Tư tưởng "Lãnh đạo phi cách mạng"

Chủ tịch/ Tổng giám đốc InvestConsult Group
12:49 CH @ Chủ Nhật - 31 Tháng Bảy, 2011

Ông Phạm Ngọc Quang:Thưa anh Bạt và các anhchị. Theo ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo học viện, chúng tôi tổ chức các buổi gặpgỡ và nghe một số đồng chí làm nghiên cứu lý luận thực tiễn nói về một số đềxuất nhất định. Chúng tôi cố gắng tiếp thu những gì hợp lý dựa trên các cuộcthảo luận. Chúng tôi cho rằng, chân lý không chỉ được nhận ra từ thực tiễn màcòn được nhận ra trong tranh luận, thảo luận. Và dĩ nhiên trên những cơ sở thựctiễn khác nhau, việc cùng nhau trao đổi là cần thiết để làm sáng tỏ một số vấnđề. Như tôi đã trao đổi với anh Bạt, chúng tôi muốn nghe anh nói những suy nghĩcủa anh bấy lâu nay và sau đó chúng ta sẽ cùng nhau làm sáng tỏ một số vấn đềcòn gây tranh luận. Anh Bạt là Tổng giám đốc công ty Tư vấn Đầu tư và Chuyển giao công nghệ với gần 300 cán bộ, có trụ sở văn phòng ở Cần Thơ, thành phố HồChí Minh. Anh Bạt tuy là một doanh nhân nhưng đã viết rất nhiều sách, trong đó có ba cuốn sách đã xuất bản, đó là Văn hoá và Con người, Cải cách và sự Pháttriển, Suy tưởng. Hiện nay anh Bạt còn hai cuốn đang biên tập để xuất bản, đólà cuốn Tự do và Suy tưởng II. Ngoài ra còn nhiều bài phát biểu và các bài viếtkhác trên báo chí.

Ông Nguyễn Văn Hởn(Tiến sĩ, Vụ phó vụquản lý khoa học): Hôm nay đoàn cán bộ của Học viện Chính trị Hành chính Quốcgia Hồ Chí Minh rất vinh dự đến nghe anh nói chuyện về vấn đề Cải cách và Pháttriển để tiếp thu và có những ý kiến trao đổi. Chúng tôi xin giới thiệu thànhphần đoàn chúng tôi gồm có:

1.GS, TS TrầnNgọc Hiên, Nguyên Phó Giám đốc Học viện

2.GS, TS PhạmNgọc Quang, Thường trực chuyên trách Hội đồng Khoa học

3.GS, TS NguyễnVăn Huyên, Viện trưởng Viện Chính trị học

4.PGS, TS PhạmHuy Đức, Viện trưởng Viện Văn hoá và Phát triển

5.PGS, TS HoàngMinh Đô, Quyền Viện trưởng Viện Tôn giáo và Tín ngưỡng

6.PGS, TS Trần Thành, Viện trưởng Viện Triết học

7.PGS, TS TrầnVăn Phòng, Phó Viện trưởng Viện Triết học

8.PGS, TS VũHoàng Công, Phó Chánh văn phòng Học viện

9.TS Nguyễn Văn Thùy, Viện trưởng Viện nghiên cứu Quyền con người

10.PGS, TS Nguyễn Viết Thảo, Tổng biên tập tạp chí Lý luận Chínhtrị

11.PGS.TS TrầnQuang Minh, Phó Tổng biên tập tạp chí Lịch sử Đảng

12.PGS.TS PhạmNgọc Anh, Phó Viện trưởng Viện tư tưởng HCM và các lãnh tụ của Đảng

13.TS ĐặngThuyết Nghi, Phó Viện trưởng Viện thông tin khoa học

14.TS Nguyễn ThếLực, Nguyên Phó Viện trưởng Viện Quan hệ Quốc tế

15.PGS. TS BùiĐình Phong, Giảng viên cao cấp của Viện tư tưởng HCM và các lãnh tụ của Đảng

16.TS Trần DuyHưng, Giảng viên Viện Xây dựng Đảng

17.Đ/c Phạm Hà, Trưởng phòng Quản lý kế hoạch và đề tài,Vụ quản lý Khoa học

18.Đ/c Nguyễn Thanh Bình, Phó trưởng phòng quản lýkế hoạch và đề tài, Vụ quản lý khoa học

19.Đ/c Nguyễn Hải Hiệp, Chuyên viên Vụ quản lý khoahọc

20.Đ/c Trần QuốcKhánh, Chuyên viên Vụ quản lý Khoa học

Ông Nguyễn Trần Bạt(NTB): Thưa anhHiên, anh Quang và các anh, các chị. Cách đây mấy tháng, khi anh Quang đặt vấnđề mời tôi gặp gỡ, nói chuyện với các anh, các chị trong học viện, phải nói thậtlà tôi rất hồi hộp và tôi cũng thấy ngại. Tôi ngại vì đây là lực lượng trí thứcưu tú nhất của đảng cầm quyền và xét trên góc độ tin cậy một cách tự nhiên thìđây là vinh dự quá lớn cho một người hoạt động xã hội thông thường như tôi.Trước khi đi vào nói chuyện, tôi nghĩ rằng cần phải làm rõ về mặt nhân thân củamình. Tôi là Nguyễn Trần Bạt, sinh ngày 5/4/1946, năm nay tôi 63 tuổi. Cha tôilà một người theo chủ nghĩa Marx từ rất sớm, bây giờ ông mất rồi, ông có lẽ làmột người cộng sản không thành công nhất trong lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. Mở đầu sựnghiệp, ông làm chủ tịch một mặt trận của tỉnh từ tiền khởi nghĩa, nhưng ôngchết như một đảng viên bình thường. Lúc mất, cha tôi bảo chôn theo cho ông cáithẻ đảng. Theo quy tắc, cái thẻ đảng phải nộp lại cho Ban tổ chức Trung ương,mà lúc bấy giờ thì chưa có máy photocopy nên tôi đành phải lấy nó để cho vào áoquan của ông cụ. Năm tôi 16 tuổi, lúc đó nhà tôi nghèo, cha tôi bảo: "Baogiờ có điều kiện thì học con ạ, bây giờ phải đi làm thôi". Và tôi đi thanhniên xung phong vào đầu năm 1963. Lúc bấy giờ chúng tôi đi xây dựng kinh tế,văn hóa miền núi tại Liên đoàn Khảo sát và Quy hoạch lâm nghiệp ở sông Hiếu,Nghệ An. Tháng Giêng năm 1964, tôi nhập ngũ và là chiến sỹ của tiểu đoàn 2,trung đoàn 812, sư đoàn 324, thuộc Nam Trung Bộ. Năm 1967, do bị sức ép, tôikhông đủ sức khỏe để tiếp tục tại ngũ. Lúc bấy giờ, tôi gặp một bác sỹ là giáosư Nguyễn Thuyên, người Hà Nội, là Chủ nhiệm khoa ngoại của Quân y Viện 4, ôngấy bắt tôi về. Tôi hỏi tại sao lại bắt tôi về, ông ấy mắng tôi là ngu và chotôi về. Sau khi xuất ngũ, tôi về học lại chương trình phổ thông tại trường Phổthông Công nghiệp Hải Phòng. Ở đấy tôi gặp vợ tôi bây giờ (Vợ tôi trước đây làTrưởng ban Bạn đọc của Báo Phụ nữ Việt Nam từ năm 1976, nay đã về hưu). Họcxong chương trình phổ thông, tôi tiếp tục học đại học. Tôi học tương đối khánên có tên trong danh sách đi học ở Khoa Vật lý của trường Lômônôxốp. Khi đó,tôi là Bí thư Đoàn Thanh niên của trường phổ thông cho nên người ta bảo tôi vàoĐảng. Nhưng vì tôi đã có quan hệ với vợ tôi bây giờ nên Hiệu phó, Bí thư chi bộđặt hai quyết định trước mặt tôi và nói rằng, nếu mà thôi mối quan hệ ấy thì sẽcó hai quyết định này (Vợ tôi là con một Việt Kiều, nhiều năm sau này mới biếtrằng ông cụ là một cán bộ nằm vùng của ta ở Paris. Ông cụ đã ở Paris từ khi vợ tôi mới sinh ra được mấytháng cho đến khi ông mất cách đây 4 năm). Tôi bảo tại sao lại vô lý thế, tạisao để vào Đảng và đi học nước ngoài mà lại phải đánh đổi cô vợ như thế? Thế làtôi không có được cả hai quyết định ấy. Và người ta bảo tôi: cậu muốn xin họcđại học ở đâu thì xin. Tôi đến gặp Giáo sư Nguyễn Đình Trí, lúc bấy giờ là chủnhiệm khoa Toán và Cơ học của trường đại học Bách Khoa. Ông Trí đồng ý nhận tôingay. Nhưng trường Bách Khoa lúc bấy giờ không có chỉ tiêu nên tôi đành phảixin học ở trường Đại học Xây dựng, nguyên là khoa Xây dựng cũ của trường Đạihọc Bách Khoa. Người dạy tôi là giáo sư Đặng Hữu, nguyên Trưởng ban Khoa giáoTrung ương Đảng. Đến bây giờ tôi vẫn còn giữ quan hệ rất thân thiết với anhHữu. Người dạy tôi còn có giáo sư Đỗ Quốc Sam, chủ nhiệm Ủy ban kế hoạch Nhànước. Song song với việc đi học Đại học Xây dựng, tôi có học hàm thụ khoa Toáncủa trường Đại học Tổng hợp và học tại chức ở khoa Ngữ văn, do đó về mặt họcvấn, tôi cũng học khá toàn diện, tất nhiên là ở mức thấp và tôi chưa bao giờ đihọc ở nước ngoài. Sau khi tôi học xong, giáo sư Đặng Hữu bảo tôi quay trở lạibộ đội để tham gia xây dựng đường Hồ Chí Minh và tôi làm việc ở đoàn 559 từcuối năm 1972 đến năm 1976. Sau khi giải phóng miền Nam, người ta đề nghị tôi ở lạiquân đội với việc phong vượt cấp quân hàm. Các anh biết rằng, sư đoàn trưởngcủa tôi lúc bấy giờ mới là thiếu tá mà người ta đề nghị phong tôi hàm Thượngúy, nhưng tôi từ chối. Tôi về làm việc ở Viện Khoa học Công nghệ Giao thông Vậntải. Hai năm sau, năm 1978, tôi trở thành quyền chủ nhiệm bộ môn Nền móng vàCông trình ngầm. Đấy là công việc của tôi trước khi thành lập công ty này, tứclà tôi vẫn làm khoa học nhưng nó khác với cái khoa học hiện nay tôi làm. Tôi đãtừng tham gia thiết kế cầu treo Mùa Xuân rất nổi tiếng vào những năm 1970 ở HàNội và là một trong những phó chủ nhiệm đề án. Nhưng đề án đó sau khi làm xongthì không triển khai được vì không đủ kinh phí và không đủ trình độ kỹ thuật đểlàm (về sau, anh Đổng Sỹ Nguyên đã chỉ đạo làm thành cầu Chương Dương bây giờ).Sau đó, tôi đi thi nghiên cứu sinh và đỗ, nhưng tôi không được đi, vì ông Bộtrưởng (trước đó là chủ nhiệm bộ môn của tôi và tôi là phó chủ nhiệm) khôngđồng ý và nói rằng chưa làm phó tiến sĩ mà đã kiêu ngạo thì làm phó tiến sĩ sẽkiêu ngạo đến chừng nào, và Đảng ta sẽ khó khăn trong việc quản lý những kẻkiêu ngạo mà lại có bằng phó tiến sĩ. Cho nên tôi ở nhà và trở thành tôi nhưbây giờ. Thất vọng trong chuyện biến mình trở thành nhà khoa học kỹ thuật, tôiquyết tâm biến mình trở thành một nhà khoa học trong lĩnh vực xã hội và nhânvăn. Cha tôi là một ông Tú, sinh năm 1916. Ông cụ biết khá nhiều và ông dạy tôihọc triết học từ khi còn bé, vì thế tự nhiên tôi có một số kiến thức, nó khônghệ thống lắm nhưng nó là những kiến thức tự học. Đấy cũng là dấu hiệu rất phổbiến của giới trí thức Việt Nam.Ví dụ như giáo sư Vũ Khiêu hay giáo sư Nguyễn Hồng Phong, Viện trưởng Viện Sửcũng thế. Tôi nghĩ rằng đấy là một thời kỳ mà người trí thức Việt Nam phải tựhoàn thiện mình, bất chấp việc mình không đủ tiêu chuẩn hàn lâm ban đầu để cócái vé vào cửa đối với hoạt động nghiên cứu.

Từ cuối những năm 1970, tôi đã nghiên cứu và dự báorằng thế nào Chủ nghĩa Xã hội cũng khủng hoảng. Đến đầu những năm 1980, tôi gầnnhư khẳng định điều đó. Vì thế tôi ra khỏi Viện và trở về làm việc ở Uỷ ban Xâydựng Cơ bản Nhà nước, chỗ Giáo sư Đỗ Quốc Sam, với mục đích tìm hiểu xem Chủnghĩa Xã hội tiêu tiền trong xây dựng cơ bản như thế nào, bởi vì, tôi cho rằngđấy chính là điểm huyệt của hoạt động kinh tế của các quốc gia như chúng ta.Lúc bấy giờ tôi không nói với giáo sư Đỗ Quốc Sam tâm sự như vậy. Tôi làm việcở đó hai năm, rồi chuyển về Bộ Khoa học và Công nghệ (lúc đó là Uỷ ban Khoa họcvà Công nghệ) và làm việc tại Cục Sở hữu Trí tuệ. Nhiệm vụ của tôi ở đấy là xâydựng toà nhà làm kho tư liệu của Cục. Toà nhà chúng tôi xây ngày ấy cao nhất HàNội, cao hơn toà nhà Khách sạn Hà Nội nửa thước. Khi tôi đến xin việc thì ôngCục trưởng hỏi tôi rằng: "Anh có đề nghị gì về lương, thưởng không?".Tôi trả lời: "Tôi nghĩ rằng cái cơ hội để mặc cả với anh và có lợi vềchuyện ấy sắp qua rồi. Tôi muốn đề nghị anh cho phép tôi lập một công ty ởtrong Cục của anh". Tôi có lẽ là người Việt Nam đầu tiên lập ra loại tổ chức tưvấn về đầu tư, bởi tôi nghĩ rằng chắc chắn đất nước chúng ta sẽ mở cửa. Công tynày tiền thân của nó được lập từ đầu năm 1987. Nếu cộng cả tuổi mụ thì Công tycủa chúng tôi đã thành lập được 20 năm. Năm nay chúng tôi chủ trương không tổchức liên hoan kỷ niệm rầm rộ vì đất nước đang khủng hoảng kinh tế, nhưng phảinói rằng sự có mặt của các anh chị ngày hôm nay có lẽ đối với chúng tôi có ýnghĩa lớn hơn cả việc tổ chức một buổi liên hoan kỷ niệm. Thay mặt anh em,chúng tôi hết sức cám ơn sự có mặt của các anh chị ngày hôm nay.

