Lãnh đạo và quan điểm ‘đặt con người vào trung tâm của mọi quá trình’
Quan điểm ‘Đặt con người vào trung tâm của mọi quá trình’ ( để thuận tiện cho bài viết tôi gọi là ‘Thuyết X’ ) không biết từ ai, từ bao giờ đã có vẻ như đương nhiên ngự trị trong quản trị - dường như là một định đề không cần bàn cãi. Nhưng thực ra nếu không làm sáng tỏ mà chấp nhận một cách chung chung, đại trà sẽ nảy sinh hoặc gây ra rất nhiều hệ quả bất như ý – đặc biệt, có thể trở thành rào cản trong chính sách Nhân sự - như cái xương răm mắc ngang cổ họng của các nhà quản lý, nuốt khó trôi cho được mọi thứ khác…đồng thời còn làm bất mãn nhiều người tinh hoa khác khi bị cào bằng bởi nó
Tôi thấy cần hiểu lại quan điểm này trong quản trị một tổ chức
- Không nên hiểu ‘Con người’ trong ‘Thuyết X’ trên là đúngvà cần áp dụng đối với tất cả mọi người cụ thể. Cá nhân (A) dù có hay ho tài giỏi như thế nào đi nữa cũng không nên đặt ở trung tâm, theo nghĩa ( anh ta quan trọng nhất, là giá trị cốt lõi làm ra Giá trị gia tăng quan trọng nhất của Tổ chức, mọi thứ đầu tư tốt nhất phải dồn cho anh ta, các kết quả làm ra phải ưu tiên cao nhất giành cho anh ta, mọi bài toán qui hoạch tương lai phải tính đến anh ta )… Thực chất của mọi quá trình quản lý phải đi đến giảm sự phụ thuộc ( có khuynh hướng mang tính độc tôn ) vào một khâu / một người…cho dù đó là ông Vua của Đất nước hay Bill Gate của Microsoft. Và trên thực tế một cá nhân ai dù có xuất sắc đến bao nhiêu đi nữa cũng chỉ có thể và nên nhận thấy rằng họ chỉ là một cá nhân quan trọng trong việc tạo ra một Giá trị Trung tâm mang tính giai đoạn mà thôi ! Tôi trích dẫn lại câu của Jean Jaques Rousseu: Người mạnh nhất không bao giờ có khả năng duy trì được đủ để ở mãi vị trí lãnh đạo, trừ khi chuyển đổi sức mạnh thành lẽ phải, chuyển hóa sự khuất phục bởi bổn phận chuyển biến sợ hãi thành phụng sự, chuyển giao sự cai trị về tay Công lý
- Con người về lý thuyết Tĩnh ‘là Một là Riêng là Quí’ – hẳn nhiên rồi! cho dù đứng từ cách nhìn của mỗi Cá thể tự coi mình, hay từ xã hội văn minh hơn đã đi đến thừa nhận như vậy. Nhưng trong quá trình động, mỗi người sống, thể hiện, lao động….luôn không như nhau về quá trình tích cực và kết quả hữu ích xét từ mục tiêu chung. Qui luật tiến hóa lại buộc phải đào thải những nhân tố yếu kém ra khỏi hoạt động và mưu cầu của Hệ thống chung. Với máy móc thì dễ, nhưng với con người lại rất khó bởi các chi phối về tính nhân văn và pháp lý. Nhưng thực ra Cuộc sống có các qui tắc không thể bỏ qua : mỗi người trong các quan hệ xã hội luôn phải chứng tỏ được 5 giá trị của họ ( tiềm năng, đối ứng, bám giữ, can dự, mặc cả ). Do vậy đê dễ dàng cho việc đối xử với con người, không gây cản trở cho các nhà quản trị, thì phải thiết định, công bố về chuẩn mực của hệ thống trên cơ sở lấy Mục tiêu phát triển của tổ chức làm trung tâm, từ đó định chuẩn các chức danh, định vị mỗi người họ vào các thang bậc áp dụng của chính sách & chế độ đối xử, đãi ngộ - gắn với từng lộ trình của chuỗi các mục tiêu giai đoạn. Nghĩa là mỗi người trong từng đoạn đó không nỗ lực chứng tỏ được mình là có giá trị hữu ích thì sẽ bị đào thải. Tôi nghiên cứu thấy rằng : phải vì sự nghiệp Chung mà Nhân Trị - vì công việc mà dùng Nhân sự – vì Mục tiêu mà chấp nhận Nhân lý - vì Thành tích mà đãi ngộ Nhân Tâm - vì sai phạm mà xử phạt Nhân quả. Tôi lưu ý chữ Nhân muốn nói ở đây là ( Nhân = Con ( yếu tố sinh học ) + Người ( phương diện xã hội ) + Đạo ( qui tắc hướng Thượng ) ) – do vậy không phải là cách xử sự cải lương với một con người cụ thể, dù bất kể họ là ai, mà là áp dụng với chuẩn văn minh đi đến sự phát triển của số lớn.
