‘Tiểu xảo’ phổ dụng của một số nhà lãnh đạo

04:05 CH @ Thứ Hai - 16 Tháng Ba, 2015

Người ta hay nghe nói đến thuật ngữ ‘nghệ thuật lãnh đạo’ trong đó có nhiều hàm ý rằng : do công tác lãnh đạo chủ yếu là người đứng đầu tác động định hướng đến nhân tố con người ( theo ý chí và mục tiêu của mình ) , bằng các phương thức và công cụ Tổ chức, kết hợp quyền lực chính danh với các cách thức ‘uyển chuyển’ tùy thuộc vào bản lĩnh và trải nghiệm của người đứng đầu, thậm chí nhiều khi có thể sử dụng các hình thức phi chính thống / phi chính thống….để đạt được điều mình muốn.

Nhưng tôi nhấn mạnh rằng ‘lãnh đạo chính trực’ là dựa trên các cách thức 5 CHÍNH ( chính thống / chính danh / chính tắc / chính chuẩn / chính quy ). Và yếu tố nghệ thuật là có nhưng cần là : ( phát triển con người, chân thiện mĩ, vì đại cục nhưng không thủ tiêu tính nhân văn ). Người lãnh đạo tuyệt vời không chỉ tạo ra sự thống nhất, kỷ cương, sức mạnh của tổ chức mục tiêu, mà còn ‘nhân bản’ phương pháp, triết lý lãnh đạo của mình ra xã hội, nhiều tổ chức khác có thể học hỏi, nhiều thế hệ tâm đắc và coi như giá trị kim chỉ Nam trong ‘quốc kế dân sinh’

Ngoài những bài viết khác nhau của nhiều tác giả ( trong đó cũng có một số bài tôi viết theo hướng thiết định và đề cao ‘lãnh đạo chính trực’ ) thì ở bài này qua khảo sát nhiều tổ chức khác ( từ quy mô nhỏ đến lớn, kinh qua hoạt động nghiên cứu và tư vấn ) tôi liệt kê 10 ‘tiểu xảo’ lãnh đạo như từng có. Khá nhiều ‘thực tế phũ phàng’ khiến không ít người lãnh đạo ‘gặp thời thế, thế thời phải thế’ mà áp dụng những ‘tiểu xảo’ này…và phải nói khá được việc cho họ. Nhưng hậu quả luôn là xấu, và tạo nên những tập tính không tốt của cả tổ chức lẫn các cá nhân trong nó. Điều xấu, tính xấu rất dễ lây lan, lâu dần và thâm nhập vào số lớn người thì rất khó bỏ cho được, rồi vô hiệu những điều tốt ( chương trình cải cách ) cần thiết sau đó. Hơn nữa gây ra những ‘di căn’ về văn hóa tổ chức. Tôi liệt kê và nghĩ rằng ai đọc, có thể tự chiêm nghiệm trong tổ chức mình, rộng ra xã hội, thậm chí ở tầm cấp Chính phủ cũng có ( nhiều hay ít ), từ đó hiểu tại sao : xã hội lại trở nên rắc rối, phức tạp đến thế ?!

Người ‘lãnh đạo chính trực’ luôn phải tạo nên xu thế tiến bộ, góp phần quan trọng hình thành phương thức quản trị với 5 phương châm : luận thuyết tốt / mục tiêu tốt / biện pháp tốt / quá trình tốt / chuyển giao tốt.

10 ‘tiểu xảo’ lãnh đạo dưới đây, có thể chỉ đem lại lợi ích cho chính người đứng đầu tổ chức cùng một số ít lợi ích vị kỷ của nhóm họ, nhưng các nhóm, bộ phận còn lại sẽ phân thân, kiệt sức, hỗn độn… Nên nhớ : Các giá trị của người lãnh đạo cần chuyển hóa vào quá trình hoạt động của tổ chức, nhưng Mục đích ( dù chính đáng ) của người lãnh đạo không thể quan trọng hơn Mục tiêu ( cần chính danh ) của tổ chức / Khi người lãnh đạo ‘cao hơn’ tổ chức để mặc sức sử dụng nó cho mục đích của riêng mình ( hoặc nhóm mình ) thì tất cả đã bị bé đi và bị hy sinh !

