Thuyết âm dương - sự vận dụng trong cuộc sống
Hai mặt này không bao giờ tồn tại riêng rẽ: dương mà không có âm thì không còn là dương, âm mà không có dương cũng không còn là âm. Dương phát triển đến cực thịnh thì chuyển thành âm, âm phát triển đến cực thịnh thì chuyển thành dương. Ví dụ, tốt quá hoá xấu, xấu quá cũng chuyển thành tốt. Khi dương thịnh thì âm, mặt đối lập của nó, đóng vai trò một cái phanh kìm hãm không cho dương phát triển quá lố, đến mức cực đoan. Ngược lại cũng vậy, khi âm thịnh thì dương là cái phanh kìm hãm không cho nó phát triển quá mức.Trên thế giới hiện nay, người ta phân biệt các nước tư bản chủ nghĩa với các nước xã hội chủ nghĩa, dựa trên tiêu chí: các nước tư bản chủ nghĩa nhằm thu được lợi nhuận tối đa, còn các nước xã hội chủ nghĩa lại nhằm đạt được hạnh phúc tối đa cho nhân dân. Nhưng trong thực tế, các nước tư bản chủ nghĩa đều có những chính sách đảm bảo phúc lợi cho nhân dân của họ, còn phần lớn các nước xã hội chủ nghĩa đều đã phải đi theo nền kinh tế thị trường. Đó là những trường hợp không cực đoan.Nhưng cũng có những trường hợp cực đoan. Đó là trường hợp nước Đức phát xít, theo đuổi một lý tưởng sai lầm, tàn sát nhân dân thế giới và sau đó đã bị tiêu diệt. Đó là trường hợp âm tính cực đoan.Cũng có trường hợp dương tính cực đoan như Bắc Triều Tiên, hoàn toàn không chấp nhận cơ chế thị trường nên kinh tế đất nước suy sụp, ngoại giao bị cô lập, và khó có thể kéo dài mãi như thế được. Các nước có chế độ không cực đoan,cả âm tính (tư bản chủ nghĩa hiện nay) và dương tính (xã hội chủ nghĩa hiện nay) đều có thể tồn tại lâu dài vì đều không vi phạm qui luật âm dương (không đi đến cực đoan). Trên thực tế, muốn kinh tế phát triển nhịp nhàng thì phải đibằng hai chân: một mặt phải dùng cơ chế thị trường để giàu lên càng nhanh càng tốt, mặt khác phải luôn luôn chú trọng nâng cao phúc lợi của nhân dân. Trong hai mặt này, bất cứ một mặt nào bị lãng quên cũng đều dẫn đến bế tắc, đình trệ. Còn nếu cả hai mặt đều được chú ý đúng mức, thì dù tư bản chủ nghĩa hay xã hội chủ nghĩa cũng đều có thể phát triển được. Bởi vậy, việc phân biệt các nước thành tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa về khía cạnh nào đó chỉ có tính chất chủ quan, bởi lẽ các nước xã hội chủ nghĩa chưa chắc đã có một nền tảng phúc lợi xã hội bằng nhiều nước tư bản chủ nghĩa.
Áp dụng thuyết âm dương vào lĩnh vực các giá trị xã hội, ta hãy xét cặp “liêm khiết - tham nhũng”. Có những người liêm khiết mà không có những người tham nhũng thì những người liêm khiết cũng không được gọi là liêm khiết. Cũng vậy, một xã hội gồm toàn những người tham nhũng, không có ai liêm khiết, thì khái niệm “tham nhũng” cũng không tồn tại. Trong xã hội ta hiện nay, nạn tham nhũng lan tràn từ trên xuống dưới khiến luật pháp …, nhưng khái niệm “tham nhũng” vẫn tồn tại, chứng tỏ vẫn còn có người liêm khiết, dù rất ít. Nạn tham nhũng đã trở thành quốc nạn ở nước ta, khiến chúng ta bức xúc, nhức nhối. Chúng ta đều muốn quét sạch quốc nạn này để xã hội được trong sạch hơn; nhưng bằng cách nào, khi mà xét về phương diện lợi ích, tện nạn này cũng làm lợi cho rất nhiều người. Kẻ có quyền thì giàu lên, người đi xin xỏ thì được việc của mình, chỉ có nhà nước là chịu thiệt hại. Nhưng nhà nước là ai? Ai là người đứng ra thay mặt cho nhà nước chống lại các thiệt hại này? Người có chức năng đại diện cho nhà nước là cá nhân thì cũng có lợi trong chuyện tham nhũng này. Thật là một cái vòng kim cô của Tôn Ngộ Không mà chưa ai tìm ra cách thoát ra được! Thế nhưng thuyết âm dương dạy ta rằng âm cực thì dương sinh, nghĩa là khi nạn tham nhũng đã đến mức đỉnh, thì xã hội sẽ liêm khiết trở lại. Tương lai sẽ trả lời chúng ta. Nếu chúng ta không có đủ dũng khí để đứng lên chống lại nạn tham nhũng thì đành chỉ “ngoạ sơn quan hổ đấu” một cách bàng quan, mong cho bánh xe lịch sử quay qua giai đoạn đen tối này đến thời kỳ sáng sủa hơn!
Nội dung khác
Tại sao con người cần phải học?
15/09/2016Nguyễn Hữu ĐổngTìm kiếm danh phận
22/07/2011Nguyễn Văn Trọng7 phát hiện bất ngờ sau khi đọc nguyên tác "Hành trình về phương Đông"
03/08/2023Thái Đức PhươngNói với các doanh nhân: "Đỉnh của bạn đâu" để có được...
03/08/2023Nguyễn Tất ThịnhThiên thần” vỗ về những đêm dài thao thức.
03/08/2023Tiểu Mai"Đỉnh Ngu" từ Hiệu ứng Dunning & Kruger
05/06/2022Ngọc HiếuHoài cổ là đi tìm vẻ đẹp trót bỏ quên
08/06/2019Linh HanyiHư học hư làm, hư tài
16/04/2014Nếu lãng quên lịch sử
13/02/2014Nguyên CẩnTản mạn nghịch lý và tại sao???
29/12/2007Linh LinhToàn cầu hoá và chuyện thịnh suy của môn văn học
31/01/2006Ngô Tự LậpSống chậm giữa đời nhanh
02/07/2010Lê Thiếu Nhơn