- Tôi cho rằng ‘Thuyết X’ đó lúc đầu có thể là được xuất phát từ một khẩu hiệu ‘mỵ dân’ nhất thời, sau rồi biến ý thành sự ngầm định giữ cho một cá nhân nào đấy có quyền lực chức vụ cao trong tổ chức được trở thành ‘trung tâm’…Nhưng do điều gì cũng có tính hai mặt nên dần đi đến buộc lòng phải giao giảng rộng rãi, đi đến thừa nhận quan điểm đó một cách đại trà, để bao kẻ không ra gì nằm trong các tổ chức cũng được ăn theo, hưởng lợi từ nó. Đáng bàn là những người có trách nhiệm giao giảng không chịu lao Tâm thấu đáo cho việc hiểu đúng của người khác.
Bởi vậy, Tôi trích dẫn ( phải nói là rất ‘ghê gớm’ nhưng như thế mới đúng là khẩu khí, ý chí của những người đội Trời đạp Đất, khuynh Thế – tôi chỉ đưa ra tham khảo, không có ý phân loại theo quan điểm chính trị trong bài này ) :
o Napoleon : kẻ nào rời bỏ đội ngũ, cuộc chơi chấm dứt với họ. Kẻ nào vi phạm kỉ luật kẻ đó tự đặt mình ra khỏi ngoài vòng pháp luật. Điều sống còn với mỗi người là hãy chứng tỏ mình có giá trị và không được làm sự nghiệp lớn phải phân tâm
o Tần Thủy Hoàng : Giá trị của Quần chúng ư ? Là gì, nếu không phải là để thống nhất Trung Hoa và xây dựng Vạn Lý Trường Thành ? Họ tham gia may ra còn sống, kẻ cản trở điều đó không có cơ hội tự hỏi hắn sẽ là gì ?
o Adolfer Hitler : Kẻ biết mình yếu kém thì có thể dung thứ, dạy dỗ, cho nó cơ hội để thể hiện làm điều mà ng¬ười ta còn cần đến hắn. Nhưng nó trí trá cản trở sự nghiệp chung thì đưa thẳng tới lò thiêu ! Nếu nó dùng cách của kẻ bản chất hạ đẳng để gây rối loạn tổ chức thì phải tận diệt nòi giống nó đi
o Hoàng đế Võ Tắc Thiên : mỗi kẻ được dùng là phải chứng tỏ được mình trong cuộc chơi. Tất cả đều phải phụng sự vì mưu cầu thế cuộc chung, hành động vì Quân Tướng, biểu tượng không thể mất trong ván Cờ. Trời Phật dạy lòng tha thứ, nhưng ý chí của ta bắt kẻ cản trở phải bị trừng phạt ! Nếu kẻ nào không còn khả năng hành động thì ban đặc ân cho hắn cái chết – Nhưng nếu hắn còn chứng tỏ được lí do đáng sống thì hãy cho thêm một cơ hội
o Tào Tháo : Quản trị tốt như việc dùng Binh, cốt lõi là dùng Người vào Việc, Kỉ cương nghiêm minh, Ân Uy cho đúng Minh chủ : gia Ân mà không hoang phí – trọng hiền mà không vô cớ bỏ người đang dùng - Đưa người vào việc khó nhọc mà không ai oán thán – Uy nghiêm mà ko hung mãnh. Không tạo ra tâm lí chấp nhận tội lỗi và tối thiểu áp dụng tình tiết giảm nhẹ. Nhưng có thể ân xá vì chiến thuật. Kẻ tồi nhất cần loại bỏ trước khi chiến dịch, và khi kết thúc người Tướng cần biết thưởng ai là người xuất săc nhất.
o Ý kiến của tôi :
- Cho dù mỗi cá nhân có những Mục tiêu quan trọng và những lý do chính đáng khác nhau, nhưng khi họ đặt lên trên Tổ chức, khiến Tổ chức phải phiền lụy vì điều đó thì chính họ là nhân tố sinh loạn. Giá trị cá nhân được thừa nhận là khả năng tham gia và cống hiến chứ không phải là ‘Cái Tôi vị kỷ’.
- Ai cũng có thể sai, có thể xấu, nhưng nếu không biết sợ, thì điều đó mới thật đáng sợ. Phải giương lên sự nghiệp họ phụng sự, phải hiện hữu điều khiến tất cả phải tôn trọng, tạo kỉ cương cho sự tuân thủ, mới mong mỗi người làm được điều khiến tất cả cùng vui sướng được, trong trường hợp ấy vẫn phải tôn lên Trật tự + Nghi Lễ + Chính học. Bởi vậy người ta mới tự biết mình có thể tiếp tục bàn việc lớn và biết nên bàn cho phải Đạo
Tóm lại các Bạn xem thêm sơ đồ sau tôi chia sẻ :
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu NhơnTương lai trong lòng quá khứ
06/02/2009Nguyễn QuânKế thừa tinh thần yêu nước truyền thống của dân tộc ta trong bối cảnh toàn cầu hóa
02/02/2010Mai Thị QuýBóng đá: trò chơi cũ kỹ theo một trật tự cũ kỹ và trong một thế giới cũ kỹ
22/06/2006Trà Đoá