  1. TẠO THÂN TÍN, EKIP, CHÂN RẾT VỚI NHỮNG ĐẶC QUYỀN ĐẶC LỢI
  2. KỆ CÁC NHÓM CHIA RẼ ĐỂ KÌM CHẾ NHAU, NHẰM GIẢM ÁP VÀO MÌNH
  3. THỰC HIỆN ‘TIÊU CHUẨN KÉP’ ĐỂ THAO TÚNG & ‘NGƯ ÔNG ĐẮC LỢI’
  4. HAY PHI CHÍNH THỨC NHỮNG YÊU CẦU & LỜI HỨA KHÔNG CHẮC CHẮN
  5. MƯỢN NGƯỜI NÓI HỘ NGẦM Ý CỦA MÌNH, VÀ SẴN SÀNG BIẾN HÓA
  6. KHÔNG THỰC MUỐN PHÂN CẤP & ỦY QUYỀN VỀ TÀI CHÍNH VÀ NHÂN SỰ
  7. TẠO RA XÁO TRỘN ĐỂ THANH LỌC NHÂN TỐ KHÔNG PHÙ HỢP VỚI MÌNH
  8. XỬ LÝ VỚI NGƯỜI BẤT Ý, BẤT MÃN BẰNG DIỄN TRÒ ‘SAU SÂN KHẤU’
  9. LÀM CHẬM NHỮNG CAM KẾT CẦN THIẾT RỒI DẦN ‘CHO CHÌM XUỒNG’
  10. ĐÁNH ĐỒNG TỔ CHỨC VỚI MÌNH, NHẰM BIẾN TỔ CHỨC THÀNH THỨ CỦA RIÊNG
  11. ...

Qua khảo sát, tôi còn thấy : những kẻ tầm thường nhất ( thậm chí thiếu học ), vì căn cớ gì đó được làm người đứng đầu tổ chức, lại rất dễ ‘bắt được’ thích thú mà hay ‘lạm dùng’ các ‘tiểu xảo’ lãnh đạo kể trên. Sau rồi họ làm tổ chức dần tha hóa suy đổi, và chính họ mắc tóc, rất khó thay đổi hay hơn cho được. Vì thế : Lãnh đạo phải thay đổi tổ chức tốt hơn, nếu không thay đổi được thì tổ chức phải thay đổi lãnh đạo mới ! Cho nên nếu lãnh đạo là rất quan trọng, thì điều cực quan trọng là tổ chức phải có năng lực lựa chọn được lãnh đạo ( cũng với 5 chữ CHÍNH tôi viết ở trên – về phương diện thực hành quyền lực tổ chức / xã hội ) : để có lãnh đạo tốt thì tổ chức / xã hội phải biết thực hành quyền lực như thế của chính mình – không phụ thuộc vào bất cứ cá nhân nào – trong mọi hoàn cảnh ) !

FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • 5 ngọn đuốc lãnh đạo

    03/11/2014Nguyễn Tất ThịnhCó nhiều dịp được trao đổi với nhiều người thuộc giới quản trị, lãnh đạo tổ chức... mọi người đề nghị tôi nói về 5 ngọn 'ĐUỐC LÃNH ĐẠO' điều mà tôi vẫn truyền giảng...
  • Lãnh đạo hủ bại! Tại sao?

    07/08/2014Nguyễn Tất ThịnhNhiều người bảo: nói lắm mà làm được gì? Phải hành động! Nhưng xưa nay biết bao nhiêu hiền kiệt, nhân sĩ yêu nước vẫn dùng biện pháp NÓI! Phát ngôn tư tưởng hoặc ít nhất là góp ý kiến về kinh bang tế thế! Tô Tần dùng lời nói để 'hợp tung liên hoành Thiên hạ' đó thôi! Phan Chu Trinh từng thế mà khơi dậy khát vọng và định hướng văn minh chính trị....
  • Đạo của người Lãnh đạo

    29/07/2014Nguyễn Tất ThịnhTôi giảng bài ‘Lãnh đạo chiến lược’ cho các Giám đốc doanh nghiệp… sau đó có Bạn nói với tôi : Thày nói : điều gì thuộc về hành động của con người, hơn thế là lao động, muốn hay, có sự nghiệp…thì đều cần đến Đạo ! Vậy Thày có thể cô đọng cho chúng em mấy dòng cơ bản về ‘Đạo của người lãnh đạo’ được không ? Tôi đáp : sẽ viết chia sẻ với về điều đó ( ví các Bạn Giám đốc là thuyền trưởng )...
  • Những điều Lãnh đạo Việt Nam cần làm ngay

