưng luôn phải nếm tri những thất bại cay đắng. Ông ta có đôi chút ảnh hưởng đến các con nhưng không bao giờ thực sự nghiêm khắc bằng cách dùng roi. Các con ông khi có thể đều rời xa ông.

Trước khi bỏ nhà ra nhập vào đội ngũ Cứu thương Chữ thập đỏ lúc 16 tuổi trong thế chiến thứ 2, Walt, con út trong gia đình, đã nhận thức được rằng mình có thể thoát khỏi sự hèn hạ bần tiện của người cha - và của cuộc đời - bằng con đường nghệ thuật. Trong thời gian phục vụ, ông tiếp tục bán vé và khi xuất ngũ, ông mở một cửa hiệu với vai trò là hoạ sĩ kinh doanh ở thành phố Kansas, Mỹ. Đây là nơi ông khám phá ra nghệ thuật hoạt hoạ, một lĩnh vực mới, mở ra đối với người thanh niên nhiều tham vọng muốn cương quyết thoát khỏi số phận đáng tiếc của người cha.

Hoạt hoạ cũng là một dạng thức thêm vào việc giải quyết các vấn đề kỹ thuật, việc mà cần sự đam mê chứ không phải là những yêu cầu mang tính cảm xúc. Hơn tất cả, một bộ phim hoạt hoạ cũng có một thế giới riêng nhỏ bé của nó - một thế giới mà, không giống như cuộc đời, con người có thể kiểm soát được. Một ông Alfred Hitchcock sau đó đã nhận xét: “Nếu ông ta không thích một diễn viên, ông ta có thể xé rách nó”.

Lui về sống trong phòng sáng tác và ăn đậu lạnh qua ngày, Disney chịu đựng khoảng thời gian cực khổ và đền bù lại là những tác phẩm rất thành công. Mãi cho đến khi ông đến Los Angeles và cộng tác cùng với người anh trai tốt bụng của mình, Roy, người chăm lo việc kinh doanh cho ông, ông mới bắt đầu thành đạt. Mặc dù vậy, sáng tác đầu tiên mang tính thương mại có thể tồn tại được của ông là Chú thỏ Oswald đã bị đánh cắp. Điều đó đã tự nhiên thôi thúc ông nỗ lực kiểm soát mọi việc. Điều này cũng mở đường cho ý tưởng về Chú chuột ra đời. Và trong các phiên bản đầu tiên của của mình, Cocky đôi khi tinh quái một cách kỳ lạ song cũng luôn là một kẻ có cách giải quyết các rắc rối rất thông minh, Mickey sẽ là biểu tượng của tinh thần vui tươi không gì át nổi của người Mỹ ngay cả trong những lúc thất vọng nhất.

Mickey có được rất nhiều những thành công đầu tiên của mình là nhờ vào sự tài hoa trong kỹ thuật của Disney. Disney là người đầu tiên đưa nhạc nền và tác động của âm thanh vào phim hoạt hình và điều đó, cùng với phong cách hoạt hoạ sáng tạo hỗn loạn, đã làm ngây ngất khán giả, đặc biệt là trong thời kỳ đầu âm thanh đi vào phổ biến, khi mà những bộ phim hành động thực đang bị lúng túng với những chiếc micro cố định.

Về mặt nghệ thuật, thập kỷ 1930 là thập kỷ thành công nhất của Disney. Ông nắm giữ cả phần kỹ thuật và âm thanh và mặc dù trình độ hoạt hoạ của ông không cao, ông vẫn chứng minh được mình là người đàn ông khôi hài và người soạn chuyện hàng đầu, đôi khi ông rất bác học, đôi khi lại khoác loác nhưng luôn là một người ra dáng người chủ, hướng đội ngũ hoạ sỹ trẻ đầy nhiệt tình của mình đến những trình độ kỹ thuật và cách thể hiện phức tạp hơn. Khi Disney đánh cược tất cả mọi thứ của mình vào “Nàng Bạch Tuyết và Bảy chú lùn”, đó hoá ra lại là không hề mạo hiểm chút nào. Ngay cả cộng đồng những người thông minh và đam mê nghệ thuật cũng thấy trong những tác phẩm của ông luôn có tính ủng hộ dân chúng thực sự - ngây thơ và tình cảm, can đảm và tha thiết sống.

Nhưng họ đã hiểu sai Disney. Trong tác phẩm lỗi lạc và đen tối “Pinocchio” và tác phẩm đầy tham vọng “Fantasia”, ông đã tri kỹ thuật ra hết mức. Nhưng bộ phim sau, bộ phim hoạt hoạ khó quên nhưng cũng mang lại nhiều tiền, còn có cả những sự tầm thường nhạt nhẽo. Điều này đã làm rõ thêm sự thật mà như nhà sử học về phim David Thomson đã nói: “Vẻ đẹp của ông ta không có lõi hay trái tim”

Về mặt nghệ thuật, ông ta phấn đấu cho chủ nghĩa hiện thực; về mặt kỹ thuật, cho sự ca tụng truyền thống ngọt ngào. Disney đã từng có một thời gian thiên đàng thời nhỏ khi ông sinh sống trong một trang trại ở ngoại ô Marceline. Ông đã lấy công việc của mình để kỷ niệm sự ngọt ngào không phức tạp của cuộc sống trong thị trấn nhỏ và những giá trị mà ông đã được nếm trải trong thời gian ngắn.