Tôi xin giới thiệu về bộ máy của chúng tôi. Công tycủa chúng tôi có hai loại hoạt động, hoạt động làm ăn và hoạt động nghiên cứukhoa học. Về hoạt động làm ăn thì chúng tôi có một nhóm các công ty. Còn vềhoạt động nghiên cứu khoa học, chúng tôi có một số bộ môn nghiên cứu: bộ mônPhát triển Kinh tế do chị Hồ Ngọc Lâm làm chủ nhiệm, bộ môn các Dự án Hỗ trợPhát triển do anh Lê Chí Cường làm chủ nhiệm, bộ môn nghiên cứu Pháp luật doanh Nguyễn Tiến Lập chủ nhiệm, bộ môn nghiên cứu các quyền Sở hữu Trí tuệ dochị Phạm Thu Hà chủ nhiệm, còn bộ môn nghiên cứu các Điều kiện Vĩ mô của sựphát triển do tôi làm chủ nhiệm. Vậy xuất phát từ ý tưởng nào mà chúng tôi tổchức nghiên cứu khoa học? Chúng tôi biết rất rõ rằng chúng ta đang sống trongmột thời đại biến động. Xét về mặt lý luận mà nói thì đây là một thời kỳ biếnđổi gay gắt nhất của hoạt động lý luận liên quan đến khái niệm phát triển. Tấtcả các khái niệm cổ xưa, các trường phái cổ xưa đã được định danh trong lịch sửxét về mặt phát triển đều đang nở dần ra. Vào 10 năm trước thì nó đang pháttriển về lượng nhưng vào thời điểm mà chúng ta đang sống hiện nay thì nó bắtđầu khủng hoảng. Khoảng 15-20 ngày nữa, toàn bộ lý thuyết về xây dựng hệ thốngtài chính và ngân hàng của Hoa Kỳ, của Châu Âu bắt buộc phải thay đổi. Chúngtôi đã thấy trước tất cả những rắc rối như thế này nhưng không kêu cứu được,bởi vì Việt Nam vốn đã bérồi và chúng tôi ở Việt Namlại còn bé nữa. Như vậy, xuất phát từ suy nghĩ rằng thế giới sẽ biến động chonên chúng tôi nghiên cứu để thấy trước, để hình dung một cách tổng thể chândung của thế giới trong những năm đầu thế kỷ XXI, và chúng tôi làm việc ấy mộtcách rất kiên nhẫn. Năm năm sau khi thành lập công ty này thì tôi đã bắt đầunhững bước nghiên cứu ấy rồi. Vào năm 1999, trong một buổi giao lưu với Tổng bíthư Lê Khả Phiêu, hôm ấy có cả anh Sáu Phong và anh Tuyển tham dự, tôi nói vớianh Phiêu rằng "Gặp Tổng bí thư rất khó, cái cơ hội ấy bằng kim cương, vìthế tôi tranh thủ hỏi anh hai câu, trong đó câu quan trọng nhất liên quan đếnCông ty của tôi là: tôi muốn xin phép anh thành lập một cơ quan nghiên cứu đểphản biện các dự thảo chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước. Với tư cách làTổng Bí thư, anh có ủng hộ không?". Hôm ấy Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu trảlời nguyên văn như thế này: "Nếu ngày mai anh Bạt làm được thì tôi ủnghộ". Hôm sau anh em phóng viên Thông tấn xã Việt Nam đã đăng tin ấy trên bản tin Kinh tế củaThông tấn xã Việt Nam.Tôi nói với anh em lãnh đạo Công ty rằng bây giờ chúng ta chưa có bộ luật nàoquản lý việc hình thành các cơ sở nghiên cứu tư nhân cả, cho nên, nếu chúng takhông làm được theo luật thì chúng ta phải làm theo lý. Tôi nói với anh em làmcho tôi một cái đề nghị có tính chất quần chúng về việc thành lập cơ sở nghiêncứu và tất cả anh em đều ký vào đó. Tôi nghĩ rằng hiến pháp qui định quyềnnghiên cứu khoa học, ý đồ và nguyện vọng là của nhân dân mà lại được Tổng bíthư Đảng Cộng sản Việt Nam, người cầm quyền phê chuẩn thì đấy là giấy phép lớnnhất rồi. Thế là từ đấy chúng tôi bắt đầu công việc nghiên cứu. Chúng tôi đãlàm, và năng nhặt thì chặt bị. Anh em trong công ty của chúng tôi đã viết đượcsố lượng bài khoảng 4000 trang, hai phần ba trong số đó đã được đăng rải rác ởcác báo và tạp chí. Cá nhân tôi từ năm 1999 tới giờ cũng có được khoảng 10.000trang ghi chép những vấn đề xuất hiện trong cuộc sống mà tôi quan tâm và nghiêncứu. Xuất phát từ những tư liệu này, tôi đã soạn ra những cuốn sách như anhQuang vừa giới thiệu. Và tôi đã gửi tặng Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu những quyểnsách của tôi để cảm ơn anh ấy với tư cách là người đã ủng hộ chúng tôi mở đầusự nghiệp này. Tôi có tham gia một số nhóm nghiên cứu trên thế giới và cũng cóviết bài đăng trên trang web của họ bằng tiếng Anh.

Tôi xin nói thêm để các anh chị hình dung tôi tiếp cậnnhư thế nào với khoa học. Tôi là người thường xuyên đi nước ngoài. Tôi đã đihầu hết các quốc gia quan trọng ở châu Âu và tiếp xúc với các nhân vật khá quantrọng. Tôi đến Úc rất sớm, vào năm 1989. Đến Mỹ lần đầu vào năm 1990, sau đónhiều lần tôi đến New Yorkđể tìm hiểu cơ cấu của nền kinh tế tài chính để tiếp cận với nó. Rất đáng buồnlà các ngân hàng vừa sụp đổ và bị thôn tính hầu hết đều là khách hàng của côngty chúng tôi. Tôi tiếp xúc với Morgan Stanley và JP Morgan từ năm 1989, GoldmanSachs, Merry Lynch cũng là khách hàng của chúng tôi. Chúng tôi làm việc vớiCitiGroup từ năm 1988, khi đó họ thành lập một nhóm vận động hành lang để bỏlệnh cấm vận đối với Việt Namvà tôi cũng tham gia vào nhóm đó. Hồi ấy, Phó Cục trưởng Cục Phản gián khi tôiđi Mỹ về có gặp tôi và bảo rằng: "Tôi nghe đồn anh Bạt sang Mỹ ăn nói tựdo lắm phải không?". Tôi cười và trả lời: "Thưa anh, tôi không đượctrả lương để nói cho các anh thích, mà tôi có nghĩa vụ nói để cho người tathích Việt Nam.Nếu các anh không thích tôi thì các anh có thể không cho tôi đi nữa". Sauđó, anh ấy cười và bảo: "Không, tớ nói đùa". Mấy năm sau khi anh ấyvề hưu, anh ấy đến chào tôi và bảo: "Tớ đến đây chào Bạt, tớ đã vềhưu." Phải nói với các anh, các chị rằng trong quá trình đi nước ngoài vàgặp gỡ rất nhiều người như vậy, tôi đã tiếp xúc với rất nhiều vấn đề. Khi xãhội Việt Nam còn chưa được làm quen nhiều với các khái niệm cụ thể của nền kinhtế thị trường thì tháng 5/1989, chúng tôi đã tổ chức một hội thảo bàn về việcxây dựng thị trường tài chính và thị trường chứng khoán (sau hội thảo này, tôibị anh Sáu Dân khiển trách và công ty của tôi bị tạm ngừng hoạt động một thờigian). Giảng viên mà tôi mời được là Tổng Giám đốc Thị trường chứng khoánLondon và Tổng Giám đốc Thị trường chứng khoán Budapest mới thành lập, nhờ sựgiới thiệu của Đại sứ Hunggary và Đại sứ Anh. Có khoảng 3000 người ghi tên thamdự cuộc hội thảo ấy, nhưng chúng tôi chỉ tiếp nhận được khoảng 2000 người và tổchức ở Nhà hát Lớn thành phố Hồ Chí Minh. Sau đó tôi còn tham gia rất nhiều hộithảo quốc tế, trong đó có một số hội thảo của Colin Powell, Margaret Thatcher,Henry Kissinger. Năm 1995, tôi được tiến sĩ Henry Kissinger mời đến Washington gặp gỡ vàtrao đổi về toàn cầu hoá. Phải nói rằng đây là một chặng đường cực kỳ vất vả,có những lúc tôi đã ngất trong thang máy khi đi từ cuộc tiếp xúc này đến cuộctiếp xúc kia ở New York, bởi vì các thang máy ở New York chạy với tốc độ khánhanh và lúc bấy giờ do đói, hạ đường huyết nên tôi ngất. Nhưng những công việcnhư vậy tôi vẫn làm một cách kiên nhẫn cho đến bây giờ. Lần đầu tiên tôi ranước ngoài để nghiên cứu những chuyện như thế này là vào đầu năm 1988. Tôi đidự một lớp huấn luyện để điều hành các công ty cung cấp dịch vụ bảo hộ sở hữutrí tuệ, tổ chức tại Tokyo.Lúc bấy giờ Ban Tổ chức trung ương còn duyệt danh sách cho các cán bộ đi nướcngoài, nhưng tới lượt đi của tôi thì vừa có sự thay đổi quy chế là Ban Tổ chứcTrung ương không phải chịu trách nhiệm xem xét chuyện đi ra nước ngoài củanhững cán bộ dưới cấp vụ. Thế là chị Huế, một cán bộ kỳ cựu của A17 nói vui vớitôi: kỳ này anh Bạt thoát rồi. Từ lúc ấy cho đến bây giờ là cả một chặng đườngrất dài, đã có những thay đổi rất căn bản trong đời sống xã hội của chúng ta.Và có thể nói rằng toàn bộ lịch sử trí tuệ và cả lịch sử của việc làm ăn củachúng tôi gắn liền với chính sách đổi mới và mở cửa của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Hiện nay trong xã hội có rất nhiều vấn đề, rất nhiềutâm trạng được mô tả như là những bức xúc của xã hội đối với đảng cầm quyền.Trong một lần trả lời Vietnamnet, tôi nói rằng tôi chia tâm trạng này ra thành3 loại: thứ nhất là nhóm có tính chất chống đối, thứ hai là nhóm có tính chấtbức xúc, thứ ba là nhóm những người cố gắng đi tìm những lý giải cơ bản về cáchiện tượng tiêu cực của xã hội chúng ta. Tôi thuộc nhóm thứ ba. Tôi không cóbất kỳ bức xúc gì với đảng cầm quyền cả, nhưng phải nói thật rằng có rất nhiềuđiều tôi cảm thấy không hài lòng và thoải mái về mặt lẽ phải. Trong các thuậtngữ được sử dụng hàng ngày của đời sống nghiên cứu, đời sống truyền thông hiệnnay, tôi thấy có những sự cặp díp rất vô lý, ví dụ đa nguyên - đa đảng. Tôithấy rằng đa nguyên và đa đảng là hai khái niệm và nếu như ghép làm một thìchúng ta chống đa đảng và chống luôn cả đa nguyên, như vậy, chúng ta vi phạmmột nguyên tắc rất căn bản của đời sống là tôn trọng sự đa dạng tự nhiên. Chínhsự ghép một cách lục bát như vậy các khái niệm hoặc các mức độ khác nhau củamột khái niệm đã tạo ra tình trạng rất chậm phát triển về phương diện lý luận.Hay nói cách khác, lý luận chưa trở thành công cụ để hướng dẫn xã hội và trongmột chừng mực nào đó, quan sát các phát ngôn của nhiều nhà lãnh đạo thì tôithấy nó cũng chưa phải là công cụ để hướng dẫn hành vi của các nhà chính trịcao cấp. Chính điều đấy làm cho chúng tôi cảm thấy rất băn khoăn. Nếu nói nhưông Ngô Quang Kiệt, tổng giám mục Hà Nội thì đấy là cách nói vụng, nhưng đi ranước ngoài và theo dõi các phát ngôn của các nhà lãnh đạo của chúng ta thì nóithật là tôi khá buồn. Bất cứ khi nào động đến khái niệm nhạy cảm là chúng ta lúngtúng, ví dụ như khái niệm Nhân quyền. Phải nói thật với các anh rằng chínhtrạng thái có quá nhiều những miền kín, miền cấm như vậy làm cho các lực lượngnghiên cứu trong xã hội không liên kết với nhau được và không thể tạo ra sựphát hiện được. Tuy nhiên, trong những điều kiện như vậy, chúng tôi vẫn làm mộtcách âm thầm, và tôi muốn có những nhân chứng về sự trong sạch của chúng tôi,nên tôi mời các cộng tác viên, các cố vấn khoa học như anh Trần Ngọc Hiên, anhĐào Xuân Sâm, anh Đặng Xuân Kỳ v.v. Anh Đặng Xuân Kỳ đã cộng tác với tôi có lẽcũng phải 20 năm rồi. Khi nghiên cứu về đời sống chính trị Việt Nam, chúng tôiphát hiện ra rằng, nếu không cải cách chính trị thì dân tộc này sẽ lại phải lănlộn trong những cuộc cách mạng, những cuộc tranh giành quyền lực, những sự chiarẽ và không loại trừ phải chia cắt đất nước trở lại Cho nên, cần phải nghiêncứu những cách thức tiến hành cải cách chính trị theo xu hướng dân chủ hoá đểbảo vệ dân tộc này tránh khỏi những tai họa có thể xảy ra. Tôi nói như thế đểcác anh chị thấy rằng những suy nghĩ của chúng tôi là nghiêm túc và chân thật.Tất nhiên nghĩ như thế thì không có nghĩa là làm ngay được. Chúng tôi buộc phảitham khảo, phải nghiên cứu và đôi lúc phải chờ đợi các sự việc, các diễn biếncủa các thực tế chính trị thì mới có thể thẩm định được những ý nghĩ, những suytưởng ban đầu của mình. Nó dần dần hình thành các quan điểm mà chúng tôi đã thểhiện trong một số quyển sách, ít nhất là những quyển đã xuất bản. Trong baquyển, quyển Văn hoá và Con người,quyển Cải cách và sự phát triển thìkhông có vấn đề gì và chúng tôi đã tái bản, nối bản, riêng quyển Suy tưởng thì có vấn đề một chút. Tôi đãphải làm việc với Ban Văn hoá Tư tưởng về quyển sách này. Người mà tôi đốithoại là anh Đinh Xuân Dũng, Vụ trưởng Vụ Xuất bản Báo chí. Tôi nói rằng, tôiđảm bảo là các anh không thể tìm thấy bất kỳ chi tiết chống Đảng nào trongquyển sách của tôi. Và cho đến hôm nay, cả 3 quyển sách này đều đã được đưa vàodanh mục chính thức của thư viện trường Harvard, thư viện Quốc hội Hoa Kỳ, thưviện Quốc gia Paris, và thư viện của một vài trường đại học ở Mỹ. Tôi khôngbiết vì lý do gì và ai đưa vào, nhưng giám đốc bộ phận tiếng Việt của các thưviện ấy đã gửi thư cảm ơn tôi. Tuy nhiên, chưa quyển nào được dùng để chống lạiđời sống chính trị trong nước cả. Trong ba cuốn sách này, xã hội rất hưởng ứngquyển Văn hoá và Con người và quyển Suy tưởng, nhưng riêng quyển Cải cách và sự Phát triển thì ít ngườiđể ý đến, mà đấy là quyển tôi tâm huyết nhất, trong đó tôi đã tổng kết tất cảnhững nghiên cứu của chúng tôi về phát triển, về cải cách.

Tôi nhớ rằng tạp chí Thông tin và Lý luận của Học việncó đăng một bài của tôi cách đây nhiều năm rồi, đấy là bài bàn về "Lýthuyết Phi Cách mạng". Phải nói rằng lúc đầu tôi nghĩ ra và tôi tưởng rằngđấy là ý nghĩ của một anh nhà quê Việt Nam ngẫu hứng, nhưng nhiều năm sau khiđọc lại các khuynh hướng, các trào lưu tư tưởng trên thế giới thì tôi hiểu rằngphi cách mạng là một trào lưu tư tưởng. Hoá ra những ý nghĩ có khi có những sựgiống nhau trên thế giới mặc dù không quen biết nhau. Năm 1995, tôi gặp ôngBrzezinski ở Washington DC một cách ngẫu nhiên. Khi đó, tôi đi cùngvới một ông Thứ trưởng ngoại giao Hoa Kỳ và là đại sứ thứ hai của Mỹ ở TrungQuốc, đó là giáo sư Leonardo Unger, tôi quen ông ấy ở Việt Nam. Chúng tôi đi ănsáng ở chỗ mà tất cả các nghị sĩ và các nhà chính trị của Hoa Kỳ ở Washington hay đến ănsáng. Tôi nhớ hôm ấy, tôi trông thấy cả cựu tổng thống Nixon, cả Brzezinski.Ông Unger giới thiệu tôi với ông Brzezinski, ông ấy hỏi tôi: "Ông có biếttôi không?". Tôi bảo tôi có biết. Ông ấy hỏi tiếp "Sao biết?".Tôi trả lời "Tôi đọc quyển Great Failure (Sự thất bại lớn) của ông".Ông ấy hỏi: "Theo ông thì quyển ấy như thế nào?". Tôi trả lời"Ông dự báo sự sụp đổ này sau tôi 10 năm". Cũng năm ấy tôi được tiếnsĩ Henry Kissinger mời đến Hoa Kỳ. Lúc bấy giờ, đề tài mà chúng tôi thảo luậnvới nhau là đề tài Toàn cầu hoá về kinh tế. Tôi có đưa về cho anh em an ninhmột cái băng ghi âm buổi nói chuyện về Leadership của Henry Kissinger. Trongcuộc hội thảo ấy, tôi nói với Henry Kissinger là "toàn cầu hoá đâu phải làdo ông hay do tôi, cái cần bàn là chúng ta làm gì để hỗ trợ quá trình toàn cầuhoá này một cách tích cực". Rồi tôi nói đến hiện tượng toàn cầu hoá về mặtvăn hoá, đặc biệt là phải xây dựng hệ tiêu chuẩn văn hoá chính trị toàn cầu nhưthế nào. Hiện nay các giao dịch quốc tế, các đối thoại giữa các nhà nước vớinhau là đối thoại một chiều, ai nói thì cứ nói, ai nghe thì cứ nghe và nó khôngcó tiêu chuẩn. Mà không xây dựng hệ tiêu chuẩn văn hoá chính trị toàn cầu thìcác quốc gia không đối thoại với nhau được. Tôi nói với ông ấy như vậy. Và câumà ông ấy nói với tôi sau đó là: "Tại sao ở một cái xó như Việt Nam lại cónhững người có ý nghĩ như ông?". Tôi bảo rằng: "Không, không có cáixó nào cả. Những kẻ hiểu độ rắn của cái roi không phải là kẻ đánh mà là kẻ chịuđựng nó. Nếu chúng tôi có thông thái hơn ông thì đó là vì chúng tôi hiểu đượcnỗi đau bị đánh". Sau đó, cuộc thảo luận diễn ra rất vui vẻ. Tôi hỏi ôngta: "Tại sao ông không đến Việt Nam?". Ông ta trả lời: "Từ giờcho đến khi tôi đi gặp Chúa, tôi sẽ không đến Việt Nam, tôi có quá nhiều kỷniệm khó chịu với Việt Nam". Tôi hỏi "Vậy tại sao ông mời tôi?".Ông ta trả lời "Vì tôi muốn có một người Việt Nam trong bữa ăn tối rấtquốc tế này của tôi". Bữa ăn ấy rất đông, có cả Anwar Ibrahim bây giờ làthủ lãnh cánh đối lập ở Malaysia, có cả Bộ trưởng Bộ tài chính của chính phủIndonesia. Tôi hỏi: "Tại sao ông biết tôi mà mời?". Ông ấy bảo:"Tôi muốn có một người Việt Nam ở bữa ăn này, tôi hỏi trung tâm thông tincủa Ngân hàng Thế giới và họ chỉ ra tên của ông". Chính những vấn đề trongcuộc gặp gỡ ấy gợi ý tôi viết quyển sách văn hoá. Phải nói thật là có một thờigian khá dài chúng ta nghiên cứu, đối xử với văn hóa một cách rất không chừngmực, không thấy được vị thế của nó, không thấy được giá trị của nó và cườngđiệu các mặt tiêu cực của nó. Ví dụ như việc giữ gìn bản sắc. Có một thời kỳchúng ta quảng bá chuyện giữ gìn bản sắc rất ghê gớm, nhưng tôi nghĩ rằng bâygiờ, những người có trình độ không ai nói từ ấy nữa. Mới đây, tôi có một buổinói chuyện và trao đổi với vị Chủ tịch Liên đoàn Quốc tế những nhà triết học làFrancois Jullien. Ông ấy nói rằng trong thời đại toàn cầu cần phải chống lạikhuynh hướng để văn hóa trở thành bản sắc, với một lý do rất đơn giản là nếu nóđã trở thành bản sắc thì tốc độ dịch chuyển của xã hội chậm, mà tốc độ dịchchuyển của xã hội chậm thì văn hóa trở thành kẻ ngăn chặn, kẻ làm giảm tốc độphát triển.

Sau những cuộc gặp gỡ và va chạm với rất nhiều vấn đề,nhất là từ năm 1997 tôi bắt đầu hình dung ra việc viết cuốn Cải cách và sự Phát triển. Tôi đến rấtnhiều nước để nghiên cứu cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997, đặc biệt ở châu Á.Tôi có rủ anh Bùi Xuân Khu, bây giờ là Thứ trưởng Bộ công thương, lúc bấy giờlà Tổng giám đốc của Vinatex cùng đi. Tôi nói: "Tôi có một chuyến đi đếnHàn Quốc do lời mời của sứ quán Hàn Quốc, ông có đi với tôi không?” Ông ấy đồngý. Tôi hỏi: “Thế ông đã đi Hàn Quốc bao giờ chưa?”. Ông ấy bảo “Tôi đi ba lầnrồi”. “Thế ông có gặp gỡ ai không?”. Ông ấy bảo “Không, chỉ lang thang thôi”.Do chúng tôi được tổ chức một cách cẩn thận nên dịp đó chúng tôi gặp rất nhiềungười, trong đó có Thứ trưởng thường trực Bộ ngoại giao, Bộ thương mại, Thứtrưởng thường trực của Bộ kinh tế, Chủ tịch Ngân hàng Xuất Nhập khẩu, và Chủtịch hãng thông tấn Yonhap, nơi cung cấp hầu hết các phát ngôn, quan điểm củachính phủ Hàn Quốc. Đến đó, tôi nghiên cứu tại sao nền kinh tế của họ khủnghoảng. Tôi nhớ hồi đó, tôi có tham gia chương trình tọa đàm bàn tròn cho mụcXây dựng Đảng phát sóng trên tivi do anh Đậu Ngọc Đảm làm, chúng tôi thảo luậnvề cuộc khủng hoảng kinh tế. Trong cuộc tọa đàm ấy có rất nhiều anh em, trongđó có cả anh Đào Xuân Sâm. Anh Sâm nói rằng: “Các đồng chí ơi! Tại sao xungquanh người ta sốt lên cả rồi mà mình lại không sốt lên được?”. Vào thời điểmấy, rất nhiều nhà nghiên cứu của chúng ta thắc mắc rằng tại sao một đất nướcnhư thế này mà không có khả năng sốt lên được, tức là không có khả năng khủnghoảng. Nhiều khi chúng ta tự hào rằng chúng ta không chịu ảnh hưởng của cuộckhủng hoảng mà không phát hiện ra rằng đáng lẽ chúng ta phải đau khổ khi thấynền kinh tế của chúng ta vô cảm với sự phát triển của thế giới. Bằng những ấntượng như vậy, tôi viết quyển Cải cách vàsự Phát triển. Trong quyển sách này, tôi có nói đến các cuộc cải cách cầnthiết và cơ bản, đó là cải cách kinh tế, cải cách chính trị, cải cách văn hóavà giáo dục. Trong đó, tôi xem cuộc cải cách giáo dục là cuộc cải cách tổng hợpthể hiện toàn bộ sự đổi mới về các quan điểm chính trị, kinh tế, văn hóa.

Trong quyển sách này, ngoài việc liệt kê những cuộccải cách cơ bản mà bất kỳ một thể chế nào cũng phải làm, chúng tôi còn nghiêncứu những điều kiện cơ bản của từng cuộc cải cách và nghiên cứu cả việc phảikết hợp một cách đồng bộ các cuộc cải cách như thế nào. Chúng tôi đưa ra mộtkhái niệm là "độ thấm của các chính sách vĩ mô". Chính vì chúng takhông làm rõ khái niệm này trong đời sống xã hội cho nên nhiều chính sách củachúng ta khi ban hành thiếu tính nhân dân. Ví dụ, cấm hàng rong là thiếu tínhnhân dân. Anh đưa ra cái anh muốn nhưng anh không hiểu cuộc sống đã muốn cáianh muốn chưa. Cho nên phải nói rằng, một loạt các chính sách của chúng tatrong giai đoạn gần đây là thiếu sự chiếu cố thoả đáng đến các trạng thái thựccủa đời sống. Tôi có đưa ra trong một số bài báo là cần phải có một quy trìnhbắt buộc đối với việc hoạch định chính sách. Ví dụ chính sách ảnh hưởng đến 5người thì người ra chính sách có thể làm mà không cần phải hỏi ý kiến. Nhưngnếu ảnh hưởng đến 500 người tức là nó bắt đầu tác động đến xã hội một cách thậtsự, và đến 5 triệu người thì buộc phải thẩm định ở mức cao nhất của đời sốngchính trị. Nhưng hình như chúng ta không có những nguyên tắc như thế. Ví dụchuyện xe ba bánh, xe tự chế, với tư cách là một người vẫn còn tiếp tục sốngtrong đời sống thông thường, tôi rùng mình về sự phiêu lưu chính trị như vậy.Các anh nghiên cứu, học tập gương Bác Hồ vĩ đại để duy trì, dùng lịch sử để duytrì mối quan hệ giữa Đảng và dân, nhưng những chính sách như vậy đi ngược lạihoàn toàn, gây những phản ứng ngược lại hoàn toàn với mong muốn như vậy. Phảinói rằng sự coi thường nhân dân, sự thiếu chất lượng nhân dân của luật pháp vàchính sách đã bắt đầu trở thành một tai họa của đời sống chính trị. Nhưng hìnhnhư các nhà chính trị không để ý lắm đến chuyện này. Có nhiều nhà lãnh đạo cấpcao vẫn nói rằng chúng ta phải nuôi dân, chúng ta phải lo cho dân v.v. Tôi đãnói với anh em ở Đài truyền hình Việt Nam là tôi nghĩ các anh nên góp ý với cácnhà lãnh đạo là không nên nói chữ "dân". Nhân dân không phải là cấpdưới của nhà nước. Bản chất của nền dân chủ là người dân làm chủ thể chế củamình chứ không phải thể chế cai quản người dân. Hay nói về quân đội của chúngta chẳng hạn, tôi có nói với một số anh cựu chiến binh là Quân đội Nhân dân ViệtNam là thành phẩm của quá trình liên doanh giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và nhândân. Nếu Quân đội chỉ bảo vệ Đảng (rất nhiều người vô tình nói như thế mặc dùtrong đầu có thể không nghĩ thế), thì tự nhiên khi xem, khi nghe, người ta sẽhiểu là hoá ra các ông ấy làm như thế là vì các ông ấy. Trong cuốn Văn hoá và Con người của tôi có phần vănhoá chính trị, tôi nói rằng cần phải chấn chỉnh lại hệ thống ngôn ngữ, khôngđược để nó diễn ra một cách ngẫu nhiên, bởi nó sẽ tạo ra một quá trình tuyêntruyền ngược lại với các nguyên lý căn bản nhất của đời sống chính trị mà chúngta tôn thờ. Chuyện ấy có thể không phù hợp lắm với thẩm mỹ chính trị của một sốngười lãnh đạo, nhưng tôi cho rằng những giá trị như vậy, những khẳng định nhưvậy không thể chối bỏ được. Sớm hay muộn, các nhà lãnh đạo của chúng ta cũngphải tiếp cận với kỷ luật của đời sống, mà kỷ luật quan trọng nhất của đời sốnglà sự đến gần các chân lý của nó.

Đây là lần đầu tiên gặp các anh các chị nên tôi dànhthời gian mở đầu câu chuyện bằng cách tự giới thiệu mình. Anh Quang có đề nghịtôi nói sâu về cải cách. Các anh chị có thể đặt câu hỏi, tôi sẽ trả lời. Tôikhông thích sự độc thoại. Tôi sẵn sàng trả lời những chất vấn của các anh cácchị, nhưng cũng phải nói trước là tôi là người không tranh luận. Nếu các anhcác chị bảo tôi sai thì tôi sẽ im, lý do rất đơn giản: tôi là người tôn trọngtính đa dạng của đời sống. Nguyên tắc của tôi là tôn trọng sự đa dạng tự nhiên,bởi vì nó là bản chất của cuộc sống. Cũng như lúc đầu tôi nói là không thể ghépđa nguyên và đa đảng được. Chúng ta có thể ngăn chặn sự đa đảng nhưng chúng takhông tiêu diệt sự đa nguyên được, bởi vì đa nguyên là bản chất của cuộc sống.Về mặt chính trị chúng ta chưa cho phép đa đảng, hay chúng ta chưa được thànhlập thêm các đảng chính trị vào giai đoạn thế kỷ thứ XXI chẳng hạn, đó là quyềncủa những người cầm quyền. Nhưng anh không thể nói rằng: vườn nhà các cậu chỉtrồng xà lách không thôi, trồng rau muống không thôi, không được trồng rau nàokhác. Trong bài viết của tôi gửi giáo sư Phạm Ngọc Quang theo yêu cầu của giáosư, tôi đã nói rõ điều ấy. Tôi dừng lại ở đây. Rất muốn các anh các chị có gìthắc mắc cần phải hỏi thêm tôi, tôi sẽ trả lời. Chỗ nào tôi không biết thì tôisẽ nói là tôi không biết. Tôi không phải là một nhà hàn lâm chuyên nghiệp, tôicũng không định trở thành một nhà hàn lâm chuyên nghiệp, nhưng tôi muốn trởthành một con người biết những thứ cần thiết cho cuộc sống. Rất có thể quanđiểm của tôi không làm vừa lòng một số anh chị ngồi đây, hoặc là làm bất tiệnchính trị cho một số anh chị, với tư cách là vệ sĩ lý luận của Đảng, nghe thấytôi nói ngang ngang như thế mà không chất vấn thì bất tiện cho các anh các chị.Cũng có thể có một số anh chị đồng ý với tôi mà không nói ra được, hoặc cũng cóanh cho rằng anh này không được, phải đấu tranh với nó. Cho nên, tôi phải nóitrước là tôi không tranh luận, vì tôi là người tôn trọng tính đa dạng của đờisống tinh thần. Trong bài viết gửi giáo sư Phạm Ngọc Quang, có một đoạn tôi nóivề trí thức, tôi xin đọc lại để các anh các chị hiểu rõ quan điểm của tôi và đểdễ chất vấn tôi hơn:

"Hiện nay, bằngrất nhiều hoạt động, các nhà chính trị luôn thể hiện sự quan tâm đến đội ngũtrí thức, muốn xây dựng đội ngũ trí thức, đó là dấu hiệu tốt. Tuy nhiên, phươngpháp hay động cơ của việc này cần phải được xem xét và cân nhắc một cách rấtcẩn thận. Vấn đề đặt ra là các nhà chính trị muốn gì ở trí thức. Nếu các nhàchính trị muốn có một đội ngũ trí thức của mình, phục vụ cho mình thì chỉ cầnxây dựng đội ngũ trí thức theo cách thức hiện nay là đủ, còn nếu muốn có mộtđội ngũ trí thức để lý giải những hiện tượng chính trị, xã hội để có thể hoạchđịnh những chính sách tốt thì cần phải làm theo cách khác. Trong quá khứ, nhiềunhà cầm quyền trên thế giới đã từng làm việc này, họ xây dựng nền văn hóa đểkiểm soát xã hội về mặt thái độ chính trị, xây dựng đội ngũ quần chúng để làmchỗ dựa, làm lực lượng chính trị, xây dựng đội ngũ trí thức làm trí khôn chínhtrị, tức là họ muốn biến xã hội trở thành lực lượng của mình, công cụ của mìnhmà quên mất rằng làm như vậy sẽ khiến cho xã hội không còn tự do nữa. Để xâydựng đội ngũ trí thức thì vấn đề đầu tiên đặt ra cho những người thực hiện làphải xây dựng tiêu chuẩn để nhận diện trí thức, nhưng đặt ra vấn đề xây dựngtiêu chuẩn để nhận diện trí thức là rất chủ quan, bởi vì các tiêu chuẩn khônghình thành bởi sự hình dung của những người cầm quyền mà do xã hội hình thànhvà xác nhận. Nếu chúng ta vẫn tiếp tục cổ vũ cho những chủ trương xây dựng độingũ trí thức một cách chủ quan như vậy thì tức là cổ vũ cho một bộ phận nhữngtrí thức nhạy cảm và đủ năng lực để biến hình, biến màu trở thành kẻ cơ hội sớmnhất và giỏi nhất. Những người cầm quyền nếu không đủ tinh khôn, không đủ kinhnghiệm thì sẽ rất dễ nhầm lẫn những kẻ cơ hội đội lốt trí thức với trí thức chânchính. Vậy thì nhận diện để làm gì? Có những lúc chúng ta nói rằng trí thức đãbắt đầu trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp thông qua lý thuyết về nền kinhtế trí thức và lập tức chúng ta có những sự biến hình rất vĩ đại xảy ra trênqui mô xã hội, đó là sự xuất hiện của hàng chục nghìn tiến sĩ, giáo sư kém chấtlượng. Như thế tức là trí thức là những kẻ biến hình. Nhà cầm quyền càng xâydựng hệ tiêu chuẩn và càng công bố, càng tuyên truyền về nó thì xã hội càng bịlôi kéo theo những tiêu chuẩn phiến diện vì nó chỉ được xác nhận bởi nhữngngười có quyền lực. Nếu làm như vậy thì xã hội sẽ không những không có thêm tríthức mà những trí thức sẵn có cũng trở nên biến dạng. Đấy là một nguy cơ.

Như đã phân tích, xã hội với tất cả sự náo nhiệt của nó đã tự hình thànhhệ tiêu chuẩn của trí thức và nhiệm vụ của các nhà chính trị là phải đi tìmtừng người một. Vậy các nhà chính trị dựa vào đâu để nhận diện những trí thứcchân chính? Tôi cho rằng việc này thực ra không quá khó. Trí thức chân chínhluôn luôn đối lập một cách tự nhiên đối với nhà cầm quyền, cho nên, thay vì xâydựng các tiêu chuẩn nhận diện thì chúng ta cần nhận diện trí thức bằng đặctrưng cơ bản của lực lượng này, đó là "Tính Đối lập".Những ai không có năng lực đối lập thì dường như rất khó trở thành tríthức. Những ai không có phản ứng về sự vô lý, về sự thiếu nhân đạo, về sự thiếuhiểu biết thì kẻ đó dứt khoát không phải là trí thức. Trí thức là người có nănglực phản xạ một cách tự nhiên trước những sự vô lý của xã hội mà đặc trưng lànhà cầm quyền. Cho nên, tiêu chuẩn để phát hiện một cách chính xác và nhanhnhất người trí thức chính là tính đối lập và các phản ứng của họ đối với nhàcầm quyền. Và tiêu chuẩn để phân biệt sự khác nhau giữa các cá thể trí thức,giữa các nhóm trí thức là mức độ đối lập của nó đối với nhà cầm quyền. Trạngthái đối lập cực đoan là trạng thái đối kháng. Trạng thái đối lập khôn ngoan,phải chăng và tích cực là trạng thái không đối kháng. Ở mọi thời đại, tất cảnhững trí thức vĩ đại đều là những trí thức đối lập tích cực.

Nghiên cứu tính đối lậpcủa trí thức, tôi thấy rằng có bốn điểm cơ bản: Thứ nhất, trí thức đối lập vớinhau để hình thành một trong những sinh hoạt phổ biến tạo ra sự sáng tạo và lựachọn, đó là tranh luận. Thứ hai, trí thức đối lập với nhà cầm quyền để tạo ramột sinh hoạt rất phổ biến, đó là sinh hoạt phản biện. Thứ ba, trí thức đối lậpvới những yếu tố văn hoá xâm nhập từ bên ngoài để tạo ra năng lực chọn lọc củaxã hội. Và cuối cùng, trí thức phải đối lập với quá khứ để tạo ra động lực củasự phát triển và năng lực phỏng đoán tương lai."

Liên quan đến vấn đềtrí thức, Giáo sư Trần Ngọc Hiên cách đây không lâu có đến làm việc với tôi vềviệc góp ý cho nghị quyết xây dựng đội ngũ trí thức. Tôi đã thảo luận với anhHiên về vấn đề này, tôi nói rằng không có tiêu chuẩn nhận diện, nếu có đặt ratiêu chuẩn nhận diện thì lực lượng đi nhận diện cũng rất khó thực hiện. Rấtnhiều nỗi oan ức mà ngay cả trong tâm lý những trí thức quan trọng của Đảngcũng có. Tôi cho rằng trí thức là những người có trách nhiệm, người có tráchnhiệm bao giờ cũng đối lập với mọi sự sai trái của cuộc sống, mà sự sai trái dễnhận thấy nhất là sự sai trái của nhà cầm quyền. Người ta nhận diện trí thức lànhận diện phản ứng của họ đối với nhà cầm quyền, cho nên nhà chính trị phải rènluyện để đủ năng lực đối thoại với kẻ đối lập với mình. Trong một xã hội mà nhàchính trị không đủ năng lực để đối thoại với người đối lập với mình về mặt hiểubiết thì rất khó để xã hội ấy trở thành một xã hội phát triển. Đấy là nhữngluận điểm cơ bản của tôi nằm trong quyển sách này và nằm trong bài viết mà tôigửi cho giáo sư Phạm Ngọc Quang.

Ông Phạm Ngọc Quang: Thay mặt cho anh em ởđây, cám ơn anh Bạt đã có một số ý kiến tâm huyết và trao đổi với anh em. Thựcra tôi mới quen anh Bạt cách đây một tuần, khi tôi mời anh Bạt đến để trao đổivới chúng ta thì anh Bạt đề nghị tôi ra ngoài này gặp anh để trao đổi. Tôi biếtanh Bạt trước đó là qua sách, cuốn "Cải cách và Phát triển", xuất bảnquý IV năm 2005 thì tháng 12 tôi mua quyển này. Sau đó quyển "Văn hoá vàCon người" tôi mua năm 2006 vàquen anh Bạt qua một số bài viết trên mạng internet. Trong quá trình làm ở Hộiđồng Lý luận Trung ương, tôi được giao chuẩn bị một công trình lớn của Hội đồngmà đã xuất bản dày trên 500 trang, đầu đề cuốn sách ấy là "Đổi mới và pháttriển Việt Nam, một số lý luận và thực tiễn". Khi hình thành bản thảo ấy,tôi đã đọc cuốn sách này của anh và nói thật là tôi đã đưa một số vấn đề củaanh vào trong tác phẩm ấy để phê phán. Sau đó, khi đưa ra một hội đồng để xemxét thì thấy những ý đó cần phải được nghiên cứu tiếp. Do vậy, tôi đã rút nhữngý đó ra khỏi cuốn sách. Cuốn sách ấy được xuất bản từ 2006 mà không có đoạn phêphán về một số ý của anh. Phải nói thực là tôi cũng không hẳn là hoàn toàn chiasẻ với anh tất cả các ý mà anh đã viết. Anh nói là bản thân anh không tranhluận và tôn trọng tính đa dạng. Theo tôi việc tôn trọng tính đa dạng và khôngtranh luận, hai việc đó không mâu thuẫn với nhau. Nếu tranh luận để đi tới ápđặt chân lý là sai lầm. Nếu tranh luận để hiểu rõ nhau, để hiểu quan điểm nàycó cơ sở gì là điều cần thiết. Tôi mong muốn trong buổi hôm nay, anh phá vỡ cáilệ ấy, trao đổi một số ý mà anh em đặt ra để chúng tôi hiểu rõ thêm về quanđiểm của anh.

NTB: Tôi thấy cần phải nói rõ hơn là tôikhông viết những quyển sách này cho các giáo sư của Học viện Chính trị Hànhchính Quốc gia Hồ Chí Minh. Tôi viết những cuốn sách này là để giữ lại khán giảtrong rạp trong khi chờ đợi những tiết mục chính từ các anh. Những quyển sáchcủa tôi giống như một rổ khoai luộc để chờ cơm chín. Tranh luận với các anh tứclà tranh luận với một đối tượng chuyên nghiệp, tôi không phải là một nhà hànlâm chuyên nghiệp và do đó tôi không tự xếp mình ngang các anh để tranh luận.Cho nên các anh chất vấn và tôi trả lời, tôi làm rõ quan điểm của tôi để cácanh thấy. Còn để kết luận là tôi sai ở chỗ này, các anh đúng ở chỗ kia thì tôisẽ không theo đuổi câu chuyện như vậy.

Ông Phạm Ngọc Quang: Tôi đã đọc một số tácphẩm của anh, có những điểm mà tôi có một số hiểu biết nhất định, cũng có nhữngđiểm mà theo tôi cần được hiểu rõ hơn. Tôi tạm thời nêu một vài ý sơ bộ thếnày:

- Xung quanh cuốn Cải cách và sự Phát triển, một điểm lớntrở thành tuyên ngôn của anh là "Lý luận Phi Cách mạng", nghĩa là anhkhông tán thành việc tiếp tục xuất hiện các cuộc cách mạng, và từ đó anh nêuquan điểm của anh Cách mạng là gì. Đấy là việc thay đổi trật tự xã hội cũ đểtạo ra sự nối tiếp ngẫu hứng. Theo tôi quan điểm ấy đúng và không có gì phảitranh luận. Nhưng từ đó anh cho rằng cách mạng như vậy phải trả giá quá đắt, vàhậu thế phải trả giá không biết bao giờ mới xong. Và theo anh, cách mạng ở thờikỳ trước kia thì được, bây giờ càng phát triển bao nhiêu thì cách mạng ấy càngít giá trị bấy nhiêu. Do vậy cần phải thay đổi cách mạng bằng cải cách. Tôimuốn đề nghị anh làm rõ ý này.

- Thứ hai, anh cho rằngtự do với chính trị là giải phóng con người ra khỏi chính trị. Tôi chưa rõ lànhư thế nào. Có phải tự do với chính trị là giải thoát con người ra khỏi chínhtrị hay không? Trong xã hội luôn có chính trị, vậy con người có bao giờ hoàntoàn thoát khỏi chính trị hay không, và trên thực tế, có điều đó không?

- Ý thứ ba là anh nóicần phải có một hệ tiêu chuẩn về cải cách, trong đó tiêu chuẩn cơ bản về cảicách kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội là cái gì, và tinh thần chung là gì?Theo anh, hệ tiêu chuẩn mang tính toàn cầu về chính trị bây giờ là gì? Nhiềungười nói rằng toàn cầu hoá hiện nay là toàn cầu hoá dưới sự chi phối của tưbản, thậm chí một số người cho rằng toàn cầu hoá hiện nay là toàn cầu hóa tưbản chủ nghĩa. Vậy giữa quan điểm đó với quan điểm của anh là hội nhập chínhtrị toàn cầu với tiêu chí toàn cầu ấy có gì giống hay khác nhau?

- Ý thứ tư là vấn đềgiữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Tôi đọc một số tài liệu thấy người ta nói rằngngay một số quan chức của Pháp cũng lý giải rằng thất bại của họ ở Việt Nam làdo không hiểu văn hoá Việt Nam. Một số quan chức Mỹ cũng nói như vậy. Vậy bâygiờ anh lại đặt ra vấn đề là không nên giữ bản sắc văn hoá. Anh cho ý kiến thêmvề vấn đề này.

- Ý cuối cùng là anhnói rằng cần phải phi chính trị hoá nhà trường. Trong xã hội hiện nay, liệu cóthể phi chính trị hoá nhà trường hay không và phi chính trị hoá nhà trường ởmức nào thì có thể chấp nhận được? Ở mức nào thì không thể có được cái đó? Tađặt ra cái đó liệu có ảo tưởng hay không, có mang tính thực tế hay không?

NTB: Đúng là nguyên lý căn bản của tôitrong quyển sách này là nguyên lý phi cách mạng. Tại sao lại như vậy? Chúng tacứ nói cách mạng ở trên giấy, nói cách mạng ở trên sách, chúng ta làm thơ vềcách mạng, nhưng chúng ta không biết rằng mọi cuộc cách mạng đều để lại nhữngdi chứng khổng lồ, kể cả cuộc cách mạng không có bạo lực. Tôi có nói trongquyển sách này là cái di chứng của cách mạng không phải là chết chóc mà là sựsợ hãi. Và sự sợ hãi các di chứng của cách mạng không chỉ có trong người dân màcó ngay trong cả những người lãnh đạo, những người cầm quyền. Tôi có tranh luậnvới đại sứ Ukraine, chínhông ta đề nghị tôi đến nói chuyện, trình bày quan điểm của tôi với Hội đồng Anninh quốc gia Ukraine.Tôi bảo tôi sẵn lòng. Họ ca ngợi rằng họ đã thành công với cách mạng Cam, cáchmạng Nhung, nhưng bây giờ các anh chị thấy rằng thực tế cách mạng ở Ukrainekhông hề Cam, không hề Nhung, mà người ta vẫn tiếp tục khuếch trương tất cảnhững thắng thua của từng giai đoạn và nó kéo dài tình trạng cả một dân tộccuốn theo những thứ không gắn với sự phát triển tự nhiên của cuộc sống. Ở Việt Nam chẳng hạn, các anh thấy rằng cuộc tranh luậngiữa nhà cầm quyền Việt Namvới vị linh mục trong sự cố liên quan đến nhà thờ công giáo gần đây là tranhluận về quyền sở hữu đất đai. Sự thay đổi quyền sở hữu đất đai là kết quả củacách mạng. Người Việt chúng ta còn phải tham gia vào giải quyết những hậu quảcách mạng ấy trong 50 - 70 năm nữa chứ không phải chỉ bây giờ. Cách mạng buộc phảithay đổi một cách quyết liệt, ngay lập tức, nhưng bây giờ chúng ta làm chủ xãhội thì chúng ta phải có ý thức về sự hợp lý hoá hàng ngày của toàn bộ các tiếntrình phát triển. Cho nên, tôi nói rằng cần phải thay thế cách mạng bằng cảicách chứ tôi không phủ nhận việc cần phải làm biến mất những điều bất hợp lý vàthay thế nó bằng những điều hợp lý. Tức là ở đây tôi muốn nói là quy trình tạora sự thay đổi, sự phát triển như thế nào thì phù hợp. Nguồn năng lượng mà nhânloại có không đủ để tiến hành các cuộc cách mạng. Người ta đưa ra những dự báolà vào những năm 40 của thế kỷ này, các nguồn năng lượng carbon sẽ hết, vàngười ta buộc phải nghiên cứu các dạng năng lượng khác. Trên thế giới người tađã nghiên cứu sử dụng năng lượng nhiệt trong lòng trái đất, rồi nghiên cứu nănglượng sóng, năng lượng gió... Nhưng tất cả những nghiên cứu ấy chỉ ra rằng nhânloại vẫn chưa đủ tiền để đầu tư, và bây giờ người ta vẫn tiếp tục đốt nguồnnăng lượng sẵn có, vẫn tiếp tục thay thế nó bằng năng lượng hạt nhân, cái đấy ẩnchứa một nguy cơ khổng lồ. Các cuộc cách mạng luôn kéo theo sự sợ hãi, sự bấtổn định tinh thần, làm con người dừng lại, không sáng tạo. Nếu như chúng ta tạora một trạng thái yên ổn thì mọi người đều có thể là nhà tư tưởng của riêngmình, mọi người đều có thể trở thành nhà khoa học của riêng mình, và do đó, tỷlệ con người có năng lực sáng tạo sẽ lớn hơn, phổ biến hơn, và điều đấy làm chonhân loại trở nên tiết kiệm hơn. Cho nên, luận điểm của tôi là: Nhân loại khôngcòn đủ sức chịu đựng các cuộc cách mạng. Và nói cho cùng, các cuộc cách mạngdiễn ra trong thực tế đời sống của lịch sử nhân loại cũng không nhiều lắm, màhậu quả của nó đã ghê gớm như vậy. Sự sụp đổ của Liên bang Xô viết là kết quảcủa cách mạng. Nhân đà đấy, người ta đã tạo ra một quốc gia là kết quả của sựcưỡng bức rất nhiều thứ. Và phải nói rằng cách mạng là một cơ hội lớn cho rấtnhiều kẻ cơ hội. Có thể ở chúng ta không có, nhưng trên thế giới những kẻ cơhội như vậy rất nhiều. Những kẻ cơ hội nhân dịp cách mạng bằng một số trò láucá chính trị mà trở thành kẻ cầm quyền thì tai họa của nhân loại là không thểtưởng tượng được. Cho nên, các nhà chính trị ở mọi thời đại, ở mọi quốc gia cầnphải tỉnh táo tạo ra một lộ trình hoàn toàn chủ động để xây dựng sự hợp lý củađời sống. Đấy là tư tưởng cơ bản của tôi.

Về ý thứ hai mà anh nói là tự do chính trị. Tự do vềchính trị là giải phóng con người ra khỏi chính trị. Tôi hoàn toàn có thể làmrõ quan điểm này. Giải phóng con người ra khỏi chính trị là giải phóng conngười ra khỏi những động cơ chính trị cụ thể, những áp đặt chính trị cụ thể.Chính trị là một mặt của đời sống, không ai ra khỏi chính trị hoàn toàn được,nhưng cái chính trị mà con người có một cách tự nhiên với cái chính trị ép buộcphải có là hai cái khác nhau. Khi con người bị ép buộc về chính trị thì conngười mất cảm hứng sống và mất cảm hứng phát triển. Trong tác phẩm "Bàn vềlý luận không có con người" mà ông Trần Đức Thảo viết, ông ấy có nói đếnkhía cạnh này. Bằng tất cả những lập luận như vậy, tôi muốn nói rằng cần phảitrả cho con người cuộc sống, mà nói đến cuộc sống là nó phải yên ổn, nó phảibình dị, nó phải tự nhiên. Khuyến khích nó thì được, nhưng ép nó là không được.Đôi lúc chúng ta cố ép, chúng ta ép đến mức ngay cả những người đứng đầu một hệthống chính trị cũng trở nên mất tự do. Tôi nhìn hình ảnh các nhà lãnh đạo cầmtờ giấy khi nói chuyện với các nguyên thủ ở nước ngoài là tôi thấy rất đau khổ.Tại sao lại có một không khí, một tiêu chuẩn để ngay cả các nhà lãnh đạo ởcương vị cao nhất cũng không cảm thấy mình tự do? Tôi là một kẻ vô danh tiểutốt, tôi trốn vào trong một ngõ hẻm như thế này, tôi tự do hay không tự do, tôichịu sức ép hay không, không ai biết, nhưng với những người giữ địa vị quantrọng và luôn phải xuất hiện trước mặt thiên hạ thì khác. Bây giờ các anh thấyrằng đi ra ngoài đối thoại mà không có tự do thì không được người ta tôn trọng.Năm 1990, tôi có một cuộc nói chuyện ở Washington DC với khoảng 700 doanhnghiệp, người lái ô tô đưa tôi đến hội trường là giáo sư Leonardo Unger, nguyênthứ trưởng Bộ ngoại giao Hoa Kỳ mà tôi quen ở Việt Nam. Tôi nói với giáo sư đưatôi đến chỗ bức tường kỷ niệm những người Mỹ chết trận ở Việt Nam và lái về chỗhội trường chậm 1 phút. Ông ấy không hiểu ý tôi, nhưng tôi nhờ nên ông ấy làmđúng như vậy. Đến chỗ bức tường ấy tôi mua một bó hoa đặt vào đấy. Khi tôi đếnhội trường muộn 1 phút thì đương nhiên người ta đặt câu hỏi: tại sao ông đếnmuộn. Tôi giải thích là tôi đến để đặt bó hoa lên bức tường kỷ niệm. Có một anhgiám đốc Việt kiều 70 tuổi hỏi tôi ngay: tại sao ông lại làm như thế? Tôi trảlời, loài người chúng mình được cho là động vật thông minh mà đã là thông minhthì nó không mang khái niệm hộ chiếu lên thiên đường. Nếu không có những độngthái như vậy thì tôi không đủ tự tin để nói chuyện với các vị ở đây. Các anh,các chị mà thấy các nhà ngoại giao của chúng ta đi ra nước ngoài thì đau khổlắm, họ không đủ tự nhiên, không đủ tự do. Những hiện tượng như vậy bóp nghẹtcảm hứng sống, cảm hứng sáng tạo của con người.

Về ý thứ ba, tôi hoàn toàn không đồng ý với ý kiến chorằng toàn cầu hoá là toàn cầu hoá tư bản chủ nghĩa, đấy là một quan điểm lạchậu về mặt chính trị và lạc hậu về mặt khoa học. Toàn cầu hoá không có ai lãnhđạo, những kẻ nhiều tiền có khuynh hướng thắng thế trong quá trình toàn cầuhoá, nhưng khi họ thất bại thì họ phải trả giá rất đau. Người Mỹ đang trả giácho việc toàn cầu hoá một cách thái quá đến mức mất khả năng kiểm soát, bởi vìtoàn cầu hoá có mặt trái của nó. Toàn cầu hoá là quá trình tự nhiên và nhữngngười chiếm ưu thế có thể là những người nhiều tiền. Tuy nhiên không phải cứ cótiền là có ưu thế. Trong thời đại hiện nay, trí tuệ đã bắt đầu trở thành quyềnlực, trở thành sức mạnh, mà những người có tiền chưa chắc đã phải là người cótrí tuệ. Vì thế, với một nước nghèo như chúng ta thì giới trí thức của chúng tabuộc phải có trí tuệ, buộc phải khôn ngoan. Khi thị trường chứng khoán Việt Nambùng nổ, tôi có lệnh trong công ty của tôi là ai mà dính đến chứng khoán là tôikỷ luật. Và tôi cũng đã nói khi trả lời phỏng vấn của báo chí là thị trườngchứng khoán này sẽ phá vỡ toàn bộ thành tựu 20 năm xoá đói giảm nghèo của đấtnước chúng ta. Có thể còn nhiều người chưa đồng ý với kết luận của tôi, nhưngtôi chắc chắn rằng giờ này Quốc hội Mỹ đã đồng ý với kết luận của tôi khi xemxét vấn đề khủng hoảng tài chính. Tất cả các quỹ này, quỹ kia mà người Việt Namchào đón là những kẻ môi giới sự thất thoát quyền lực không chỉ về kinh tế màcòn là sự thất thoát quyền lực chính trị. Chúng ta đón chào cả những kẻ địchtương lai mà chúng ta không biết. Chúng ta không biết bởi chúng ta không đủ tríkhôn. Nếu chúng ta không đủ trí tuệ để tạo ra sự khôn ngoan của dân tộc chúngta thì chúng ta không cạnh tranh được, chúng ta có giàu có đi nữa thì chúng tavẫn là nước bé. Chúng ta ở bên cạnh Trung Quốc khổng lồ, đấy là một bất lợi lớncủa chúng ta. Tôi gọi nền sản xuất của nước CHND Trung Hoa là một chiến dịchphá hoại vĩ đại đối với toàn bộ năng lượng sống và phát triển của thế giới.Điều này tôi không chỉ nói với các anh, tôi đã từng nói với anh Trần Nguyên làcon trai của Phó chủ tịch Đảng cộng sản Trung Quốc Trần Vân tại Bắc Kinh trongkhi chúng tôi ăn cơm với nhau ở Bắc Kinh. Với việc biến tất cả các nguyên liệuđược sản xuất một cách nghiêm túc như thế này trở thành các phế phẩm, trở thànhnhững bộ quần áo chỉ mặc vài ngày là vứt thì tôi không hiểu người Trung Quốc sẽđi đến đâu. Tôi nói với bà đại sứ Mỹ Barshefsky, trước đây là đại diện thươngmại của chính phủ Hoa Kỳ rằng với tình trạng sản xuất như thế và cung ứng hànghoá như thế, nước CHND Trung Hoa đã làm cho nền văn hoá tiêu dùng của thế giớibị biến dạng như thế nào. Tôi cảnh báo điều này từ năm năm trước.

Tôi cho rằng chủ nghĩa tư bản không lãnh đạo gì, khôngđóng vai trò gì trên thực tế mà đấy là bản năng thương mại của toàn nhân loạiđược huy động trong quá trình toàn cầu hoá, và đừng nhầm lẫn nó là toàn cầu hoátư bản chủ nghĩa. Đấy là quan điểm của tôi. Và các dân tộc phải đủ tự do để conngười của nó trở nên thông minh để nhặt nhạnh các cơ hội và né tránh các rủiro. Khi tôi đến trường Harvard, tôi có 40 phút nói chuyện tại một lớp luật. Tôinói đến câu chuyện làm thế nào để thế giới chống lại được sự rủi ro do sự luônluôn mới: người mới, hàng mới, cách thức mới của nền kinh tế thế giới xâm nhậpvào các vùng khác nhau, nhất là các vùng chậm phát triển. Và đấy chính là bảnchất của cái gọi là nền kinh tế trí thức. Nền kinh tế trí thức là nền kinh tếmà trí thức trở thành lực lượng giúp xã hội phân loại giữa cơ hội và rủi ro.Nếu chúng ta cứ tiếp tục đào sâu cái rãnh mà chúng ta vẫn quen nghĩ thì nó giốngnhư việc chúng ta đi giữa một cái hào kín, chúng ta không có cách gì để có thểnhìn ra hai bên được để mà hỗ trợ xã hội trong việc phân loại và né tránh rủiro. Cho nên, con người chỉ có thể phát triển bằng tự do, những nước càng chậmphát triển bao nhiêu thì càng cần tự do bấy nhiêu, bởi vì anh phải bù lại cáiphần thiếu hụt năng lực vốn có mà lịch sử đã tạo ra cho mỗi một công dân trongcác quốc gia chậm phát triển. Đấy chính là phi chính trị hoá, phi chính trị hoáchứ không vô chính trị hoá. Tôi có thể yêu đảng cộng sản, có thể không, chẳngsao cả. Tôi luôn luôn nghĩ rằng sự đa dạng về các đặc trưng chính trị là mộtthực tế của đời sống chính trị toàn cầu. Nếu gò ép nhân dân để giữ cho được cáibản sắc nào đấy thì có nghĩa là tự mình phá hoại mình. Năm 1985, tôi cùng nhàtôi đi dự cuộc họp báo về việc đổi tiền, người ta nói rằng đáng ra lúc đầu địnhđổi 1-1 nhưng in không kịp cho nên đổi 1-10. Nghe xong tôi toát mồ hôi, tôibảo: Tại sao đối với tài sản của con người mà người ta lại vô trách nhiệm đến thế?Năm 1986 chúng ta đổi mới, người Việt Nam bỗng nhiên nở ra, có phải đấychính là một bằng chứng rằng tự do đem lại cho con người sự bùng nổ sức sống? Ởgiai đoạn đầu những năm 80, có lúc tôi đã trông thấy một vài phu nhân ra ngoàichợ giúi mấy tút thuốc tiêu chuẩn cho mấy con phe ở phố Phủ Doãn hay đâu đó.Các anh các chị khi nhớ lại những hình ảnh như vậy thì thấy rằng thật tộinghiệp cho chúng ta khi chúng ta không tự do.

Chúng ta không hề vô chính trị khi có tự do về chínhtrị. Lịch sử yêu nước là lịch sử có thật, chúng ta không tin vào lịch sử yêunước cho nên chúng ta buộc phải có những biện pháp phụ trợ để duy trì nó, xemnó là một thuộc tính để có thể luôn luôn yên tâm về sự tồn tại của chủ nghĩayêu nước trong người Việt. Nhưng tôi không nghĩ thế, chủ nghĩa yêu nước củangười Việt là một thuộc tính tự nhiên của người Việt, làm mất nó đi khó hơnnhiều so với việc giữ nó. Tôi thấy chúng ta có những cố gắng trái tự nhiên mộtcách kỳ lạ. Tôi có một người bạn, chị ấy đã mất rồi, chồng chị ấy là sếp củatôi. Chị ấy kể chuyện khi sang Moscow có ông đại sứ người Nghệ An quen biếtnhìn thấy chị ấy trong ga tàu điện ngầm và cứ gọi ầm lên: "Này Hảo ơi!Dừng lại anh bảo" làm chị ấy ngượng. Tôi hỏi các anh chúng ta duy trì cáibản sắc ấy để làm gì? Nói to giữa chợ là một bản sắc vì thực ra bản sắc chínhlà thói quen. Chúng ta phải thay đổi thói quen một cách phù hợp để tiếp cận cáimới. Vì bản chất của toàn cầu hoá là chở đến các ngõ ngách khác nhau của đờisống những vật phẩm mà thiên hạ có. Trước đây, công ty chúng tôi là người đãđưa hãng Coca Cola vào Việt Nam. Hôm làm lễ ra mắt, trước cửa Nhà hát Lớn, họbơm một chai Coca Cola bằng nylon đen ngòm cao đến 4 - 5 thước đặt ở đấy. TổngBí thư Đỗ Mười đi qua đấy trông thấy đã gọi điện đến phê bình. Sau đấy giám đốcCoca Cola Việt Nam gọi điện hỏi tôi: Ông ấy mắng thế đúng hay sai? Tôi bảo:Mắng là đúng rồi. Nhà hát Lớn của người ta trang nghiêm như vậy mà các anh ởđâu đến bơm một chai to tướng lên đặt vào đấy. Bản thân các anh cũng không cócái lịch sự thật sự của người phương Tây. Người phương Tây đứng trước cửa Nhàhát Lớn thì một mẩu thuốc cũng không dám vứt ra. Người phương Tây có giáo dụcvà văn minh không làm những việc theo kiểu như thế ở trong Nhà hát Lớn. Vậy màbây giờ chúng ta làm tất. Tôi lấy ví dụ như việc biến tầng hầm Nhà hát Lớn trởthành quán ăn. Nhà hát Lớn là nơi để người Việt thể hiện trình độ văn minh củamình thì chúng ta lại biến nó thành quán ăn. Vậy chúng ta giữ gìn cái bản sắcgì?

Cái gì đáng nhớ trong cuộc đời này thì người ta khôngbao giờ quên được. Có lẽ tôi không bao giờ quên được những năm tháng chiếntranh. Làm sao mà tôi có thể quên được. Cái điều mà tôi nói nhiều nhất, nói mộtcách say sưa nhất trong bữa cơm với ông thị trưởng thành phố San Francisco ở Hoa Kỳ là tôi nói về đường HồChí Minh mà tôi tham gia xây dựng. Ông thị trưởng bảo: "Tôi rất muốn ôngnói lại câu chuyện này ở câu lạc bộ Commonwelth, một câu lạc bộ cổ xưa nhấttrong lịch sử Hoa Kỳ". Tôi đồng ý. Khi tôi đến nói chuyện ở câu lạc bộCommonwelth, ông chủ tịch câu lạc bộ ấy bảo: "Chỗ mà ông đang đứng là chỗđứng của các danh nhân, của các nhà chính trị quan trọng nhất thế giới, của cácthượng nghị sĩ quan trọng nhất của nền chính trị Hoa Kỳ, cho nên ông phải ýthức được cái vinh dự ấy, ông phải nói với chúng tôi điều A, B, C…". Tôicười và trả lời rằng: "Thưa ông chủ tịch, tôi là người nếu xét về phươngdiện kiến thức lịch sử thì bằng một công dân được đào tạo trung bình ở Hoa Kỳ,vì thế cho nên tôi biết cái vinh dự mà tôi được hưởng. Và tôi cũng biết thêm đượcrằng người Mỹ các ông khi ra câu hỏi thì đã có sẵn câu trả lời, nhưng hôm naytôi sẽ nói những vấn đề mà người Mỹ chưa có kinh nghiệm để đặt câu hỏi".Khi nói về người Mỹ mất tích, tôi bảo với họ là: "Các ông biết rằng nềnvăn hoá của chúng tôi là nền văn hoá của người chết, tất cả các dấu hiệu vănhoá quan trọng nhất là liên quan đến người chết, và các nhà chính trị của chúngtôi có thể không sợ các ông nhưng họ không thể không sợ cha ông họ được. Họkhông dám vi phạm các giới hạn văn hóa để dùng xác chết của lính Mỹ mặc cảchính trị với các ông. Chúng tôi là một dân tộc không chuyên nghiệp, chúng tôiđánh các ông cũng không chuyên nghiệp, cho nên trong chiến tranh chúng tôikhông thống kê. Ngay cả người của chúng tôi chúng tôi cũng còn không thống kêđược. Vì thế cho nên khi phải đối mặt với các vấn đề có tính chuyên nghiệp ởthời kỳ hậu chiến, chính phủ chúng tôi lúng túng. Và nếu các ông biết rõ rằnghọ lúng túng chứ họ không thiếu thiện chí thì các ông tiếp cận vấn đề người Mỹmất tích ở Việt Namthuận lợi hơn nhiều". Tôi phải nói thật với các anh chị là nếu không tự dothì tôi không thể nói được như thế. Lúc bấy giờ lương của tôi là 650 đồng, tạmgọi là lương cấp vụ, nếu nói năng không cẩn thận thì có thể mất lương. Đôi lúcchúng ta cũng phải liều, và nếu như chúng ta cứ nhớ đến bản sắc thì không nóiđược. Từ lâu lắm rồi tôi là người xem việc giữ gìn bản sắc là một khẩu hiệukhông lành mạnh, và có những động cơ không lành mạnh. Người ta chỉ nói thế thôichứ cũng không ai chỉ ra nội dung cơ bản của bản sắc là gì và mỗi người chỉ rabản sắc một kiểu. Như vậy vô tình việc giữ gìn bản sắc trở thành việc giữ gìncái đòi hỏi của một vài người cụ thể, mà như vậy thì nó không còn là bản sắcnữa, bởi vì bản sắc là cái nằm trong máu của mỗi người. Người ta vẫn hay nóihoà nhập chứ không hoà tan, nhưng tan thế nào được. Không có cách gì để hoà tanngười Việt được, muốn cũng không được. Cứ xem các bài báo của Việt kiều là cácanh có thể nhận ra và phân loại được ngay. Văn phong của một anh Việt kiều ởĐức khác hẳn với văn phong của anh Việt kiều ở quận Cam, văn phong của anh Việtkiều quận Cam khác xa với văn phong của anh Việt kiều ở Washington DC… Nếu conngười cứ xăm xăm để giữ cái bản sắc của mình thì con người sẽ sao nhãng việcphân tích các yếu tố mới và kết nạp nó vào cộng đồng các yếu tố trong miền tinhthần của mình. Con người cần phải cởi mở. Cải cách văn hoá theo định nghĩa củatôi là tạo ra một nền văn hoá mở, có năng lực tiếp nhận mọi dấu hiệu văn hoátích cực.

Ý thứ ba của anh là cải cách chính trị theo tiêu chuẩnphổ biến là gì. Đó là dân chủ hoá xã hội. Trong các quyển sách này cũng nhưtrong nhiều bài viết, nhất là các bài viết về Hồ Chủ tịch, tôi có nói rằng"dân chủ hoá xã hội Việt Nam là món nợ tinh thần của những người cộng sảnđối với dân tộc". Chúng ta đưa ra khái niệm gọi là thời kỳ quá độ, thậmchí bây giờ những người cộng sản Trung Quốc đã nói thẳng ra rằng thời kỳ quá độấy là hàng trăm năm. Thời kỳ quá độ là một khái niệm được mô tả bằng một câunói dân gian ở Việt Namlà "ngày mai ăn phở không mất tiền". Nhưng bao giờ mới đến cái ngàymai ấy? Tại sao chúng ta không biến một quá trình như vậy thành quá trình xâydựng và tổ chức nền dân chủ? Chúng ta phải cùng nhau xác nhận rằng dân chủ hoátức là trả lại cho con người cuộc sống tự nhiên của nó, và chính trị là lãnhđạo con người chứ không phải là lãnh đạo một loại người, cho nên, phải thừanhận tính đa dạng của đời sống con người, và phải lãnh đạo để nó trở nên ngườihơn chứ không phải để nó trở thành loại người mà mình muốn. Đấy là quan điểmcủa tôi. Tôi không nghĩ rằng dân chủ hoá thì nhân dân sẽ chống Đảng, ngược lại,có khi nhân dân còn công kênh Đảng lên. Nếu người ta biết chắc rằng các anhđang tổ chức và lãnh đạo một tương lai mà ở đó nhân dân tự do thì nhân dân rấtsợ các anh bỏ đi. Các anh không tưởng tượng được rằng nếu Đảng làm được như thếthì xã hội rất sợ Đảng bỏ đi. Giữa việc nếu ta đi thì họ níu và việc bắt họphải chịu đựng ta thì việc nào hơn? Tôi thấy các anh không nên ghép những chữmà bản chất của nó là những chặng khác nhau hay là những mức độ khác nhau củamột khái niệm với nhau, như đa nguyên - đa đảng mà tôi nói lúc đầu. Đa nguyênlà bản chất của cuộc sống còn đa đảng là trạng thái tự nhiên của đời sống chínhtrị. Nếu chúng ta chưa có điều kiện để đa đảng thì chúng ta không vì thế màtiêu diệt đa nguyên. Các anh chị ở Học viện là những tinh hoa của đời sống lýluận, các anh chị còn phân biệt được, nhưng xuống đến ban tuyên huấn của cáctỉnh uỷ thì rất khó. Tôi cho rằng, bản chất của quá trình cải cách chính trị làdân chủ hoá, và chúng ta phải hiểu rằng dân chủ hoá là một việc phải làm. Vìcon người, vì sự phát triển của đất nước, chúng ta phải làm, chỉ có điều làchúng ta làm cho khéo để giữ được Đảng. Trong những quyển sách này còn thiếumột điều rất quan trọng mà tôi không nói được, đó là những rủi ro mà Đảng Cộngsản Việt Nam có thể gặp phải trong quá trình cải cách chính trị. Chúng tôikhông hề có sự bức xúc gì với Đảng, với Nhà nước, với Chính phủ, bởi chúng tôilà những người đủ khôn ngoan để trong bất kỳ trạng thái chính trị nào của đấtnước, chúng tôi cũng tồn tại được. Nhưng những người như chúng tôi rất ít, chonên, cái chính là phải làm thế nào để những điều kiện có thể tạo ra sự pháttriển như vậy trở nên tương đối phổ biến đối với nhân dân chúng ta.

Vấn đề thứ năm là vấn đề phi chính trị hoá giáo dục.Tôi đã đọc rất nhiều bài viết xung quanh vấn đề này. Rất nhiều người nói dothầy thế này, do sách giáo khoa thế kia. Gần đây, anh Trần Hữu Dũng, giáo sưcủa trường đại học Wright State, về đây trả lời phỏng vấn của báo chí đã nhậnxét rằng giáo dục Việt Nam loay hoay tìm cách phát minh lại cái bánh xe. Kể cảnhững nhà giáo dục rất có uy tín cũng vẫn quanh quẩn xung quanh những chi tiết,những chương trình này khác mà quên mất rằng cải cách giáo dục là cuộc cải cáchđau đớn nhất mà Đảng ta phải chịu đựng nếu định làm, đó là phi chính trị hóanhà trường. Nếu không phi chính trị hóa nhà trường thì không thể có được nềngiáo dục tiên tiến. Các anh chị biết rằng xét về mặt phân tâm học thì năng lựctiếp nhận của trẻ con vào những lứa tuổi khác nhau thích hợp với những loạikiến thức khác nhau. Tại sao trẻ con châu Âu nói chuyện triết học, nói chuyệnKant, Hegel… một cách rất nhẹ nhàng? Bởi vì lúc các em chưa kịp có định kiếnthì các em tiếp cận một cách vô thức. Và về mặt phương pháp luận nhận thức mànói thì kẻ nào vào sớm nhất trong miền tiềm thức của một con người thì kẻ đótrở thành chủ của bộ não và cái còn lại là sự lựa chọn của chính kẻ đó. Chúngta để cho trẻ con làm quen sớm với một số khái niệm rất hạn chế, và do đó, trẻcon của chúng ta dù có chương trình tốt đến mấy thì khả năng tiếp cận của chúngcũng rất thấp. Nếu làm toán, học sinh chúng ta làm rất tốt, nhưng suy tưởngtoán học thì không tốt. Cho nên, về cơ bản chúng ta không có nhà toán học,nhiều lắm là chỉ có nhà dạy toán. Vì thế phải nói thật với các anh các chị lànếu không làm cho các trường đại học, các cơ sở giáo dục trở nên tự do hơn đốivới chính trị, đối với các tiêu chuẩn bắt buộc phải có về nhận thức mà hiện naychúng ta đang phổ biến trong xã hội, thì phải nói rằng mọi ý đồ, mọi khát vọngvề cải cách giáo dục đều là vô ích, và chúng ta có đào tạo được 20.000 tiến sĩthì cũng không có giá trị gì. Chúng ta sẽ có những người nói một cách chuẩn hơnvề thuật ngữ, chúng ta có thể có một số lực lượng có khả năng diễn đạt một cáchtrôi chảy cái cũ nhưng để tìm ra cái mới thì rất khó, mà nhiệm vụ của chúng talà tìm ra cái mới chứ không phải là diễn đạt trôi chảy cái cũ. Cũng phải nóivới các anh chị là càng ngày, tôi càng hiểu ra rằng với sự loay hoay của ngườiViệt xung quanh cải cách giáo dục như thế này thì chúng ta có cải cách gì đinữa, cải cách chính trị rất cấp tiến đi chăng nữa, cải cách kinh tế một cáchhùng hổ đi chăng nữa thì chúng ta cũng khó có năng lực tiếp nhận và tiếp ứngvới mọi sự phát triển. Tôi là người sử dụng lao động, ở đây chúng tôi không cónhững người lao động đơn giản, tất cả những người lái xe của chúng tôi đều làcử nhân kinh tế hoặc cử nhân luật. Ở đây chúng tôi không cho phép tồn tại nhữngngười không tốt nghiệp đại học. Có một anh lái xe hỏi tôi: Em là lái xe, anhbắt em đi học để làm gì? Tôi hỏi: "Cậu có vợ, có con không? Cậu có sợ concậu xấu hổ vì bố nó là một kẻ vô học không?". Học và kiếm ăn bằng sự họccủa mình là hai việc khác nhau. Tôi động viên họ học với quan điểm là con ngườicàng đến gần học vấn bao nhiêu càng dễ phát triển bấy nhiêu. Hôm nọ anh emVietnamnet có đến đây phỏng vấn tôi về sự khủng hoảng của nền giáo dục Việt Nam, tôi trả lời rằng nền giáo dục Việt Nam không khủnghoảng. Đây là cuộc khủng hoảng của những người có trách nhiệm tổ chức ra nềngiáo dục chứ không phải khủng hoảng nền giáo dục. Xã hội vẫn lặng lẽ bổ sungnhững sự thiếu hụt mà những người có trách nhiệm tổ chức ra nền giáo dục khônglàm được. Người Việt không để cho nền giáo dục của mình khủng hoảng.

Ông Phạm Huy Đức:Tôi thấy các cuốn sáchcủa anh có hai cảm hứng chủ đạo, cảm hứng thứ nhất là cảm hứng tự do, cảm hứngthứ hai là cảm hứng dân chủ, những cái đó thì giới trí thức Việt Nam đangthiếu, anh đã thổi hồn vào trong đời sống chung. Tôi thấy cách diễn đạt của anhcũng lạ, khiến cho người đọc tò mò, đọc rồi có thể có rất nhiều chia sẻ. Cáchhiểu có thể khác nhau nhưng bản chất thì không khác nhau. Ví dụ, anh đồng nhấtbản sắc của dân tộc với cái yếu kém của dân tộc, cái đấy nhiều người đã nói.Nhưng tôi cho rằng không nên đồng nhất bản sắc chỉ là những cái xấu. Nếu nhưanh đã tôn trọng sự đa dạng tinh thần thì anh cũng phải thừa nhận có các sắcthái văn hoá khác nhau của các dân tộc. Tôi thấy gần đây nhất là công ước quốctế về đa dạng văn hoá có nhấn mạnh đến việc con người phải biết tự bảo vệ mìnhvà giữ được cái trạng thái của mình trong xu thế hội nhập. Tất nhiên cái bảnsắc không loại trừ cái hội nhập, cái đổi mới và anh phải đổi mới thì anh mớigiữ được cái bản sắc. Những trò chơi ngôn ngữ đôi khi làm cho người ta hiểu lầmnhau, nhưng tôi tin rằng về bản chất thì anh cũng không phê phán quan điểm nhưvậy.

Ông Nguyễn Trần Bạt: Tôi không đồng nhất bản sắc vớinhững cái xấu, bởi vì tôi không xem là có khái niệm bản sắc, và tôi cũng khônghề phê phán quan điểm đa dạng văn hoá như anh nói. Tôi cho rằng con người thìphải đa dạng, đa dạng về quan điểm, đa dạng về tư tưởng, đa dạng về phong cách.Ngôn ngữ cũng thể hiện phong cách. Năm 1948, khi anh Nguyễn Đình Thi bắt đầuviết tập Những bài ca Hắc Hải thì cácnhà lãnh đạo văn nghệ đưa ra phê phán là không có tính nhân dân. Nói thật làkhi nghiên cứu những chuyện như vậy, tôi hơi ngạc nhiên vì đáng ra phải đứngtrên những sự khác biệt như vậy để khuyến khích. Con trai tôi học ở nước ngoàiđược 10 năm, khi về nước nó vớ được tập thơ của anh Trần Dần, nó đọc xong thìhỏi tôi: "Những bài này ông ấy viết từ bao giờ hả bố?". Tôi trả lời:"Từ năm 1955 con ạ". Nó bảo: "Một đất nước có một người đã viếttừ năm 1955 những tác phẩm như thế này mà không nổi tiếng thế giới thì rất đángtủi thân. Cái này châu Âu mới bắt đầu xem là đại trà". Tôi không hề dị ứngvới sự khác biệt. Có lần tôi đến Hannover để dự một hội thảo quốc tế, sau đóchúng tôi đi xe buýt lên Berlin.Tôi ngồi trên xe và ngủ, đến lúc nghe thấy những tiếng ô tô kêu to hơn thì tôihỏi cậu thư ký ngồi bên cạnh: "Đến Đông Đức rồi phải không?". Cậu ấybảo: "Đúng rồi anh ạ". Bản sắc là không thể trộn được. Đến bây giờngười ta cũng không trộn được Đông Đức và Tây Đức mặc dù đã tiêu tốn hàng nghìntỷ Deutsche Mark. Có những người nói rằng chủ nghĩa cộng sản không để lại đónggóp văn hoá nào, nhưng họ đã nhầm. Tôi đã nghiên cứu về nền văn hoá vô sản, tôithấy rằng chỉ nguyên một chữ "đồng chí" thôi đã là một đóng góp củanền văn hoá vô sản mà chúng ta phải phân tích một cách rất cẩn thận. Tôi làngười thừa nhận sự khác biệt và phải nói rằng đau khổ lớn nhất của con người làsự giống nhau.

Ông Bùi Đình Phong: Tôi đồng ý với nhữngvấn đề mà anh trình bày. Tôi chỉ muốn hỏi theo dự đoán của anh thì đến bao giờ,Việt Nammới có thể có những điều như anh nói?

Ông Nguyễn Trần Bạt: Nếu trong khoá XI này, Đảng thừanhận bắt đầu tổ chức quá trình cải cách chính trị theo hướng dân chủ hoá xã hộithì sau 10-15 năm nữa, Việt Namsẽ phát triển một cách không ai ngăn chặn được. Và phải nói rằng, chúng ta ởcạnh nước CHND Trung Hoa, cách duy nhất để chúng ta đối phó với sự lấn át củamột nước lớn là chúng ta phải trở thành một quốc gia phát triển. Mà không phảichỉ có chúng ta mới có tâm trạng ấy. Nếu các anh chị nói chuyện với một ngườiNewzeland thì sẽ thấy ngay rằng anh ta rất ghét nước Úc. Tất cả những kẻ bé đềughét kẻ lớn ở bên cạnh mình. Tâm lý đó là hoàn toàn phổ biến. Nước bé ở cạnhnước lớn, nước nghèo ở cạnh nước giàu bao giờ cũng có tâm lý ấy. Tôi rất sungsướng thấy rằng người Trung Quốc tỏ ra rất khiêm tốn đối với người Nhật Bản.Ông Fukuda vừa mất chức, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Trung Hoa phải lậptức lên ti vi ngay để nói rằng: chúng tôi hy vọng rằng sự từ chức của thủ tướngFukuda không ảnh hưởng gì đến quan hệ Trung - Nhật. Tôi kể các anh chị nghe câuchuyện rất thú vị, năm 1987, tôi có gặp ông chủ tịch tập đoàn Kolon của HànQuốc, lúc ấy ông ấy vừa mới trúng cử nghị sĩ. Khi tôi ăn cơm với ông ấy ở kháchsạn Caraven Sài Gòn, ông ấy bảo: "Với tư cách là chủ tịch Kolon thì thángnào tôi cũng đến đây một lần, nhưng bây giờ tôi muốn nhờ ông bố trí cho tôi mộtlời mời của bất kỳ một nghị sĩ nào của Việt Nam, mời tôi đến thăm với tư cáchlà một nghị sĩ. Sang năm tôi là Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc, tôi đưa ra một lờihứa với ông để ông thuyết phục các nghị sĩ Việt Nam là ngay lập tức, chúng tôisẽ bình thường hoá quan hệ với Việt Nam". Tôi mất hai tháng lặn lội gặptất cả các nghị sĩ Việt Nam,từ giáo sư này đến giáo sư khác, tất cả đều từ chối. Tôi cực kỳ đau khổ. Hainăm sau đó, Hàn Quốc bình thường hoá với Trung Quốc, và hai năm sau nữa, HànQuốc mới bình thường hoá quan hệ với Việt Nam. Đáng ra chúng ta có thể làm việcấy trước Trung Quốc hai năm. Tôi kể câu chuyện đó để nói với các anh rằng, đôilúc sự thiếu tự do kìm hãm các cơ hội quan trọng của đất nước.

Ông Phạm Huy Đức:Hiện nay chúng ta đangđào tạo ra những con người của cơ chế chứ chưa phải là các chính khách.

Trả lời: Để minh họa thêm về điều mà anh nói,tôi xin kể một câu chuyện nữa. Năm 1989 tôi đến Úc, tôi có rất nhiều bạn bè ởÚc, họ bố trí cho tôi tiếp xúc với một số nhà chính trị quan trọng, trong đó cómột người là thượng nghị sĩ Kim Beazley, chủ tịch Công Đảng Úc, và lúc bấy giờCông Đảng đang cầm quyền. Đúng giờ hẹn, tôi đến phòng ông ấy. Ông ấy mời tôi ngồivà bảo: "Với tư cách là một thương nhân thì ông gặp tôi có chuyệngì?" Tôi bảo: "Tôi được giới thiệu rằng Thượng nghị sĩ là một nhàchính trị thông minh nhất nước Úc. Tôi cũng nói chuyện với nhiều nhà chính trịcủa Úc, nhưng tôi dành những điều tôi sắp nói để nói với ông. Nếu ông thíchnghe thì tôi nói, còn nếu không thì tôi xin lỗi, tôi về". Ông ấy bảo:"Ông có 15 phút". Tôi nói rằng: "Thế giới trong thời đại toàncầu đang co cụm lại từng khu vực, nước Úc với tư cách là một quốc gia Châu Âuvề mặt chủng tộc, là một quốc gia Châu Á về mặt địa lý, vậy nước Úc ở đâu trongxu thế khu vực hoá ấy?" Ông ấy sáng mắt lên và bảo: "Xin lỗi ông,chuyện này quan trọng lắm, tôi không nghe một mình được". Và thế là ông ấykéo tôi sang một phòng khách lớn và mời 1/3 Nội các đến. Tôi đã nói chuyện với1/3 Nội các, trong đó có Bộ trưởng quốc phòng, Bộ trưởng tài chính, Bộ trưởnggiáo dục... đủ hết và cả mười mấy thượng nghị sĩ nữa. Cuộc nói chuyện ấy kéodài hơn 4 tiếng đồng hồ. Và sau đó tôi đã kéo được ngân hàng ANZ vào đây. Phảinói thật với các anh rằng, tự do đem lại cho con người những phút thăng hoakhủng khiếp và nó tạo ra những sáng tạo mà ở trạng thái bình thường, chúng takhông làm được. Cho nên, với tư cách là một người viết, một người suy ngẫm, tôikhông dám nói là một người viết hàn lâm chuyên nghiệp hay một người suy ngẫmchuyên nghiệp, tôi có một câu là: "tàinăng là một thứ mà người sở hữu nó là người cuối cùng biết về nó". Cónhững lúc vì yêu nước, vì cái nọ cái kia, bỗng nhiên mình liều mạng. Bộ trưởngQuốc phòng Úc đã hỏi tôi thế này: "Bây giờ chúng tôi phải hội nhập vàochâu Á, vào Đông Nam Á, theo ông khu vực nào của Đông Nam Á thuận lợi cho chúngtôi?". Tôi trả lời: "Đông Dương. Đông Dương là khâu yếu nhất trongquá trình hội nhập. Ví dụ tôi thấy lúc đầu, người ta cử một vị tướng người Pháplàm tư lệnh quân UNTAC ở Phnom Penh, tại sao tưlệnh Phnom Penhkhông phải là người Úc?". Hai tháng sau, họ đã vận động thay vị tướngngười Pháp bằng một vị tướng người Úc tên là John Sanderson. Đông Dương là điểmmà người Úc cần phải tập kết đến đấy. Tôi với một Thượng nghị sĩ Úc đồng thờilà Chủ tịch Viện hàn lâm Úc là ông Narole Rale đã tranh luận với nhau ba buổi.Ông ấy nói: "Nếu người Việt hy vọng người Úc trở thành cầu nối của mìnhvới Hoa Kỳ là người Việt ảo tưởng và sai". Tôi bảo: "Nếu ngài nghĩ làchúng tôi sai thì ngài sai. Nước Úc là một quốc gia về mặt tâm lý được hìnhthành giống với quy luật của người Việt. Chúng ta đều đi tìm tự do. Các ngài đitìm tự do của mình bằng những nhân tố có tính chất bị lưu đầy cách đây 200 năm.Còn chúng tôi là kẻ đi tìm đất nước của mình trong xu thế bị săn đuổi chạyxuống phương Nam.Về mặt tâm lý thì hai dân tộc đều giống nhau. Tôi nghĩ rằng các ngài chơi vớichúng tôi dễ hơn chơi với bất kỳ nước nào ở Đông Nam Á, và cái giá phải trả choviệc các ngài chơi với Việt Namrẻ hơn nhiều so với việc các ngài chơi với người Indonesia,chơi với người Papua New Guinea". Đến khi Công đảng sụp đổ dotham nhũng thì đảng Bảo thủ lên thay. Đảng Bảo thủ cử một quan chức cỡ thứtrưởng sang Việt Nam gặp tôi để hỏi rằng: "Chính phủ Công đảng cam kết vớiViệt Nam rất nhiều thứ, chúng tôi không đủ tiền để thoả mãn tất cả các yêu cầunày nhưng chúng tôi ý thức rất rõ rằng lời khuyên của ông đối với những ngườitiền bối của chúng tôi là phải duy trì quan hệ tốt với Việt Nam. Vậy theo ông,nên cắt đi cái gì và giữ lại cái gì để vẫn giữ được quan hệ tốt với Việt Nam?". Tôitrả lời: "Các ông cắt đi cái gì thì là tuỳ các ông, nhưng theo tôi, cácông phải giữ được hai thứ, đó là trợ giúp giáo dục và dự án cầu Mỹ Thuận. Bởivì hơn 100 năm người Pháp không làm nổi, 50 năm người Mỹ không làm nổi, nếu cácông làm được thì đấy là biểu tượng thiện chí của các ông ở những vùng đất nhạycảm như chúng tôi". Các anh thử nghĩ xem, với tư cách một công dân bìnhthường mà nếu tuân thủ những tiêu chí chính trị được áp đặt một cách lâu dàinhư vậy ở Việt Namthì làm sao tôi có thể nói những điều có ích cho đất nước được?

Khi các anh đã nói đến tự do chính trị mà không nóimột cách đầy đủ thì sẽ làm người ta sợ. Hầu hết chúng ta đều sợ những khái niệmnhạy cảm, và sợ những khái niệm ấy chính là biểu hiện của sự nhát nhúa của bộmáy trí tuệ của dân tộc chúng ta. Trong bản thảo cuốn sách Cội nguồn cảm hứng, tôi có một chương phân tích về miền tinh thầncủa con người, đó là chương "Không gian tinh thần". Ở đấy tôi chiamiền tinh thần con người thành ba tầng: tầng thứ nhất là tầng thực dụng, tầngthứ hai là tầng trí tuệ, tầng tư tưởng, và tầng thứ ba là tầng siêu tinh thầntức là tầng lý tưởng. Tôi định nghĩa tự do bên trong của một con người chính làsự dịch chuyển một cách thoải mái trên ba miền này. Ví dụ ngày xưa đàn ông làkhông rửa bát, đàn ông rửa bát là hàng xóm chê còn vợ thì thấy áy náy, haykhông ai có thể tưởng tượng nổi một giáo sư lại đi đạp xích lô để kiếm thêm.Đấy là thiếu tự do. Tôi quan niệm rằng, ngay lập tức con người có thể tự dodịch chuyển sự chú ý của mình, năng lực của mình đến miền nào mà ở đấy người tathấy các đòi hỏi được thoả mãn. Tôi là nhà kinh doanh, nhưng tôi làm khoa học,tôi chứng minh rằng tôi tự do trong chính bản thân mình. Hàng ngày tôi cũngphải mặc cả, cũng phải duyệt chi tiêu, cũng phải căn vặn cấp dưới của mình tạisao lại lãng phí, tại sao lại chi những khoản không cần thiết. Những việc ấykhông giống như việc nghe nhạc Beethoven hay Mozart, nó không lãng mạn nhưngtôi buộc phải làm. Tuy nhiên, đến bữa ăn trưa là tôi nói chuyện với anh em vềHayek. Đấy là tự do. Tự do cho phép mình hiện hình thành con người này, thànhcon người kia để phù hợp với đòi hỏi hàng ngày của đời sống. Nếu chưa có cái tựdo thể chế mà tôi gọi là điều kiện tự do khách quan thì chúng ta phải bảo tồncái tự do bên trong của mình.

Ông Phạm Ngọc Quang: Thưa anh Bạt và cácanh chị em trong Học viện. Chúng ta đã nghe anh Bạt trình bày một số ý tưởngcủa anh ấy liên quan đến những vấn đề nhạy cảm với một tinh thần rất cởi mở.Tôi tin rằng đây chưa phải là tất cả và anh Bạt còn nhiều điểm có thể trình bàynữa. Chúng tôi hy vọng sẽ có những buổi khác để trao đổi thêm với anh. Mong anhtích cực giúp đỡ chúng tôi. Thay mặt tất cả anh em Học viện, chúng tôi cảm ơncác anh đã bố trí buổi gặp gỡ này.

Ông Nguyễn Trần Bạt:Thưa các anh chị. Tôi hết sức cảm động vì được tiếp xúc với những nhànghiên cứu chuyên nghiệp của Đảng, phải nói rằng đối với tôi đó là một vinh dựtinh thần. Tôi rất sẵn sàng cộng tác với tất cả các anh. Chúng tôi được biếtrằng việc các anh đến đây có sự phê chuẩn của Giáo sư Lê Hữu Nghĩa, thay mặtanh em trong công ty, chúng tôi nhờ anh chuyển lời cảm ơn sự tín nhiệm và sựcởi mở của giáo sư Lê Hữu Nghĩa và Ban lãnh đạo Học viện. Tôi nghĩ rằng xã hộicó nghĩa vụ phục vụ các anh trong những chuyện như thế này. Lý do rất đơn giảnlà các anh mà phát triển thì trí khôn của hệ thống chính trị cũng phát triển,và xã hội sẽ được nhờ vào trí khôn ấy.

Ông Phạm Ngọc Quang: Cảm ơn anh đã gửi gắmsự tin tưởng của anh với chúng tôi. Chúng tôi sẽ nỗ lực để có thể đáp ứng đượcphần nào đó. Nhưng để đạt được điều ấy thì phải có sự kết hợp chặt chẽ giữachúng tôi và những người làm thực tiễn, mà anh là một trong những người nhưvậy.

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Về "Thời đại Hồ Chí Minh"

    21/07/2011Nguyễn Trần BạtXưa nay tôi vẫn tán thành cái mà nhiều người nói rằng Đảng là người lãnh đạo mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam, tôi chỉ hỏi nhỏ thêm một câu thôi: "Thế còn thất bại thì ai chịu, còn những thứ ngoài cách mạng thì sao?".
  • Lãnh đạo phi cách mạng

    18/10/2010Nguyễn Trần Bạt, Chủ tịch / Tổng giám đốc, InvestConsult GroupLịch sử phát triển của nhân loại đã trải qua những bước chuyển mình đầy ý nghĩa như là hệ quả của rất nhiều cuộc cách mạng vĩ đại và tất yếu. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, người ta đã buộc phải nhìn lại vai trò của những cuộc cách mạng bằng một đầu óc tỉnh táo và một con mắt khách quan hơn, toàn diện hơn. Điều này phản ánh những thay đổi về chất không chỉ của thế giới mà cả của tư duy lãnh đạo...
  • Sách Cải cách và Sự phát triển

    23/09/2009Nguyễn Trần Bạt...cải cách và đổi mới là điều quen thuộc bởi chúng ta vẫn đang nghe đến và ngẫm nghĩ mỗi ngày. Với việc nghiên cứu nghiêm túc, công phu các quá trình đổi mới, cải cách đã qua của nhiều nước, tác giả Nguyễn Trần Bạt cho ra đời tác phẩm “Cải cách và Phát triển”. Dẫu rằng các quan điểm, chiêm nghiệm là từ riêng tác giả nhưng tin chắc rằng với cách nhìn không theo lối mòn, với sự suy nghĩ có trách nhiệm và với chiều sâu học thuật ấy, những điều hợp lý trong cuốn sách sẽ là đóng góp có giá trị, thắp sáng hơn ngọn đuốc soi đường cho tiến trình phát triển của chúng ta...
  • Nguyễn Trần Bạt: Viết vì sự tiến bộ

    24/08/2009Chử HàDù biết ông từ lâu nhưng khi "ngốn" gần hết 2 cuốn sách gồm những bài viết, bài nói chuyện và trả lời phỏng vấn của ông đăng trên các báo và tạp chí mới thấy giật mình phát hiện một Nguyễn Trần Bạt khác, một dòng chảy tinh thần với những giá trị mới rất cần cho một Việt Nam hội nhập. Đúng như sự khao khát của tác giả: "Viết vì sự tiến bộ"!
  • Dân chủ đến từ đâu?

    09/03/2009Nguyễn Tiến LậpMặc dù các nền dân chủ trên thế giới đã có bề dày lịch sử trên hai trăm năm, vấn đề Dân chủ vẫn tiếp tục là bài toán khó giải đối với nhiều quốc gia . Thậm chí, còn có sự đặt lại những câu hỏi căn bản như Dân chủ là gì và nó có tính tất yếu - phổ quát hay không, trong đó bao hàm cả tâm lý ngờ vực và sự ngộ nhận... Ngoài ra, từ góc độ thực tiến, các bế tắc về con đường phát triển bên ngoài dân chủ cũng đã bắt đầu được nhận diện. Và đó là lý do để chúng ta nên bàn tiếp về đề tài quan trọng này.
  • Đổi mới, cải cách và cách mạng

    14/04/2008Nguyễn Trần BạtThời đại trước, phương pháp lãnh đạo bằng cách mạng đã từng đóng một vai trò rất quan trọng, thậm chí một số nước còn tuyệt đối hóa vai trò của nó trong việc thúc đẩy tiến bộ xã hội. Thế giới ngày nay đã có những thay đổi cơ bản và việc lãnh đạo bằng phương pháp cách mạng không còn phù hợp nữa, cần phải phát triển bằng một phương pháp lãnh đạo mới, phương pháp lãnh đạo phi cách mạng...
  • Cải cách vì mục tiêu phát triển bền vững

    14/04/2008Nguyễn Trần BạtLý do quan trọng nhất khiến chúng ta phải chấm dứt phương pháp lãnh đạo cách mạng, đó là trái đất không còn đủ nguồn năng lượng sống để lãng phí đến mức tiêu dùng cho những cuộc cách mạng. Những thay đổi trong quan niệm về phát triển ở trên đã chứng minh điều đó. Các nhà nước và các chính phủ, hơn ai hết phải nhận ra tầm quan trọng của hoạt động lãnh đạo để tạo ra sự phát triển bền vững và chân chính...
  • Suy Tưởng

    01/09/2007Bùi Quang MinhHết sức tình cờ, tôi đã được tác giả tiếp chuyện và được tặng tác phẩm Suy Tưởng. Có thể nói chưa bao giờ tôi có được cảm xúc như vừa ăn một bữa "đại tiệc của tinh thần" đến vậy. Tác giả bằng quan điểm uyên bác và cái nhìn sâu sắc, mạch văn hấp dẫn cô đọng, sắc sảo... đã xới lên và gợi mở các giải pháp một cách thuyết phục cho những chủ đề nóng hổi, thiết thực và sống còn của dân tộc. Hy vọng các bạn cũng được đọc và suy tưởng tiếp những vấn đề đã nêu trong cuốn sách...
  • xem toàn bộ