    12/05/2014Nguyễn Tất ThịnhTình hình trước sự việc Trung Quốc chủ động kế hoạch và lực lược hùng hậu cùng các âm mưu thâm hiểm, lâu dài toan tính trọn chiếm Biển Đông, đưa giàn khoan HD 981 vào sâu lãnh hải Việt Nam, hơn nữa có cả sự hiện diện của mãy bay quân sự và tàu chiến, không thể nói khác được, đó đã chính là hành vi xâm lược vào lãnh tổ một nước khác có chủ quyền được Luật pháp Quốc tế công nhận!
  • Tư tưởng "Lãnh đạo phi cách mạng"

    31/07/2011Nguyễn Trần BạtTôi nhớ rằng tạp chí Thông tin và Lý luận của Học viện có đăng một bài của tôi cách đây nhiều năm rồi, đấy là bài bàn về "Lý thuyết Phi Cách mạng". Phải nói rằng lúc đầu tôi nghĩ ra và tôi tưởng rằng đấy là ý nghĩ của một anh nhà quê Việt Nam ngẫu hứng, nhưng nhiều năm sau khi đọc lại các khuynh hướng, các trào lưu tư tưởng trên thế giới thì tôi hiểu rằng phi cách mạng là một trào lưu tư tưởng. Hoá ra những ý nghĩ có khi có những sự giống nhau trên thế giới mặc dù không quen biết nhau...
  • Hành động và phát ngôn của lãnh đạo và cảm hứng công dân

    23/06/2011Nguyễn Quang Thạch... nếu lãnh đạo đất nước biết tạo cảm hứng cho nhân dân bằng tài năng, sự liêm chính, lòng dũng cảm và hành động thì nhân dân sẽ biến những con số 0 vô nghĩa thành những con số vô cùng lớn được đo bằng những chiến thắng Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa, Điện Biên Phủ, chiến thắng của Khoán 10.., và sự phồn thịnh lẫn nhân văn của dân tộc trong dài hạn.
  • Văn hóa, nhân cách lãnh đạo và vận mệnh đất nước

    31/01/2011Trần Văn ThọNhững quyết định về chính trị hay quân sự của người ở vị trí lãnh đạo thường đưa đến những hệ quả lớn đối với vận mệnh của một đất nước, một dân tộc. Người lãnh đạo nếu có trình độ văn hóa cao, có tố chất nhân văn cao cả hay ít nhất có bên mình những quân sư, cố vấn thông hiểu lịch sử và quy luật vận động phức tạp của xã hội, của tâm tình con người, của biến chuyển trên thế giới thì các quyết định thường đem lại một thời đại xán lạn của dân tộc, của đất nước sau đó, hay ít nhất là tránh được những hiểm họa...
  • Lãnh đạo và quan điểm ‘đặt con người vào trung tâm của mọi quá trình’

    12/01/2011Nguyễn Tất ThịnhQuan điểm ‘Đặt con người vào trung tâm của mọi quá trình’ ( để thuận tiện cho bài viết tôi gọi là ‘Thuyết X’ ) không biết từ ai, từ bao giờ đã có vẻ như đương nhiên ngự trị trong quản trị - dường như là một định đề không cần bàn cãi. Nhưng thực ra nếu không làm sáng tỏ mà chấp nhận một cách chung chung, đại trà sẽ nảy sinh hoặc gây ra rất nhiều hệ quả bất như ý – đặc biệt, có thể trở thành rào cản trong chính sách Nhân sự...
  • Suy ngẫm về cách làm việc của Putin liên tưởng đến Năng lực lãnh đạo

    04/01/2011Nguyễn Tất ThịnhThủ Tướng Nga V.Putin đã có những ngày làm việc vô cùng khẩn trương và căng thẳng cuối năm, thậm chí thông qua giao Thừa bằng tinh thần tận tụy và quyết liệt như bản lĩnh vốn có của Ông. Với ánh nhìn thẳng thắng cương trực và không khoan nhượng, Ông dằn từng tiếng với các Quan chức cấp cao trong Chính Phủ : ‘Không có bất kì ngày nghỉ lễ nào cho đến khi có lệnh mới...
  • Con thuyền nhà nước và các thuyền trưởng “lãnh đạo”

    25/07/2010Minh BùiMột nhóm thủy thủ nổi loạn chiếm đoạt một con thuyền và quyết định làm
    một chuyến đi biển thú vị. Nhưng họ tranh cãi với nhau suốt ngày và đi
    theo một vị lãnh tụ có tài thuyết phục nhưng lại rất ngu xuẩn. Họ bất
    chấp mọi lời khuyên của viên hoa tiêu, kẻ luôn tính toán dựa trên quan
    sát các vì sao, mặt biển… và vì thế chuyến đi kết thúc trong thảm họa...
  • xem toàn bộ