Sự kiên định lạc quan của ông như một chất giảm đau giúp ông vượt qua nỗi cay đắng ông nếm trải khi một cuộc tranh cãi tồi tệ về lao động xảy ra năm 1941 đã chấm dứt giấc mơ điều hành xưởng làm việc của ông trên cơ sở chủ nghĩa cộng sản với ông trong vai trò người lãnh đạo dễ chịu. Về mặt thương mại, ông đã làm việc rất tốt cho bản thân ông. Hầu hết mọi người đều muốn những trò giải trí của họ có sự lanh lợi dễ chịu hơn là sự tinh quái khó chịu - đặc biệt là khi họ mang theo con cái họ. Giới phê bình phim ảnh bắt đầu lờ ông đi, và giới phê bình xã hội bắt đầu doạ dẫm ông, bởi vì công việc của Disney đã làm lu mờ đi góc độ hướng dẫn mang tính cảm xúc bó gọn của truyền thống những câu chuyện cổ và thần tiên mà dựa vào đó các tác phẩm của ông đã ra đời và cướp đi “nhịp điệu cuộc sống bên dưới cái vỏ bọc sự kiện” của chúng, trích lời một nhà phê bình.

Disney không lo lắng chút nào về chuyện này. Đối với ông, tất cả những chuyện phiền toái kia đã được giải quyết, và mặc dù ông ta muốn là một người hùng trong mắt giới bảo thủ văn hoá, ông vẫn tự do tập trung vào những gì mình quan tâm nhất, đó không phải là lòng trung thành xưa cũ mà là công nghệ kỹ thuật mới. Có thể đoán được ông là người đầu tiên ở Hollywood có thế lực đối với nghành truyền hình. Những buổi trình diễn dưới sự chỉ đạo của ông trong suốt hơn một thập kỷ không chỉ đem lại lợi nhuận cho công ty mà còn là cỗ máy quảng bá. Những vở hài kịch trực tiếp ngu ngốc, những tài liệu tự nhiên đã không ngừng nhân cách hoá đối tượng của chúng, và, tất nhiên, Disneyland, nơi đã thu hút sự chú ý đặc biệt của ông ngay từ thập niên 50 và 60.

Disneyland lại là một sự mạo hiểm kinh khủng khác, và Disney đã lao vào việc thiết kế công viên này đầy đam mê, một công trình tập trung những gì tốt nhất của quy hoạch đô thị hiện đại, và vào việc “thiết kế như trong tưởng tượng”, cộng thêm những vật tương tự ngoại lai, thậm chí cả những công trình nguy hiểm, những nơi trong tưởng tượng mà có thể tái xây dựng lại một cách không hề lo sợ.

Những sự quyến rũ trên được coi là tốt hơn bất cứ bộ phim nào trong mắt ông ta. Disneyland là những gì tốt hơn cả cuộc sống thật, bởi ở đó không còn bụi bẩn, sự thô lỗ, những bất hạnh ... Khi Disneyland được mở vào năm 1955, Bác Walt đã có một thế giới riêng nhỏ bé của mình, một thế giới mà người khác phải tri nghiệm theo những điều kiện của ông ta.

Trước khi ông gục ngã vì bệnh ung thư năm 65 tuổi, có thể tưởng tượng là ông ta rất vui vẻ. Cuối cùng thì ông đã sáng chế ra cỗ máy mà ông có thể dùng để vá víu mọi thứ. Cậu bé nhỏ, thèm muốn một cuộc sống êm đềm nơi thành phố nhỏ vốn đã từ chối mình, giờ đã trở thành thị trưởng - không, một nhà độc tài thật sự - của một mảnh đất nơi mà ông có thể áp đặt ý tưởng của mình lên tất cả mọi người. Nhà doanh nghiệp trẻ đầy khát vọng, giờ đã đạt được tiền tài, quyền lực và danh vọng. Sau này khi được hỏi điều gì ông tự hào nhất, ông đã không nhắc tới những đứa trẻ tươi cười hay sự truyền bá những giá trị gia đình. “Tất cả những thứ khốn kiếp đó”, ông nói một cách ngắn gọn, “Sự thật là tôi đã xây dựng nên cả một hệ thống và duy trì được nó”. Đó không phải là tình cảm của một người bác của mọi người - ngoại trừ có lẽ là Chú vịt Mc Scrooge.

Bài viết của Richard Schickel, một nhà bình luận phim của Tạp chí Thời Đại, người đã viết những phiên bản sau của Disney: Cuộc sống, Thời đại, Nghệ thuật và kinh doanh của Walt Disney.

LinkedInPinterestCập nhật lúc: