Tiếng thở dài giữa đô thị

08:15 CH @ Chủ Nhật - 16 Tháng Tám, 2009

Mỗi ngày mở các trang báo, đều thấy cả nước hầm hập bởi thông tin về ô nhiễm môi trường. Nào là những dòng sông chết, nào là những chất thải hủy hoại môi trường sống... Rồi ao hồ, đồng ruộng bị san lấp dành cho các dự án nhà ở, khu đô thị, khu công nghiệp... Tất thảy như một hệ quả tích tụ của cả một quá trình chính chúng ta hành xử với môi trường sống của mình.

Bây giờ đây, giữa Hà Nội rộng mở, giữa một Sài Gòn ngổn ngang dựng xây, giữa miền Trung nghẹn trong các dự án "mặt tiền" dọc bờ biển..., ta đang có cảm giác thiếu đi những khoảng không gian cần thiết để hít thở, để ta có thể cảm nhận hết sức sống đang tràn trề ở những nơi này.

Về thủ đô, ta đâu còn một làng Hoàng Mai trù phú, trầm mặc; đâu còn những làng ngoại thành với lũy tre xanh với những ao hồ trong biếc. Tới Sàn Gòn, ta đâu còn những thôn Vườn Trầu, những vườn tược xanh biếc trong lành... Bê tông hóa, xi măng, sắt thép, nhà cửa dựng xây cứ lấn dần những khoảng không gian quý giá kia.

Hà Nội mở rộng lại càng trở nên bộn bề hơn với san sát những dự án chẳng theo một quy hoạch cụ thể nào. Chỉ trong gần một năm, Hà Nội mở rộng đã có trên 700 dự án được cấp đất - một khối lượng dự án khổng lồ chưa nơi đâu có được. Như thế, nếu chỉ tính hơn 300 dự án cấp mới trên địa bàn mở rộng thì mỗi ngày sẽ có một dự án được cấp. Đây có thể xem như tốc độ kỷ lục về cấp phép đầu tư. Theo các quy trình mà Bộ Xây dựng đã thống kê thì có tới trên 30 bước cho một dự án. Vậy mà tính sơ sơ mỗi dự án chỉ qua có một ngày là "lọt cửa" - một kỷ lục về cải cách hành chính cần được "nghiên cứu" thấu đáo để công bố trước công luận!

Chúng ta hãy tự nhìn mà xem, những dòng sông, những cánh rừng đại ngàn, những làng mạc trù phú một thời nay đang mất dần trong cơn lốc đô thị hóa, trong sức khai thác đến cùng kiệt của con người. Ai đó sẽ bảo, sự phát triển tất yếu phải thế! Nhưng có đáng không khi chúng ta đánh đổi môi trưoèng sống với sự hào nhoáng bề ngoài như thế? Phát triển bền vững đang là một yêu cầu cấp thiết, là mục tiêu mà bất cứ một lĩnh vực nào cũng cần phải hướng tới. Chúng ta cần những thành phố hiện đại trong màu xanh của cây lá chứ không phải chỉ là những khối bê tông, nhà kính vô tri. Chúng ta cần những khoảng không gian trong lành để hít thở, chứ không phải là những thành phố dày đặc xe máy, hầm hập trong khói bụi và khí thải!

Đến bao giờ mới hết những tiếng thở dài giữa những đô thị phồn hoa?!

Nguồn:
FacebookTwitterLinkedInPinterestCập nhật lúc:

Nội dung liên quan

  • Đô thị - thiên đường hay nấm mồ của nhân loại

    31/01/2018Hân HươngDân Đô thị xài năng lượng nhiều hơn nông thôn - các thành phố ngốn tài nguyên hơn bất cứ một loại định cư nào...
  • Công nghiệp hóa = Đô thị hóa?

    30/03/2015Nguyễn Bỉnh QuânMười năm tăng tốc phát triển liên tục. GDP trên đầu người tiến tới sát mức 1000 USD cái ngưỡng mà nhiều chuyên gia dự báo sẽ xuất hiện những vần đề nan giải mới, sẽ bộc lộ các khía cạnh không bền vững do tăng trưởng quá nóng. Một trong các biểu hiện rõ nhất là vấn đề của các đô thị...
  • Đô thị, con người và văn học

    18/01/2009Huỳnh Như PhươngĐô thị đang mở rộng và phát triển dần đến "đại đô thị" và "siêu đô thị", còn con người thì ngày càng thu nhỏ và khép kín lại. Văn học có thể làm gì để con người hòa giải với đô thị, hay ít nhất, không cảm thấy đối nghịch với nó?
  • Dân đô thị phải biết mình có và không có quyền gì

    13/01/2009Cao Tự ThanhĐô thị là một không gian sống nhân tạo, đường sá, cầu cống, hệ thống thắp sáng trên không, thoát và cấp nước dưới đất chằng chịt, mật độ dân số đặc biệt cao... đòi hỏi không những quy hoạch khoa học từ phía chính quyền, mà còn cần tới ý thức cộng đồng của cư dân, mới có thể đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh cũng như thẩm mỹ của môi trường sống...
  • Chuyện dài đô thị và nông thôn

    21/10/2008GS. Tương LaiLiệu có người dân thành phố nào không có một gốc gác nông thôn? Người Hà Nội cũng vậy thôi. Chuẩn bị kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, đã có nhiều công trình nghiên cứu Hà Nội miêu tả và phân tích kỹ về những dấu ấn của làng quê trên gương mặt phố phường Hà Nội, tưởng chẳng phải nói thêm...
  • Làm gì với Vedan?

    19/09/2008TS Nguyễn Sĩ Dũng"Không bị bắt không phải là kẻ trộm". Câu ngạn ngữ này của người Nga khẳng định rằng quan trọng là phải "bắt tận tay, day tận trán", bằng không một tên trộm có thể tồn tại trên thực tế nhưng lại không tồn tại đối với pháp luật. Với hành vi xả nước thải độc hại xuống sông Thị Vải bị bắt quả tang, Công ty Vedan đã thật sự đối mặt với pháp luật như một đối tượng cần bị xử lý...
  • Triết lý môi trường

    01/11/2005Trần Quốc Vượng, Trần Thúy AnhĐịnh nghĩa hay nhất về con người xưa nay vẫn là câu nói của cổ nhân: Nhân thân: tiểu vũ trụ. Không gian Euclide là không gia ba chiều. A.Einstein đã “cắm” thêm vào không gian Euclide một chiều nữa là “chiều thời gian” (cũng là chiều lịch sử) và hình thành nên quan niệm triết học - khoa học “không gian - thời gian liên tục”. Quan niệm “Vũ trụ”, “Không gian thời gian liên tục” như thế thì con người là một “Tiểu vũ trụ” đã thống nhất, hòa đồng với “Đại vũ trụ”, thống nhất hòa đồng thế giới vĩ mô và thế giới vi mô. Đấy chính là tiền đề để ta triết lý về môi trường thời hiện đại...
  • xem toàn bộ